Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800 1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Tìm hiểu về tình trạng trẻ bị sưng môi trên và sốt

Thứ tư, 05-02-2020 14:28 PM

     Tình trạng trẻ bị sưng môi trên và sốt có thể là dấu hiệu của các vấn đề nha khoa như đau răng hoặc bệnh dị ứng. Tuy nhiên, đôi khi sưng môi và sốt báo hiệu cho một số bệnh lý nguy hiểm hơn, bao gồm Kawasaki hoặc thủy đậu. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.

 

 

  1. Trẻ bị sưng môi trên và sốt có nguy hiểm không?

 

    Hiện tượng trẻ bị sưng môi trên kèm sốt cần được tiến hành kiểm tra để xác định các nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của vấn đề. Một số trường hợp tình trạng có thể tự khỏi sau một vài ngày. Tuy nhiên, đôi khi các triệu chứng nghiêm trọng như bệnh Kawasaki hoặc bệnh nhiễm virus Herpes cần được điều trị để tránh nhiễm trùng lan rộng. Một số biến chứng nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến mạch máu hoặc các động mạch vành cung cấp máu cho tim và khiến hoạt động tim mạch của trẻ bị ảnh hưởng.

 

    Mức độ nguy hiểm của tình trạng phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra hiện tượng này. Do đó, tìm hiểu rõ nguyên nhân là cách tốt nhất để điều trị và phòng ngừa tình trạng trẻ bị sưng môi trên kèm theo sốt.

 

  1. Trẻ bị sưng môi trên kèm theo sốt là bệnh gì?

 

    Khi phát hiện tình trạng này, cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện gặp bác sĩ nhi khoa để biết chính xác nguyên nhân của các triệu chứng và loại bỏ các vấn đề nghiêm trọng. Thông thường tình trạng trẻ bị sưng môi trên kèm theo sốt có thể liên quan đến một số bệnh lý, bao gồm:

 

  • Nhiễm virus Herpes

 

   Nếu trẻ bị nhiễm virus Herpes, trẻ có thể bị lở loét ở môi, má, lưỡi hoặc nướu. Những vết loét này nếu xuất hiện ở môi trên có thể khiến môi của trẻ bị sưng và đau. Bên cạnh đó, trẻ cũng có thể bị sốt kèm với tình trạng khó nuốt.

 

   Virus Herpes ở trẻ em có thể lan rộng sang mắt dẫn đến viêm giác mạc, nhiễm trùng giác mạc và làm hỏng mắt của trẻ. Bên cạnh đó, tình trạng nhiễm virus Herpes đặc biệt nguy hiểm đến trẻ dưới 6 tháng tuổi. Do đó, cha mẹ cần thật sự thận trọng khi nghi ngờ trẻ nhiễm virus Herpes. Nếu trẻ bị sưng môi và sốt kèm nhiều mụn nước ở môi hoặc xung quanh môi, cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị hợp lý.

 

  • Hội chứng phù mạch

 

    Hội chứng phù mạch ở trẻ em chủ yếu là do dị ứng, nhiễm ký sinh trùng hoặc dấu hiệu rối loạn hệ thống miễn dịch. Một số phản ứng dị ứng bao gồm mề đay mẩn ngứa có thể khiến môi trẻ bị sưng húp kèm theo sốt. Các triệu chứng khác của hội chứng phù mạch có thể gặp là:

 

  • Đau cơ.
  • Tăng cân không rõ lý do.
  • Lượng nước tiểu và số lần đi tiểu trong ngày suy giảm.

 

   Thông thường các triệu chứng phù mạch do dị ứng không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu tình trạng này trở nên nghiêm trọng, có thể làm sưng cổ họng, lưỡi khiến trẻ bị tắc nghẽn hệ thống hô hấp. Do đó, cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện nếu trẻ bị sưng môi trên và sốt kéo dài hơn một ngày.

 

  • Bệnh thủy đậu

 

  Nếu trẻ bị sưng môi trên và sốt, đặc biệt là khi kèm theo nhiều nốt mụn nước, rất có thể trẻ đã bị thủy đậu. Thủy đậu là một bệnh lý nhiễm siêu vi và gây sốt, phát ban trên khắp cơ thể. Trẻ bị thủy đậu thường bị sốt kèm theo sưng phù một số bộ phận trên cơ thể khoảng vài ngày trước khi các nốt mụn nước xuất hiện.

 

   Trong hầu hết các trường hợp, bệnh thủy đậu không gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của trẻ. Bệnh cũng có xu hướng tự khỏi trong một thời gian ngắn mà không cần điều trị y tế. Tuy nhiên, một số trường hợp có thể xuất hiện biến chứng nghiêm trọng. Do đó, cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện ngay khi:

 

  • Trẻ bị sốt nhiều hơn 4 ngày.
  • Sốt kèm theo ho hoặc khó thở.
  • Luôn ở trong trạng thái buồn ngủ và gặp khó khăn khi thức dậy.
  • Bị nôn và sút cân một cách nhanh chóng.

 

  • Bệnh Kawasaki

 

   Bệnh Kawasaki là một bệnh lý liên quan đến da, miệng và các hạch bạch hầu. Bệnh có xu hướng ảnh hưởng đến trẻ em dưới 5 tuổi và thường khiến trẻ bị sưng môi trên và sốt. Hầu hết các trường hợp bệnh Kawasaki đều không gây ra nguy hiểm và có thể hồi phục trong vài ngày nếu được điều trị đúng lúc. Ngược lại, nếu không được điều trị kịp thời, có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm liên quan đến hệ thống tim mạch.

 

Các triệu chứng khác của bệnh Kawasaki bao gồm:

 

  • Đỏ mắt.
  • Môi đỏ, khô, sưng đau và nứt nẻ.
  • Phát ban ở bụng, ngực hoặc bộ phận sinh dục.
  • Lưỡi sưng kèm một lớp màu trắng phủ bên trên hoặc xuất hiện một lớp màng màu đỏ.
  • Sưng các hạch bạch huyết.
  • Đau rát cổ họng hoặc viêm họng kéo dài.

 

   Điều trị bệnh Kawasaki càng sớm càng tốt. Thông thường trẻ sẽ được tiêm kháng thể trực tiếp vào máu để chống lại nhiễm trùng. Các dấu hiệu của bệnh sẽ được cải thiện trong vòng 1 tuần sau khi được điều trị. Do đó, cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện ngay khi nhận thấy các dấu hiệu của bệnh Kawasaki.

 

  • Bệnh Crohn 

 

   Bệnh Crohn là một tình trạng bệnh mãn tính. Bệnh thường đi kèm với các triệu chứng viêm loét dạ dày hoặc các bệnh liên quan đến đại tràng. Bệnh Crohn có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi nhưng thường phổ biến trong độ tuổi từ 15 đến 30 tuổi. Trẻ em mắc bệnh Crohn có thể phải đối mặt với một số nguy cơ bao gồm hạn chế sự phát triển thể trạng và trí não, làm suy yếu xương hoặc trì hoãn quá trình dậy thì. Bệnh Crohn có thể khiến trẻ bị sưng môi trên và sốt kèm theo các dấu hiệu như:

 

  • Tiêu chảy mãn tính.
  • Giảm cân không rõ nguyên nhân.
  • Chảy máu trực tràng.
  • Sốt cao hoặc sốt liên tục.
  • Đau bụng.
  • Cảm thấy đầy bụng hoặc xuất hiện các khối u nhỏ ở bụng.

 

   Nguyên nhân gây ra bệnh Crohn ở trẻ em vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng bệnh có liên quan đến cơ chế di truyền hoặc các phản ứng bất thường của hệ thống miễn dịch. Việc điều trị bệnh Crohn cần phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng và độ tuổi của người bệnh. Trong một số trường hợp, bệnh có thể tự thuyên giảm mà không cần điều trị. Tuy nhiên, cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị hợp lý để tránh các biến chứng bao gồm tiêu chảy, đau cơ bắp hoặc sốt cao.

 

Xem thêm: Thoát khỏi nỗi lo “Chăm con 1 năm 10 lần đi viện” nhờ BoniKiddy

 

Giải pháp phòng bệnh tới từ chuyên gia

PGS.TS Trần Quốc Bình, nguyên giám đốc bệnh viện Y học cổ truyền TW cho biết, nguyên nhân khiến trẻ em dễ bị mắc bệnh nhất là những bệnh đường hô hấp hay tình trạng sốt, sưng môi trên... đều là do sức đề kháng quá kém, hệ miễn dịch non yếu khiến trẻ dễ trở thành đối tượng của các loại vi khuẩn, virus tấn công. Để ngăn chặn tình trạng trên, cha mẹ chỉ cần chăm sóc trẻ tích cực cùng các biện pháp nâng cao sức đề kháng, để trẻ có thể vượt qua bệnh đồng thời hệ miễn dịch của trẻ cũng được tập duyệt chiến đấu trở nên mạnh mẽ và chống chọi tốt hơn để không mắc các bệnh về sau. Và một trong những sản phẩm giúp trẻ tăng sức đề kháng hiệu quả nhất hiện nay được chúng tôi khuyên bậc phụ huynh cho con dùng đó là sản phẩm BoniKiddy của Canada và Mỹ.

 

Một trong những thành phần đặc biệt nhất trong BoniKiddy là men bia, trong 1 gam men bia có tới 20 tỷ tế bào nấm men saccharomyces cerevisiae , 16 loại axit amin, 17 loại vitamin, 14 loại muối khoáng. Đây được xem như 1 loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao và là véc tơ dẫn đường cho sự hấp thu các loại vitamin khác vào cơ thể.. Men bia có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, dùng trong các trường hợp trẻ biếng ăn, chậm lớn, chậm tăng trưởng, cơ thể mệt mỏi, kiệt sức sau 1 trận ốm dài. Ngoài ra men bia cũng giúp tái tạo những vi khuẩn có lợi cho đường tiêu hóa , thường được dùng cùng lúc hay sau một đợt điều trị bằng kháng sinh, hoặc khi bị loạn khuẩn ruột, giúp bé nâng cao sức đề kháng và phòng ngừa hiệu quả những bệnh do vi khuẩn, virus gây nên.

 

Ngoài ra BoniKiddy còn bổ sung thêm hàng loạt các thành phần cũng tăng sức đề kháng hiệu quả như: sữa non, sữa ong chúa, bột hoa cúc tây và 10 tỷ lợi khuẩn, vì thế BoniKiddy có tác dụng:

- BoniKiddy giúp bồi bổ cơ thể, hỗ trợ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng, tăng khả năng phòng chống bệnh tật, giảm nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp ở trẻ em.

- BoniKiddy giúp tăng hấp thu các chất dinh dưỡng, giúp trẻ ăn ngon miệng.

- BoniKiddy bổ sung lợi khuẩn đường tiêu hóa, ức chế vi khuẩn có hại, giúp lập lại cân bằng hệ vi sinh đường ruột. phòng và hỗ trợ điều trị rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột hoặc do dùng thuốc kháng sinh dài ngày.

 

Cách sử dụng BoniKiddy để đạt hiệu quả cao nhất:

Trẻ em dưới 3 tuổi : 1 viên x 2 lần/ngày, uống trước bữa ăn 15 phút.

Trẻ em trên 3 tuổi : 1-2 viên x 2 lần/ngày, uống trước bữa ăn 15 phút.

Nên dùng liên tục liệu trình 3 tháng, sau đó dùng nhắc lại.

Nhà phân phối tại Việt Nam: Công ty Botania

Địa chỉ: 169, Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội

Điện thoại: 02437662222 - 0984464844 - 18001044

 

Xem thêm: 4 sai lầm tai hại khi chăm con lúc giao mùa của mẹ Việt

 

 

Đặt câu hỏi cho bác sĩ

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800 1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniKiddy+ 30V

230.000đ

BoniKiddy+ 60V

405.000đ

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800 1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc