Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800 1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Biện pháp phòng tránh chấn thương khi luyện tập thể thao

Thứ tư, 05-02-2020 16:52 PM

Ai cũng biết tập luyện thể dục thể thao rất có lợi với sức khỏe, tuy nhiên, nếu tập thể dục thể thao mà không biết cách thì hãy cẩn thận bởi bạn rất dễ rơi vào tình trạng lợi ích chưa thấy đâu mà chấn thương đã đầy mình. Tình trạng này thậm chí cũng không chừa những vận động viên chuyên nghiệp. Vậy phải làm sao để hạn chế tình trạng chấn thương khi tập luyện thể dục thể thao? Hãy thực hiện những chú ý được tổng hợp từ các chuyên gia trong bài viết dưới đây:

 

 

  1. Luôn khởi động trước khi vào bài tập

Rất nhiều người thực hiện các bài tập thể dục mà không hề có bước khởi động để làm nóng cơ thể trước đó. Điều này có thể khiến bạn bị giãn cơ, dễ chấn thương, tăng huyết áp trong quá trình tập và thậm chí là ngất xỉu, đột quỵ khi luyện tập. Trong thời gian dài, điều này làm mất hiệu quả của việc luyện tập, đồng thời gây hại sức khỏe. Vì vậy, hãy tạo thói quen khởi động trước bất cứ bài tập nào.

 

  1. Mặc trang phục phù hợp khi luyện tập

Nhiều chấn thương thể thao xảy ra do thiếu thiết bị thích hợp, bao gồm cả quần áo và giày dép. Bạn cần trang bị cho bản thân các loại đồ tập phù hợp. Ví dụ, quần short sử dụng khi đi xe đạp thường có phần độn mông dày, áo thể hình được làm bằng chất liệu cotton với thiết kế thấm mồ hôi.

Ngoài ra, bạn cũng chần chú ý trong việc sử dụng giày thể thao. Đối với giày thời trang và sportwear, thời gian sử dụng không phải là mối bận tâm, bạn có thể dùng trong vài năm cũng không thành vấn đề. Nhưng đối với giày thể thao nói chung, đặc biệt những loại giày chạy bộ, chất lượng giày sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tập luyện và khả năng bảo vệ chân khỏi chấn thương.

 

  1. Không tập thể dục khi đang đói

Quá trình tập luyện sẽ đốt cháy lượng lớn calo của cơ thể. Chính vì vậy, bạn nên ăn no khoảng một đến hai tiếng trước khi đến phòng gym. Thực phẩm bổ sung, trong quá trình tập luyện có ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu suất của bài tập đó.

Theo các chuyên gia, nếu dự định tập thể dục dưới 45 phút, bạn có thể ăn một bữa nhẹ và uống nước trước khi tập luyện. Tuy nhiên đối với các bộ môn đòi hỏi sức bền, tốn từ một đến ba giờ, người tập nên tiêu thụ khoảng 30 đến 60 gram carbohydrate trước đó.

 

  1. Không tập thể dục sau khi ăn no

Khi ăn no, máu trong cơ thể sẽ tập trung đến dạ dày và một số bộ phận khác để thực hiện chức năng tiêu hóa, hấp thu chất dinh dưỡng vào cơ thể. Tuy nhiên, nếu bạn tập thể dục trong lúc này sẽ khiến nhịp sinh học ổn định của cơ thể bị rối loạn gây ra hiện tượng đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy, chuột rút, đau bụng, thức ăn không tiêu hóa được sẽ khiến bạn rất khó chịu và không cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể hoạt động. Tình trạng này nếu diễn ra trong một thời gian dài sẽ gây viêm loét dạ dày và các bộ phận của hệ tiêu hóa rất nguy hiểm. Chính vì vậy, hãy tập thể dục ít nhất sau khi ăn 2 tiếng để đảm bảo sức khỏe cho cơ thể.

 

  1. Chú ý tư thế tập thể dục

Tư thế tập thể dục sai là sai lầm có thể dẫn đến chấn thương nặng trong tập gym và nhiều môn thể thao khác. Điều này đặc biệt nguy hiểm khi bạn ngày càng lớn tuổi, nhất là khi các khớp xương và cơ bắp bắt đầu lão hóa và không còn dẻo dai như trước.

Cách tốt nhất để tránh tập sai tư thể là phải có huấn luyện viên hướng dẫn hoặc theo học các khóa ngắn hạn liên quan đến môn thể thao mà mình đang tập.

 

  1. Tập thể dục không đều đặn

Tập thể dục không thường xuyên sẽ khiến cho hiệu quả tập luyện bị giảm sút, cơ thể mệt mỏi, không làm tiêu hao mỡ thừa, dễ gây chấn thương.

 

  1. Hãy lắng nghe cơ thể của bạn

Nhiều người thường nhầm lẫn giữa sự mệt mỏi của việc tập luyện với cảm giác đau đớn do chấn thương. Các chuyên gia cho biết, nếu có hiện tượng chuột rút hoặc căng cứng bất thường ở mô cơ, bạn nên dừng lại nghỉ ngơi hoặc giảm trọng lượng của các thiết bị thể hình.

Việc tập luyện khi đang bị ốm cũng là một sai lầm. Về bản chất, tập thể dục là một phương pháp kích hoạt phản ứng miễn dịch cho cơ bắp. Nếu hệ thống miễn dịch kém, bệnh tình của bạn có thể trở nên trầm trọng hơn.

 

  1. Không tắm nước lạnh sau khi tập thể dục

Tắm nước lạnh sau khi tập thể dục rất dễ bị cảm lạnh do thay đổi nhiệt độ cơ thể đột ngột. Vì thế, chỉ nên tắm nước ấm sau khi tập. Nước ấm giúp cơ thể sảng khoái hơn và là liệu pháp tốt với não bộ, giúp tỉnh táo và nhanh nhẹn hơn trong các hoạt động tiếp theo.

 

>>> Xem thêm:

Danh sách nhà thuốc