Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800 1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Cô bé 15 tuổi tử vong sau một lần mắc cúm

Thứ năm, 05-03-2020 17:05 PM

Mục lục [Ẩn]

 

Sốc nhiễm khuẩn là một dạng bệnh lý nghiêm trọng xảy ra khi nhiễm trùng huyết. Nếu không được chẩn đoán nhanh và điều trị, những cơ quan bị tổn thương sẽ rơi vào tình trạng suy tạng, khiến cơ thể bị sốc và dẫn đến tử vong.

Một cô bé đang ở giai đoạn đẹp nhất của tuổi teen đã tử vong vì sốc nhiễm khuẩn, đây là biến chứng nặng của bệnh cúm.

Tử vong sau một lần mắc bệnh cúm

   Lacie Rian Fisher, 15 tuổi (phía Bắc Carolina, Hoa Kỳ) cảm thấy đau đớn và đói bụng kéo dài nên quyết định dành những ngày cuối tuần để nằm nghỉ trên giường. Bố Keith Keith nói với tờ Citizen Times rằng con gái mình bị cảm cúm và nghĩ rằng sẽ ổn cả khi con mình được nằm nghỉ ngơi. Nhưng sau những ngày nghỉ cuối tuần, bố cô bé đưa cô đi đến thăm khám tại một bác sĩ nhi khoa cách nhà chưa đến một dặm thì mọi chuyện trở nên xấu đi ngay khi vừa bước ra khỏi xe ô tô.

 

cô gái tử vong vì bệnh cúm

Lancie đã tử vong do sốc nhiễm khuẩn với căn nguyên cơ bản là nhiễm virus cúm B

 

  Khi ra khỏi xe, cô bé bỗng hét lên vài tiếng rồi ngã khụy, chỉ có thể đi lại khập khiễng cùng sự hỗ trợ của bố ở bên cạnh. Đến 4 giờ 45 phút chiều cùng ngày, Lacie đã tử vong. Giấy chứng tử xác định nguyên nhân gây tử vong nhanh chóng là do sốc nhiễm khuẩn với căn nguyên cơ bản là nhiễm virus cúm B.

Sốc nhiễm khuẩn – biến chứng nguy hiểm do cúm

   Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), sốc nhiễm khuẩn là một dạng nhiễm trùng huyết nghiêm trọng, một tình trạng, đe dọa tính mạng, đó là phản ứng cực đoan của cơ thể đối với nhiễm trùng. Nhiễm trùng huyết xảy ra khi bạn bị nhiễm trùng, như cúm, gây ra phản ứng dây chuyền của cơ thể. Nếu nó không được điều trị kịp thời, nó có thể nhanh chóng gây tổn thương mô, suy nội tạng và thậm chí tử vong.

   Sốc nhiễm khuẩn là một dạng nhiễm trùng huyết nghiêm trọng, một tình trạng, đe dọa tính mạng, đó là phản ứng cực đoan của cơ thể đối với nhiễm trùng.

   Khi ai đó bị sốc nhiễm khuẩn, huyết áp của họ không hoạt động tốt để đảm bảo các chức năng trong cơ thể. Chuyên gia về bệnh truyền nhiễm, GS Amesh A. Adalja (Trung tâm An ninh Y tế Johns Hopkins) cho biết, bệnh nhân có thể phục hồi sau cú sốc nhiễm khuẩn nhưng điều đó không hề đơn giản.

   Trong khi hầu hết mọi người đều khỏi bệnh cúm trong vòng vài ngày, đặc biệt là nếu họ khỏe mạnh, bác sĩ Adalja nói, các biến chứng có thể xảy ra. Cdc cho biết, một trong những biến chứng phổ biến của bệnh cúm là viêm phổi, nhưng mọi người cũng có thể gặp các biến chứng như viêm tim (viêm cơ tim), não (viêm não) hoặc các cơ (viêm cơ, tiêu cơ vân), suy đa cơ quan và nhiễm trùng huyết.

 

virus cúm b gây sốc nhiễm khuẩn

 

    Phần đáng chú ý khác của câu chuyện này: Nguyên nhân chính khiến Lacie tử vong được ghi nhận là do biến chứng từ bệnh cúm B vốn là chủng vi-rút chiếm ưu thế hiện đang lưu hành trong năm nay. Theo CDC, đây là lần đầu tiên Hoa Kỳ chứng kiến chủng virus này phát tán rộng kể từ các mùa cúm 1992 trở lại đây. Cũng theo thống kê của Cdc, thực tế đã ghi nhận 21 trong tổng số 32 trường hợp tử vong ở trẻ em trong hiện tại do biến chứng từ bệnh cúm B.

    Mặc dù các triệu chứng của cúm B thường rất giống với cúm A, nhiễm cúm B có thể nghiêm trọng hơn ở trẻ em và có thể dẫn đến các biến chứng cần nhập viện hoặc tử vong nhanh chóng. BS Adalja nói: "Chúng tôi biết rằng các ca tử vong do cúm nói chung là một tập hợp giữa những người rất trẻ và rất già, nhưng bất cứ ai cũng có thể chết vì bệnh cúm là sự thật không được chủ quan".

Cúm có thể tấn công bất cứ ai, bất cứ lứa tuổi nào

Dấu hiệu điển hình khi bị cúm đó là đau đầu, ho, hắt hơi, sổ mũi, có người thì sốt. Những triệu chứng này thường nhẹ và có thể qua khỏi sau 1 thời gian.

Tuy nhiên, trong những trường hợp cực đoan nó có thể để lại di chứng, thậm chí gây tử vong.

Nhóm đối tượng có nguy cơ lớn nhất với virus cúm đó là người già, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và những người có hệ thống miễn dịch bị suy giảm.

 

đối tượng của cúm

 

   Những bệnh nhân hen suyễn, tiểu đường và tim mạch cũng phải đối mặt với nguy cơ tử vong cao hơn do loại virus tưởng chừng vô hại này.

   Ngoài sốc nhiễm trùng, cúm mùa còn có thể gây viêm phổi, viêm não, suy gan Mặc dù trước khi nhiễm cúm, cơ thể chúng ta vẫn rất khỏe mạnh, hoạt động bình thường, nhưng chỉ hôm sau thôi, các triệu chứng sẽ xuất hiện rõ rệt. Nếu không lưu ý đến biểu hiện bệnh xấu dần đi để có biện pháp điều trị kịp thời thì sẽ dẫn đến hậu quả đáng tiếc.

   Tiến sĩ Dan Jernigan, Giám đốc Phòng Cúm của CDC cho biết ông tin rằng con số tử vong ở trẻ em trên thực tế có thể lên đến 80 trường hợp và dự báo sẽ tăng lên khoảng 150 cháu vào cuối tháng 3 năm nay.

Cách phòng chống bệnh cúm mùa

  • Đảm bảo vệ sinh cá nhân, che miệng khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay bằng xà phòng với nước sạch; vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối.

  • Giữ ấm cơ thể, ăn uống đủ chất dinh dưỡng để nâng cao thể trạng.

  • Tiêm vắc xin cúm mùa để tăng cường miễn dịch phòng chống cúm. 

  • Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh khi không cần thiết, sử dụng khẩu trang y tế khi cần thiết.

  • Người dân không tự ý mua thuốc và sử dụng thuốc kháng vi rút (như thuốc Tamiflu) mà cần phải theo hướng dẫn và có chỉ định của thầy thuốc.

  • Khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, xử trí kịp thời.

Hiện nay, tại Việt Nam, dịch cúm cũng đang vào mùa, kèm theo thời tiết hanh khô nên chúng ta cần đặc biệt lưu ý thực hiện tốt việc phòng và chữa bệnh để hạn chế rủi ro. Hy vọng thông tin trên hữu ích với quý bạn đọc.

XEM THÊM:

Tags: bệnh cúm

Danh sách nhà thuốc