Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800 1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Các biện pháp phòng tránh tai nạn vào mùa hè cho trẻ

Thứ sáu, 10-01-2020 11:38 AM

 

Trẻ em có thể gặp tai nạn ở bất cứ đâu vào bất cứ thời điểm nào. Tuy nhiên, nguy cơ trẻ gặp tai nạn trong mùa hè sẽ tăng cao hơn các thời điểm khác vì trẻ được nghỉ ở nhà. Điều này có thể khiến bạn không an tâm khi để trẻ vui chơi ngày hè. Nếu bạn vẫn đang còn băn khoăn trong việc cho trẻ tham gia hoạt động mùa hè bởi e sợ các sự cố đáng tiếc thì đừng quá lo lắng, bài viết dưới đây sẽ chia sẻ các biện pháp phòng tránh tai nạn vào mùa hè cho trẻ. Mời bạn đọc cùng tham khảo.

 

 

 

 

Cách phòng tránh tai nạn đuối nước

 

     Ngày hè, cha mẹ thường có xu hướng cho trẻ đi bơi hoặc tắm biển. Tuy nhiên, một vài trường hợp chủ quan của cha mẹ có thể làm tăng nguy cơ trẻ bị tai nạn đuối nước. Tai nạn đuối nước là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi. Loại tai nạn này xảy ra nhiều nhất ở trẻ từ 1 đến 2 tuổi vì trẻ đã biết đi nhưng lại chưa phát triển đủ các kỹ năng vận động cũng như không thể phán đoán về các mối nguy hiểm như trẻ lớn.

 

    Các trường hợp tử vong do đuối nước thường xảy ra ở hồ bơi, sông suối hoặc thậm chí là bồn tắm hay xô chậu trong nhà. Ở một số nước trên thế giới, người ta đưa ra quy định cụ thể như nếu hồ có mực nước trên 30cm phải có rào chắn, kể cả hồ bơi di động và hồ phao dành cho trẻ em.

 

Dưới đây là các biện pháp mà cha mẹ có thể thực hiện để phòng tránh tai nạn đuối nước cho trẻ, bao gồm:

 

  • Bạn phải chắc chắn rằng trẻ luôn nằm trong tầm mắt của người lớn khi đến những khu vực có nước. Khi đưa trẻ đến hồ bơi hoặc công viên nước, hãy luôn trông chừng trẻ, đặc biệt là những trẻ em dưới 5 tuổi. Đừng chủ quan phụ thuộc vào nhân viên cứu hộ tại chỗ vì họ không phải lúc nào cũng có mặt khi trẻ gặp sự cố.

 

  • Cho trẻ học bơi từ nhỏ, cha mẹ có thể cho trẻ làm quen với nước ngay từ khi trẻ mới khoảng 6 tháng tuổi với sự hỗ trợ của các chuyên gia (không nên tự thực hiện vì có thể gây nguy hiểm cho trẻ).

 

  • Khi đến những nơi như hồ bơi hay công viên nước, hãy dẫn trẻ đi cùng anh chị em hoặc bạn bè. Bạn có thể ghép cặp trẻ với nhau và bảo trẻ phải trông chừng “bạn đồng hành” của mình mọi lúc. Tuy nhiên, lưu ý là bạn vẫn phải để mắt đến trẻ vì trẻ em không thể tự giải quyết vấn đề khi tai nạn xảy ra.

 

  • Dạy trẻ 5 nguyên tắc cần nhớ khi bơi ở hồ, bao gồm: Không được chạy nhảy, không nhảy cắm đầu từ thành hồ bơi, không xô đẩy nhau, không ăn uống khi đang bơi và không xuống nước khi không có sự giám sát của người lớn. Hãy dặn trẻ phải cẩn thận khi đi lại quanh thành hồ bơi vì đùa giỡn có thể làm trẻ bị trượt chân ngã xuống hồ.

 

  • Cha mẹ không nên uống các loại thức uống có cồn khi trông chừng trẻ vì sẽ mất tập trung và không phản ứng kịp thời khi tai nạn xảy ra.

 

  • Trang bị cho trẻ thêm phao, đặc biệt nên dùng các loại phao có thể giúp nâng cả cơ thể của trẻ (tránh dùng phao tay hoặc phao quá nhỏ). Tuy nhiên, phao chỉ là công cụ hỗ trợ chứ không thể thay thế sự giám sát của người lớn.

 

Cách phòng tránh tai nạn té ngã cho trẻ

   Té ngã là nguyên nhân phổ biến nhất gây thương tích cho trẻ em ở mọi lứa tuổi. Mức độ nghiêm trọng của chấn thương phụ thuộc vào vị trí cũng như bề mặt nơi ngã. Tai nạn té ngã có thể gặp ở mọi lúc, tuy nhiên mùa hè thường là thời điểm mà trẻ té ngã nhiều nhất vì trẻ có nhiều thời gian vui chơi hơn. Những trẻ đang trong giai đoạn tập đi có thể té ngã thường xuyên hơn. Tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ, bạn có thể thay đổi một chút đồ đạc trong nhà để giảm thiểu nguy cơ chấn thương cho trẻ khi không may bị ngã.

 

Đối với trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi: 

 

  • Không để trẻ một mình trên bàn thay tã hoặc ghế ăn. Bạn có thể trải một tấm khăn lớn dưới sàn nhà để thay đồ cho trẻ.

 

  • Loại bỏ các nguy cơ vấp ngã như đồ chơi và dây điện trên sàn nhà. Tốt nhất bạn nên chuẩn bị hẳn một khu vực vui chơi riêng cho trẻ. Ở khu vực này, hãy lót thêm đệm để nếu trẻ ngã cũng không gây chấn thương quá nghiêm trọng.

 

  • Sử dụng các miếng mút nhỏ để dán ở cạnh bàn, cạnh ghế và những nơi có góc nhọn để tránh nguy cơ va chạm cho trẻ. Hãy giữ một tay phía trên đầu và một tay ngang hông để đỡ kịp thời nếu trẻ bị mất thăng bằng.

 

  • Không cho trẻ sử dụng xe tập đi. Trẻ thường cảm thấy phấn khích khi đi bằng xe, từ đó dễ dẫn đến tình trạng trẻ đẩy xe nhanh và té ngã bất ngờ.

 

  • Luôn sử dụng dây an toàn toàn thân (dây thắt ở 5 vị trí) khi cho trẻ ngồi trên ghế cao hoặc xe đẩy.

 

  • Đối với các trẻ mới biết đi, bạn nên lắp thêm các song an toàn ở cầu thang và các cửa phòng, cửa lớn… Bạn cũng nên đảm bảo rằng nền nhà luôn bằng phẳng và độ cao của nền không có sự chênh nhau giữa các phòng.

 

Đối với trẻ lớn:

 

  • Không để trẻ đi lại hoặc chạy giỡn khi cầm các vật dài, sắc nhọn hay dễ vỡ như bút, kéo, dao, đũa, chén… Đặc biệt, trẻ con thường có thói quen ngậm thìa, đũa khi chạy giỡn, điều này rất nguy hiểm nếu trẻ vấp ngã. Vì vậy, đừng để trẻ ngậm hoặc cầm bất kỳ vật gì nhọn hay dễ vỡ khi đang di chuyển.

 

  • Lắp đèn ngủ trong phòng để trẻ có thể đi vệ sinh dễ dàng hơn vào ban đêm. Thêm vào đó, bạn cũng nên lắp một vài đèn nhỏ ở cầu thang và lối đi để trẻ có thể nhìn thấy đường khi di chuyển.

 

  • Bình thường, trẻ em không có thói quen lau khô chân sau khi tắm. Điều này có thể khiến trẻ dễ bị trượt ngã sau khi tắm xong. Vì vậy, hãy lót một tấm thảm cạnh bồn tắm và trước nhà vệ sinh để chống trơn trượt cho trẻ.

 

  • Nếu nhà bạn có xích đu hoặc cầu trượt, hãy lót thêm một tấm thảm hoặc một tấm đệm ở dưới. Bạn phải luôn đảm bảo rằng vị trí ngồi trên xích đu hoặc mé dưới của cầu trượt cao không quá 30cm so với mặt đất.

 

  • Chỉ sử dụng giường tầng cho trẻ trên 9 tuổi.

 

  • Đối với những trẻ đã lớn và chơi thể thao, hãy trang bị thêm cho trẻ những dụng cụ hỗ trợ như mũ bảo hiểm hoặc phụ kiện chống chấn thương để bảo vệ trẻ khi chơi các bộ môn này.

 

Ngộ độc thực phẩm

Vào mùa hè, đồ ăn rất dễ hư và ôi thiu. Hệ tiêu hóa của trẻ thường vẫn còn rất yếu nên nếu ăn phải những thức ăn này có thể dẫn đến ngộ độc. Ngoài ra, một số loại thực phẩm cũng có thể gây ngộ độc cho trẻ. Để đảm bảo an toàn và ngăn ngừa nguy cơ bị ngộ độc ở trẻ em, cha mẹ cần lưu ý những điều sau đây:

 

  • Hãy bảo quản đồ ăn và thức uống trong tủ lạnh, tránh để thực phẩm bên ngoài quá lâu vì chúng rất dễ bị hư. Khi chế biến thức ăn cho trẻ, hãy sử dụng nước sạch đã được lọc kỹ.

 

  • Đối với trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, bạn phải cho trẻ ăn ngay sau khi vừa nấu xong, không cho trẻ ăn các thức ăn đã để quá lâu. Đối với các trẻ em lớn hơn, bạn không cần cho trẻ ăn ngay sau khi nấu, tuy nhiên cần phải bảo quản những thức ăn đã nấu chín trong điều kiện thích hợp và đun kỹ trước khi cho trẻ ăn.

 

  • Nếu nghi ngờ thức ăn bị hư hoặc có vấn đề, bạn tuyệt đối không được cho trẻ ăn và hãy bỏ ngay lập tức. Đừng tiếc vì các loại thực phẩm đã hư có thể gây ngộ độc, đôi khi dẫn đến nguy hiểm tính mạng nếu ăn phải.

 

  • Khi lựa chọn thực phẩm, hãy chọn những thứ tươi ngon. Cơ thể của trẻ thường chưa phát triển toàn diện, nên chỉ cần một ít yếu tố nguy cơ cũng có thể khiến trẻ bị ngộ độc. 

 

  • Giữ vệ sinh nơi chế biến thực phẩm và nơi ăn uống. Nhà bếp bị đọng nước có thể tạo điều kiện để nấm mốc phát triển, đặc biệt là vào mùa hè. Nấm mốc có thể nhiễm vào thực phẩm khi bạn chế biến và gây hại cho trẻ. Vì vậy, bạn nên giữ nhà bếp sạch sẽ và khô ráo. Đồng thời cũng nên ngăn ngừa các loài động vật như chuột hoặc gián tiếp xúc đến khu vực chế biến thực phẩm.

 

Trên đây là bài viết chia sẻ về các biện pháp phòng tránh tai nạn vào mùa hè cho trẻ. Hy vọng rằng, bài viết này mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc.

 

XEM THÊM:

Đặt câu hỏi cho bác sĩ

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800 1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniKiddy+ 30V

230.000đ

BoniKiddy+ 60V

405.000đ

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800 1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc