Bí tiểu làm người bệnh cảm thấy rất khó chịu, xảy ra do một trong các điều kiện không được đáp ứng: Bàng quang co bóp không đủ mạnh, các cơ vòng giãn nở không đủ rộng, niệu đạo không thông thương, bị vướng mắc. Cùng tìm hiểu các nguyên nhân gây nên tình trạng bí tiểu và các cách dân gian giúp hỗ trợ điều trị chứng bệnh này hiệu quả.
Nguyên nhân gây bí tiểu là gì?
Nguyên nhân chung
Nước tiểu trong bàng quang có từ 250 – 800 ml gây kích thích buồn tiểu, lưu lượng nước tiểu thải ra ngoài 20ml/giây. Khi xảy ra hiện tượng tiểu lâu, tiểu khó do sự kháng cự của các lớp cơ thắt chống lại những cản trở gây bít tắc ở cổ bàng quang. Do đó, bàng quang co bóp không đủ mạnh trong các trường hợp như sau:
- Mất sự liên hệ với hệ thần kinh thực vật, đặc biệt là khi bị chấn thương cột sống
- Thành bàng quang bị chai xơ do viêm mạn tính
- Mô đàn hồi bị thay thế bằng mô sợi làm bàng quang co bóp yếu.
Trường hợp bàng quang hoạt động bình thường, các cơ vòng nhẵn không giãn nở gây ra hiện tượng bí tiểu. Một số nguyên nhân khiến cổ bàng quang không giãn nở thường là:
- Mất liên lạc với hệ thần kinh thực vật, hay gặp trong các trường hợp chấn thương cột sống
- Cơ vòng bị xơ chai bẩm sinh hay do viêm mạn tính
- Cơ vòng bị biến dạng và chèn ép bởi u tiền liệt tuyến, bị bít kín do sỏi ở bàng quang
- Chấn thương cột sống khiến não không tác động được vào cơ vòng nữa sẽ gây bí tiểu.
Nguyên nhân do niệu đạo không thông suốt do bị chít hẹp do viêm làm xơ hóa, bị bít lại do sỏi, bị vỡ do chấn thương… cũng sẽ gây bí tiểu.
Nói chung, có nhiều nguyên nhân gây bí tiểu, tiểu khó nhưng chung quy lại chủ yếu do tổn thương tủy sống, chèn ép tủy sống do lao, do khối u, các bệnh viêm rễ thần kinh tủy sống, sau chấn thương vỡ xương chậu, sau mổ vùng bàng quang, sởi bàng quang, các bệnh lý về bàng quang (khối u, sỏi, túi thừa bàng quang, xơ cứng cổ bàng quang hoặc do viêm nhiễm lâu ngày).
Ngoài những nguyên nhân chung đối với cả nam và nữ ở trên, còn có các nguyên nhân riêng với từng giới khác nhau:
Đối với nam giới
Ngoài nguyên nhân chung kể trên, tiểu lâu, tiểu khó còn có thể do:
- Sỏi bàng quang hoặc niệu đạo
- Viêm tuyến tiền liệt
- Phì đại tuyến tiền liệt ở người già
- Chấn thương niệu đạo
- Chít hẹp niệu đạo sau chấn thương hoặc do viêm nhiễm ở niệu đạo.
Đối với phụ nữ
Nguyên nhân bí tiểu tiểu khó còn do:
- Do các khối u vùng tiểu khung chèn vào bàng quang như u ở tử cung, u buồng trứng…
- Do có thai…
Biến chứng thường gặp do bí tiểu
Một trong những biến chứng của bí tiểu đó là gây vỡ bàng quang. Nếu không được phát hiện và phẫu thuật kịp thời có thể dẫn tới viêm phúc mạc thậm chí gây tử vong do sốc.
Hiện tượng nhiễm trùng đường tiểu: Khi dòng nước tiểu không được lưu thông sẽ làm vi khuẩn phát triển ở đường niệu đạo gây nên tình trạng viêm nhiễm đường tiểu.
Các tổn thương ở bàng quang: Hiện tượng bàng quang bị ứ đọng nước tiểu nhiều lần làm suy giảm chức năng co bóp của bàng quang, do đó làm giảm khả năng bài xuất của nước tiểu.
Thận bị tổn thương do thận ứ nước, giảm chức năng của thận và bệnh thận mãn tính. Nếu chức năng thận suy giảm nhiều sẽ cần chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận.
Bài thuốc dân gian hỗ trợ điều trị bí tiểu
Các bài thuốc Đông y hỗ trợ điều trị bí tiểu thông thường khi bị nhiệt, chức năng thận yếu hoặc hỗ trợ điều trị khi mắc các nhiễm khuẩn, viêm đường tiết niệu, các bệnh về thận có triệu chứng bí tiểu: Khi đó, có thể áp dụng các bài thuốc sau:
Bài 1: Củ sắn dây
Củ sắn dây cạo sạch vỏ, thái ra từng miếng phơi khô, đem sấy cho giòn. Sau đó giã nhỏ, đem rây thật mịn và hòa với đường uống. Dùng trong 10 ngày.
Bài 2: Bầu đất, râu ngô, mã đề
- Bầu đất 30g
- Râu ngô 20g
- Mã đề 20g
Tất cả cho vào ấm đổ 550ml nước, sắc còn 250ml, chia 2 lần uống trong ngày, dùng 10 ngày.
Bài 3: Búp tre, rau má
- Búp tre 20g
- Rau má 20g
Để tươi, rửa sạch, giã nát với vài hạt muối, thêm nước gạn uống ngày 2 lần. Uống 1 tuần.
Bài 4: Hoa súng
- Hoa súng 15g
- Râu ngô 15g
- Rễ cỏ tranh 10g
- Rau má 10g
- Rau diếp cá 10g
Tất cả cho vào ấm đổ 550ml nước, sắc còn 250ml, chia 2 lần uống trong ngày, dùng 10 ngày.
Bài 5: Kim tử anh
- Kim anh tử 1,5kg
- Đường trắng vừa đủ dùng
Kim anh tử rửa sạch, nấu thành cao, cho thêm đường trắng, trộn đều, hỗ trợ điều trị chứng đái dắt ở trẻ em. Mỗi lần uống 1 thìa canh, ngày 2 lần.
Bài 6: Lá bìm bìm, lá mảnh cộng
- Lá bìm bìm tươi 50g
- Lá mảnh cộng tươi 50g
Tất cả cho vào ấm đổ 550ml nước, sắc còn 250ml, chia 2 lần uống trong ngày, 10 ngày là một liệu trình.
Bài 7: Rễ cỏ tranh
- Rễ cỏ tranh
- Râu ngô
- Bông mã đề
- Củ sả
- Đậu đen
Tất cả lấy lượng bằng nhau, tất cả rửa sạch, phơi khô, cho vào ấm đổ 550ml nước, sắc còn 250ml, chia 2 lần uống trong ngày, dùng trong 1 tuần.
Bài 8: Bồ công anh
- Bồ công anh
- Mã đề
- Rau má
- Râu ngô
- Cam thảo dây
- Mía dò
- Rễ cỏ tranh
Lấy lượng bằng nhau, sắc uống ngày 2 – 3 lần. Tất cả rửa sạch, cho vào ấm đổ 750ml nước, sắc còn 250ml, chia 2 lần uống trong ngày, dùng trong 1 tuần.
Bài 9: Mề gà
Lấy 20 cái kê nội kim (mề gà) lột lấy lớp da vàng trong mề gà, rang cho cháy và tán thành bột mịn, chia làm 4 lần để uống. Mỗi ngày uống vài lần với nước sôi để nguội.
Nên ăn thêm các loại hoa quả như chanh cam, đậu xanh nấu, trứng gà tươi. Kiệng ăn đồ ăn cay nóng gia vị như ớt, tiêu…
Bài 10: Bí xanh
Lấy một miếng bí xanh bằng cái bát con, gọt bỏ vỏ ngoài, giã vắt lấy nước và hòa thêm chút muối để uống, hoặc gọt vỏ ăn sống, hoặc luộc bí xanh ăn và uống cả nước. Dùng trong 10 ngày.
>>> Xem thêm: