Trẻ còi cọc biếng ăn là vấn đề đau đầu của không ít các bậc cha mẹ. Nếu tình trạng này không khắc phục sớm thì sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe thể chất và trí tuệ của trẻ trong tương lai. Nhiều cha mẹ loay hoay chưa biết làm cách nào để giải quyết một bài toán hóc búa này. Vậy nguyên nhân trẻ còi cọc biếng ăn là gì, phụ huynh nên và không nên làm gì để con yêu hay ăn và chóng lớn hơn? Xin mời bạn đọc cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
Những điều phụ huynh nên và không nên làm khi trẻ bị còi cọc biếng ăn
Trẻ còi cọc biếng ăn là tình trạng như thế nào?
Biếng ăn còi cọc là tình trạng trẻ lười ăn, chán ăn, ăn không đủ lượng dinh dưỡng để cung cấp cho nhu cầu hoạt động và phát triển của cơ thể, dẫn tới chỉ số chiều cao và cân nặng của trẻ không tương thích với độ tuổi. Đồng thời khi trẻ còi cọc, chậm phát triển thì vị giác và cảm giác thèm ăn của trẻ cũng suy giảm khiến tình trạng biếng ăn càng thêm nặng nề. Vì thế, biếng ăn và còi cọc chậm lớn cứ tạo thành vòng luẩn quẩn, lâu dài có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Trẻ còi cọc biếng ăn thường có một số biểu hiện mà cha mẹ cần lưu ý như sau:
- Trẻ khóc hoặc tìm cách quấy rối khi cha mẹ dọn thức ăn ra để né tránh bữa ăn.
- Trẻ không chịu ăn một số loại thức ăn hoặc tất cả các loại thức ăn.
- Trẻ ngậm thức ăn lâu trong miệng, không chịu nhai hay nuốt.
- Trẻ ăn ít hơn so với nhu cầu dinh dưỡng theo độ tuổi.
- Thời gian mỗi bữa ăn kéo dài
- Kém hoạt bát, hay quấy khóc
- Chậm tăng cân và chiều cao trong thời gian dài
- Khó ngủ, hay quấy khóc và giật mình khi ngủ
- Mọc răng chậm, da xanh xao, cơ nhão, tóc thưa và dễ rụng
- Dễ mắc bệnh lý nhiễm trùng, dễ bị rối loạn tiêu hóa.
Trẻ quấy khóc khi ăn
Trẻ còi cọc biếng ăn gây ra hậu quả gì?
Còi cọc biếng ăn là tình trạng thường hay gặp ở trẻ 1 đến 5 tuổi - kể từ khi trẻ có thể ăn thêm các thức ăn khác mà không phải phụ thuộc hoàn toàn vào sữa mẹ. Nhiều phụ huynh có tâm lý chủ quan cho rằng, bé biếng ăn và còi cọc chỉ là biểu hiện bình thường ở lứa tuổi nhỏ, khi bước qua giai đoạn này trẻ sẽ phát triển một cách bình thường và không đáng lo ngại. Tuy nhiên thực tế, những hệ lụy của tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến trẻ ở thời điểm hiện tại mà còn có thể kéo dài cho đến khi trẻ trưởng thành.
Ảnh hưởng đến thể chất của trẻ
Trẻ trong giai đoạn từ 1 đến 5 tuổi có nhu cầu dinh dưỡng cao để đáp ứng nguồn cung cho hoạt động xây dựng nền tảng thể chất. Vì vậy trẻ biếng ăn có thể dẫn tới còi cọc, suy dinh dưỡng, thể lực và chiều cao cân nặng đều kém hơn so với lứa tuổi.
Chậm phát triển trí não
Biếng ăn còi cọc có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trí não ở trẻ. Điều này có thể nhận thấy trong một thời gian dài, trẻ sẽ có dấu hiệu chậm chạp lờ đờ, kém linh hoạt hơn so với những đứa trẻ khác. Khả năng giao tiếp xã hội, xử lý tình huống, phản xạ của trẻ chậm hơn, năng lực học hỏi và tiếp thu kiến thức cũng bị ảnh hưởng tiêu cực.
Sức đề kháng suy giảm, dễ mắc bệnh
Dinh dưỡng cũng là một yếu tố quan trọng trong xây dựng một nền tảng hệ miễn dịch toàn diện. Trẻ còi cọc biếng ăn dẫn đến sức đề kháng suy giảm. Khi đó các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn,… sẽ dễ dàng xâm nhập và gây bệnh khiến trẻ thường xuyên bị ốm. Đồng thời ốm mệt lại càng khiến trẻ chán ăn, thể trạng sa sút.
Trẻ còi cọc biếng ăn dễ bị bệnh
Vì vậy, cha mẹ cần sớm tìm được nguyên nhân dẫn đến còi cọc biếng ăn ở trẻ đồng thời thực hiện những biện pháp phù hợp giúp nhanh chóng cải thiện tình trạng này.
Nguyên nhân trẻ còi cọc biếng ăn
Do cha mẹ chưa xây dựng được chế độ ăn uống hợp lý cho trẻ
Thức ăn không phù hợp với sở thích hay độ tuổi của trẻ, nấu không hợp khẩu vị (quá mặn hay quá nhạt), thực đơn quá đơn điệu ít khi đổi món, chế độ ăn không đủ dinh dưỡng, ăn không đúng bữa… đều là những yếu tố có thể khiến trẻ dễ bị biếng ăn còi cọc.
Do yếu tố tâm lý
Trẻ em là đối tượng rất dễ bị ảnh hưởng bởi yếu tố cảm xúc, tâm lý. Nếu trẻ bị ép buộc ăn uống, bị gò bó, bị đánh… có thể ảnh hưởng xấu đến tâm lý của trẻ khiến trẻ không muốn ăn, ăn không ngon miệng.
Do yếu tố bệnh lý
Những bệnh lý khiến con cảm thấy mỏi mệt, không có hứng ăn uống. Đồng thời, việc sử dụng nhiều các thuốc kháng sinh cũng tác động không tốt tới hệ vi sinh vật đường ruột, gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Vì vậy, các bố mẹ cần phải đưa trẻ đi khám và điều trị các bệnh lý kịp thời để tránh trẻ biếng ăn chậm lớn, còi cọc.
Do gặp vấn đề đường tiêu hóa
Hệ tiêu hóa của trẻ còn non yếu nên thường dễ gặp các vấn đề như tiêu chảy, táo bón, đầy hơi… Điều này khiến cho trẻ chán ăn, biếng ăn, kém hấp thu chất dinh dưỡng dẫn đến còi cọc, chậm lớn.
Trẻ hay gặp rối loạn tiêu hóa dẫn đến còi cọc biếng ăn
Do thiếu vitamin và khoáng chất
Vitamin và khoáng chất chỉ chiếm một hàm lượng nhỏ trong khẩu phần ăn hàng ngày nhưng lại giữ vai trò rất quan trọng với sức khỏe của chúng ta. Đặc biệt với đối tượng trẻ nhỏ, vitamin và khoáng chất không những giúp xây dựng nền tảng thể chất, hệ miễn dịch còn giúp trẻ tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng, kích thích trẻ ăn ngon tự nhiên. Vì vậy khi thiếu hụt một số loại thiết yếu có thể khiến trẻ biếng ăn, chậm lớn, còi cọc, điển hình như: vitamin nhóm B, axit amin, kẽm, selen,…
Những điều phụ huynh nên và không nên làm để cải thiện tình trạng trẻ còi cọc biếng ăn
Không nên làm:
- Không cho trẻ ăn quá nhiều đồ ăn vặt: Nếu trẻ ăn vặt quá nhiều thì đến bữa ăn chính sẽ không còn muốn ăn thêm nữa. Những món ăn vặt như kẹo, bánh, nước ngọt thường tạo cảm giác “giả no”, và không thể cung cấp cho trẻ những dưỡng chất cần thiết.
- Hạn chế cho trẻ ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, đồ đóng hộp.
- Không cho bé uống sữa ngay sau bữa ăn chính khiến dạ dày khó tiêu. Nên để sữa là bữa ăn phụ cách bữa chính khoảng 1-2 tiếng.
- Không ép con ăn quá nhiều và khiến trẻ sợ hãi, áp lực, không thoải mái khi đến bữa ăn.
- Không cho bé vừa ăn vừa xem tivi hay điện thoại, vì điều này vừa khiến trẻ có thói quen đòi hỏi, phụ thuộc vào công nghệ, vừa xao nhãng bữa ăn, không cảm giác được vị ngon của thức ăn, dần sinh ra cảm giác chán ăn.
Nên làm:
Xây dựng thói quen ăn uống khoa học cho trẻ
- Cha mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến còi cọc biếng ăn ở trẻ, điều này sẽ giúp bạn có định hướng thay đổi, cải thiện tốt hơn.
- Thay vì khiến trẻ ăn nhiều, hãy nghĩ cách làm sao để giúp trẻ ăn ngon miệng, có hứng thú ăn uống. Phương pháp cha mẹ có thể tham khảo đó là: tạo không khí vui vẻ trong mỗi bữa ăn, đa dạng về thực đơn tránh sự nhàm chán, tự nấu ăn cho con và trang trí món ăn một cách đẹp mắt, cho bé cùng tham gia nấu ăn…
- Xây dựng một thói quen ăn uống khoa học cho trẻ: Cha mẹ nên cho bé ăn đúng giờ giấc của từng bữa ăn và tuyệt đối không được bỏ ăn bữa sáng. Việc này khiến cơ thể bé quen dần với thói quen ăn uống, sinh cảm giác đói và thèm ăn khi gần đến thời điểm bữa ăn hàng ngày.
- Khuyến khích trẻ vận động thường xuyên để tiêu hao năng lượng giúp trẻ nhanh có cảm giác đói và thèm ăn. Đồng thời vận động còn giúp con phát triển thể chất và trí não tốt hơn.
- Bổ sung vi chất quan trọng: Như đã đề cập ở trên, khi trẻ thiếu hụt một số vi chất quan trọng như kẽm, selen, vitamin nhóm B,… có thể gây ra tình trạng biếng ăn còi cọc. Vì thế cha mẹ cũng cần lưu ý bổ sung những thực phẩm giàu vi chất này vào thực đơn cho trẻ.
- Sử dụng các giải pháp có tác dụng giúp cải thiện khả năng hấp thu và kích thích trẻ ăn ngon tự nhiên và tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa của trẻ. Hiện nay trên thị trường có nhiều sản phẩm giúp trẻ hay ăn chóng lớn, nổi bật nhất trong số đó là BoniKiddy+ của Mỹ.
BoniKiddy+ - giải pháp vượt trội giúp trẻ ăn ngon, cải thiện sức vóc toàn diện
Điểm vượt trội đầu tiên đến từ công thức thành phần vô cùng đầy đủ của BoniKiddy+:
- Sữa ong chúa: Hàm lượng lớn acid amin, các nguyên tố vi lượng, các vitamin nhóm B, acid folic, protein… trong sữa ong chúa giúp tăng cường hấp thu, kích thích tiêu hóa, kích thích vị giác, giúp trẻ ăn ngon miệng hơn. Ngoài ra, sữa ong chúa còn giúp trẻ tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch, hạn chế tình trạng ốm vặt.
- Men bia: giúp kích thích hấp thu thức ăn, lợi tiêu hóa, dùng trong các trường hợp trẻ chậm lớn, chậm tăng trưởng.
- Lợi khuẩn: 5 tỷ lợi khuẩn Lactobacillus acidophilus và Streptococcus thermophilus giúp tăng cường sức khỏe và sức đề kháng đường tiêu hóa, phòng và cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột ở trẻ nhỏ. Đồng thời, các lợi khuẩn giúp kích thích phân giải thức ăn thành các chất dễ hấp thu hơn, cải thiện hiệu quả tình trạng bé chậm lớn, chậm tăng cân, giảm nguy cơ trẻ bị suy dinh dưỡng.
- Đặc biệt: BoniKiddy + còn giúp tăng cường miễn dịch, nâng cao sức đề kháng, tăng khả năng phòng chống bệnh tật, giảm nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp cho bé nhờ thành phần sữa non và bột hoa cúc tây.
Sản phẩm BoniKiddy+
Qua đó có thể thấy, BoniKiddy+ là sự lựa chọn hoàn hảo giúp cải thiện sức khỏe và thể trạng toàn diện cho trẻ. Sản phẩm giúp tăng cường sức khỏe đường tiêu hóa, kích thích trẻ hay ăn và hấp thu dinh dưỡng tốt hơn; đồng thời còn giúp cải thiện khả năng miễn dịch và sức khỏe đường hô hấp.
BoniKiddy+ là sản phẩm của Tập đoàn Viva Nutraceuticals, được sản xuất trên dây chuyền đạt tiêu chuẩn GMP của FDA (Hoa Kỳ) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Đặc biệt BoniKiddy+ còn được bào chế bởi công nghệ hiện đại là công nghệ Microfluidizer. Công nghệ này giúp các thành phần của BoniKiddy+ có kích thước siêu nano, đồng nhất và ổn định, giúp trẻ hấp thu được tối đa, hiệu quả thu được là cao nhất.
Khi về thị trường Việt Nam, BoniKiddy+ đã được Bộ Y tế thẩm định và cấp phép lưu hành đầy đủ. Các bậc phụ huynh có thể tìm mua sản phẩm tại các hiệu thuốc tây lớn trên toàn quốc. Sản phẩm được đóng gói dưới dạng viên nang cứng giúp cho các cha mẹ thuận tiện phân liều dùng, khi sử dụng cho bé, bạn hoàn toàn có thể tách 2 vỏ nang, đổ bột bên trong ra hòa với sữa và nước để cho con uống thêm phần dễ dàng.
Hi vọng bài viết này đã mang đến nhiều thông tin bổ ích giúp bạn đọc hiểu rõ nguyên nhân khiến trẻ còi cọc biếng ăn, những điều cha mẹ nên và không nên làm để giúp trẻ cải thiện tình trạng này. Mọi thắc mắc khác nếu có, bạn vui lòng liên hệ hotline miễn cước 1800 1044 để được tư vấn cụ thể.
XEM THÊM: