Thời gian gần đây, căn bệnh tay chân miệng đang tái phát trở lại và khiến không ít trẻ nhỏ ngứa ngáy, khó chịu, quấy khóc, các bậc phụ huynh mệt mỏi. Không chỉ vậy, nếu không điều trị đúng cách và kịp thời, bệnh tiến triển nặng, trẻ nhỏ còn có nguy cơ gặp những biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm cơ tim, viêm màng não… Dưới đây là 3 dấu hiệu cảnh báo bệnh tay chân miệng của trẻ đang ở giai đoạn nặng, cha mẹ cần cho bé nhập viện ngay lập tức, đừng bỏ lỡ nhé!
3 dấu hiệu cảnh báo bệnh tay chân miệng của trẻ đang ở giai đoạn nặng?
Bệnh tay chân miệng gây nhiều triệu chứng khó chịu cho trẻ
Tay chân miệng là bệnh do hai loại virus tồn tại trong đường tiêu hóa mang tên coxsackievirus A16 và enterovirus 71 gây ra. Trẻ nhỏ từ 1-5 tuổi là đối tượng "ưa thích" của loại virus này bởi trẻ nhỏ có hệ miễn dịch kém và khả năng chống chọi với virus kém, chúng dễ dàng xâm nhập và tấn công các bé.
Lúc này, trẻ nhỏ sẽ gặp phải rất nhiều triệu chứng khó chịu như:
- Nổi ban trên da: Đó là những nốt hồng ban nổi trên da và có bọng nước xuất hiện ở ngón tay, lòng bàn tay, lòng bàn chân của trẻ.
- Loét miệng: Những vết loét có đường kính từ 4-8mm xuất hiện ở các vị trí xung quanh miệng (trong miệng, trên lưỡi và vòm miệng…) khiến các bé đau đớn và gặp khó khăn khi nuốt.
- Sốt: Bé có thể sốt nhẹ hoặc sốt cao.
Trẻ bị tay chân miệng có thể sốt nhẹ hoặc sốt cao
Khi thấy con có các triệu chứng trên, cha mẹ cần cách ly cho bé, tránh cho bé tiếp xúc với người khác, cho bé sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Đồng thời các bậc phụ huynh cũng cần vệ sinh sạch sẽ tay chân miệng cho bé, khử trùng các vật dụng ăn uống như bình sữa, cốc uống nước, bát ăn cơm….và cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho bé.
Trong trường hợp bé không cải thiện, bệnh tiến triển nặng hơn và có các triệu chứng sau đây thì cha mẹ cần đưa bé nhập viện ngay lập tức.
3 Dấu hiệu cảnh báo bệnh tay chân miệng của trẻ đang ở giai đoạn nặng cần nhập viện
Quấy khóc liên tục kéo dài
Khi bị tay chân miệng, các vết lở loét ở vùng da khiến bé khó chịu, đau đớn và quấy khóc. Tuy nhiên, khi thấy trẻ quấy khóc cả đêm hoặc cứ ngủ từ 15-20 phút lại dậy và quấy khóc liên tục thì cha mẹ nên đưa bé đến bệnh viện ngay bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng nhiễm độc thần kinh ở giai đoạn sớm.
Trẻ bị tay chân miệng quấy khóc liên tục cần được nhập viện sớm
Sốt cao liên tục không hạ
Khi bệnh tay chân miệng của bé trở nặng, bé có thể sốt trên 38.5 độ C liên tục hơn 48h và không có đáp ứng với thuốc hạ nhiệt paracetamol. Lúc này cha mẹ cũng cần cho bé đến bệnh viện để được sử dụng loại thuốc hạ sốt đặc biệt có chứa ibuprofen theo chỉ định của bác sĩ, tránh trường hợp viêm nhiễm kéo dài trong cơ thể trẻ có thể dẫn tới nhiễm độc thần kinh.
Hay giật mình
Đây cũng là dấu hiệu cảnh báo tình trạng nhiễm độc thần kinh ở trẻ nhỏ. Cha mẹ cần chú ý quan sát tần suất trẻ bị giật mình có thường xuyên hay không để có thể đưa bé đến bệnh viện để cấp cứu kịp thời.
Trẻ nhỏ bị tay chân miệng hay giật mình cần được nhập viện sớm
Phòng ngừa bệnh tay chân miệng cho trẻ nhỏ
Tay chân miệng là bệnh có thể tái nhiễm nhiều lần và cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có vaccin cho bệnh này. Do đó, cha mẹ cần có biện pháp giúp con phòng ngừa hiệu quả, đó là:
- Cho bé tránh xa những người đang nghi mắc hoặc mắc bệnh tay chân miệng.
- Cha mẹ cần rửa tay sạch sẽ với xà phòng trước khi nấu ăn và ăn uống, trước khi cho trẻ ăn, sau khi dùng nhà vệ sinh hay sau khi thay tã cho bé. Với các bé lớn hơn thì cha mẹ cần hướng dẫn trẻ rửa tay đúng cách cùng với những thời điểm cần rửa tay.
Cha mẹ cần hướng dẫn trẻ cách rửa tay đúng cách
- Làm sạch môi trường và các vật dụng dễ bị ô nhiễm (bao gồm đồ chơi, bàn ghế, tay nắm cửa…) bằng các chất tẩy rửa thông thường.
- Cho bé ăn chín, uống sôi, cung cấp đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng (tinh bột, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất) giúp bé khỏe mạnh, có sức chống chọi lại các tác nhân gây bệnh.
- Tăng cường sức đề kháng cho bé cùng với sữa non:
Sữa non chính là sữa đầu, được tạo thành khoảng từ tháng thứ 7 trong thai kỳ và hình thành đầy đủ nhất thông qua quá trình thay đổi hormone của người mẹ sau khi sinh khoảng 48h.
Sữa non có chứa hàm lượng protein cao gấp 5 lần sữa mẹ thông thường, đồng thời còn chứa nhiều loại vitamin A, E, B2, B3, K,… Đặc biệt, sữa non còn chứa rất nhiều kháng thể tự nhiên như: IgG, IgA, IgF,…giúp tăng cường hệ miễn dịch cho bé, tăng cường thể lực, phát triển não bộ và cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa. Nhờ đó sữa non giúp bé tăng cường sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh lý khác nhau, trong đó có tay chân miệng.
Và sữa non hiện đã có mặt trong viên uống BoniKiddy + - Đây là sản phẩm nhập khẩu nguyên lọ từ Mỹ, giúp tăng cường sức khỏe miễn dịch, sức đề kháng cho bé một cách toàn diện.
Thành phần BoniKiddy
Công thức toàn diện của BoniKiddy + bao gồm:
- Sữa non và bột hoa cúc tây: Giúp tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch cho trẻ, bảo vệ hệ tiêu hóa và phá hủy các tác nhân gây bệnh. Điều này giúp trẻ khỏe mạnh, mau lành bệnh hơn, đồng thời giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ.
- Sữa ong chúa, men bia và hàng tỷ lợi khuẩn: Giúp bé ăn ngon miệng hơn, giúp tăng khả năng hấp thu chất dinh dưỡng, cải thiện tình trạng chậm lớn và giúp cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột của trẻ, giúp trẻ ăn ngoan, mau lớn và khỏe mạnh toàn diện. Điều này cũng gián tiếp góp phần giúp tăng cường sức đề kháng ở trẻ, giảm nguy cơ ốm vặt.
Công thức thành phần toàn diện của BoniKiddy +
BoniKiddy có tốt không?
Những phản hồi của các mẹ sau khi dùng BoniKiddy + cho bé nhà mình ngay sau đây sẽ giúp bạn biết được BoniKiddy + có tốt không một cách khách quan nhất:
Chị Loan (ở căn hộ B026 chung cư 5 tầng Lô A khu dân cư Hưng Phú 1, P. Hưng Phú, quận Cái Răng, tp Cần Thơ) là mẹ của hai bé Nguyễn Dương Gia Hân (5 tuổi) và bé Hữu Long (23 tháng tuổi)
Bé Nguyễn Dương Gia Hân 5 tuổi và em trai Hữu Long (23 tháng)
“Bé Hân nhà chị từ lúc cai sữa xong là bị ốm liên miên, cứ dăm ba ngày bé lại bị ho, ốm, dăm bữa nửa tháng lại đến bệnh viện một lần. Lần nào bác sĩ cũng “giã” cho cả một vốc thuốc, nào kháng sinh, chống viêm, long đờm…đủ cả. Cũng vì uống thuốc nhiều mà hệ miễn dịch của bé kém, đến năm 2 tuổi, thủy đậu, tay chân miệng, sốt xuất huyết bé đều bị đủ cả”.
“Chị thương con lắm, tìm đủ giải pháp giúp con tăng cường sức đề kháng thì may mắn biết đến BoniKiddy + . Sau 1 tuần cho bé dùng sản phẩm này thì con chấm dứt hẳn những triệu chứng khò khè, ho và sổ mũi. Thấy có hiệu quả tốt nên chị cho con dùng liền tù tì 3 tháng, từ đó đến nay chị chưa thấy con bị ốm lần nào, bé khỏe, nhảy nhót, vui chơi, cười nói cả ngày”.
Mong rằng bài viết trên đã giúp cha mẹ có cái nhìn toàn diện về bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ và có cách chăm sóc đúng đắn cho trẻ, đồng thời biết thêm về sản phẩm BoniKiddy + giúp tăng cường sức đề kháng, cải thiện tình trạng bệnh và giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh lý khác. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!
XEM THÊM:
- Cách chăm sóc trẻ viêm họng ho nhiều cha mẹ nên biết!
- Trẻ mệt mỏi chán ăn sau khi hết sốt, khỏi ốm - Mẹ phải làm sao?