Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800 1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Chuyên gia giải đáp: Trẻ bị sổ mũi, nghẹt mũi phải làm sao?

Thứ năm, 31-03-2022 15:15 PM

Mục lục [Ẩn]

 

   Vào giai đoạn thời tiết chuyển mùa như bây giờ, trẻ nhỏ rất dễ gặp tình trạng sổ mũi, nghẹt mũi, khiến các con khó chịu, quấy khóc. Đặc biệt nếu cha mẹ không có biện pháp khắc phục kịp thời, tình trạng này rất dễ dẫn đến viêm xoang, viêm phế quản, viêm phổi… ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của bé. Vậy trẻ bị sổ mũi, nghẹt mũi phải làm sao? Mời các bạn tìm hiểu đáp án chính xác nhất ở bài viết ngay dưới đây!

 

Trẻ bị sổ mũi, nghẹt mũi phải làm sao?

Trẻ bị sổ mũi, nghẹt mũi phải làm sao?

 

Nguyên nhân khiến trẻ bị sổ mũi, nghẹt mũi là gì?

   Ở trẻ nhỏ, khoang mũi rất nhỏ và hẹp, khi niêm mạc mũi bên trong sản xuất chất nhầy nhiều nhưng không được tống đi hết sẽ khiến cho con bị nghẹt mũi, sổ mũi, thở khò khè. Những nguyên nhân khiến trẻ gặp tình trạng này bao gồm:

- Cảm lạnh: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây sổ mũi, nghẹt mũi ở trẻ. Khi thời tiết thay đổi thất thường nhất là lúc giao mùa, các loại vi khuẩn, virus gây bệnh sẽ phát triển rầm rộ. Ở trẻ nhỏ, sức đề kháng còn non yếu nên dễ dàng bị chúng xâm nhập và bị cảm lạnh. Ngoài sổ mũi, nghẹt mũi, trẻ còn gặp phải các triệu chứng khác như sốt nhẹ, ho, chảy nước mắt và hắt hơi.

- Trẻ bị cúm: Bé bị sổ mũi, nghẹt mũi có thể do cúm gây ra với những biểu hiện kèm theo là mệt mỏi, sốt nhẹ, đau họng, chóng mặt và chán ăn.

 

Cúm vặt gây sổ mũi, nghẹt mũi ở trẻ

Cúm vặt gây sổ mũi, nghẹt mũi ở trẻ

 

- Do dị ứng: Một số bé có cơ địa mẫn cảm với môi trường xung quanh nên dễ bị dị ứng với thời tiết, phấn hoa, khói bụi... Triệu chứng thường gặp ở tình trạng này là sổ mũi, nghẹt mũi, hắt hơi, đỏ mắt…

- Dị vật trong mũi: Một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị nghẹt mũi là do trong lúc chơi, trẻ vô tình hay cố ý cho món đồ chơi lọt vào mũi. Tình trạng này khá nguy hiểm bởi có thể khiến trẻ không thở được, cha mẹ chỉ có thể xử lý bằng cách đưa bé đến gặp bác sĩ nhanh chóng để được xử lý kịp thời.

   Tình trạng sổ mũi, nghẹt mũi ở trẻ không chỉ gây khó chịu, làm bé khó thở mà còn dễ gây biến chứng là viêm xoang, viêm họng, viêm thanh - khí - phế quản,... Vậy trẻ bị sổ mũi, nghẹt mũi phải làm sao?

 

Trẻ bị sổ mũi, nghẹt mũi phải làm sao?

   Khi con bị sổ mũi, nghẹt mũi, cha mẹ nên dùng khăn mềm ẩm để lau mũi cho bé. Đồng thời, các bậc phụ huynh cần làm loãng dịch mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý. Các mẹ chỉ cần nhỏ 2 giọt vào mỗi mũi, sau đó loại bỏ dịch mũi bằng dụng cụ hút mũi.

 

Cha mẹ nên vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý cho con hằng ngày

Cha mẹ nên vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý cho con hằng ngày

 

   Một số lưu ý cho cha mẹ khi có con bị sổ mũi, nghẹt mũi:

- Việc hút mũi cần được làm cẩn thận vì có thể gây tổn thương niêm mạc mũi của trẻ.

- Nếu dịch quá nhiều, quánh và dính, cần làm thông mũi trẻ trước khi cho con bú, điều này sẽ tránh cho trẻ không bị nôn.

- Không dùng nước muối sinh lý quá nhiều để hút mũi.

- Tuyệt đối không được tự ý sử dụng mẹo dân gian chữa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh, ví dụ như nhỏ nước ép tỏi cho trẻ. Bở lẽ, tỏi có vị cay dễ gây bỏng niêm mạc mũi của con.

- Không dùng miệng để hút chất nhầy hoặc nước mũi của trẻ.

- Trong khi chăm sóc trẻ cần nhớ đặt con nằm cao đầu hoặc bế ở tư thế thẳng để con dễ thở hơn.

   Trong những trường hợp trẻ sổ mũi, ngạt mũi kéo dài, khó thở, khò khè nhiều... cha mẹ nên đưa con đi gặp bác sĩ thăm khám và có biện pháp điều trị phù hợp. Với giai đoạn thời tiết đang chuyển mùa như hiện nay, con nhỏ rất dễ bị tái lại tình trạng này nếu cha mẹ không có biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Vậy phải làm sao để phòng ngừa con bị sổ mũi, nghẹt mũi?

 

Phải làm sao để phòng ngừa tình trạng sổ mũi, nghẹt mũi cho trẻ?

Phải làm sao để phòng ngừa tình trạng sổ mũi, nghẹt mũi cho trẻ?

 

Biện pháp phòng ngừa tình trạng sổ mũi, nghẹt mũi cho trẻ

   Để phòng tình trạng sổ mũi, ngạt mũi cho trẻ, các bậc cha mẹ nên vệ sinh nhà cửa, đồ dùng chăm sóc bé. Đồng thời, phụ huynh cần giữ ấm cho trẻ, hạn chế cho con tiếp xúc với khói bụi, khói thuốc lá…

   Do sức đề kháng của trẻ chưa hoàn thiện, còn non yếu nên cha mẹ lưu ý, tránh cho trẻ tiếp xúc với người đang có bệnh, nhất là trong mùa đại dịch như hiện nay. Trong quá trình chăm sóc con, các mẹ cũng cần rửa tay trước khi cho trẻ ăn uống.

   Điều quan trọng nhất là cha mẹ áp dụng biện pháp giúp tăng cường sức đề kháng cho con từ bên trong. Khi hệ miễn dịch của trẻ được củng cố, con yêu sẽ có sức khỏe chống chọi lại bệnh tật. Và BoniKiddy + của Mỹ chính là biện pháp mà các bậc phụ huynh đang cần.

 

BoniKiddy + - Bí quyết giúp tăng cường sức đề kháng, con yêu phát triển khỏe mạnh!

   BoniKiddy + là sản phẩm được nhập khẩu từ Mỹ, có công thức toàn diện nhất trên thị trường hiện này, mang đến tác dụng 2 trong 1: Vừa giúp tăng sức đề kháng vượt trội, vừa giúp bé ăn ngon, hấp thu tốt, phòng ngừa hiệu quả tình trạng sổ mũi, ngạt mũi ở trẻ do các bệnh ốm vặt.

Nhóm thành phần giúp tăng sức đề kháng cho bé

- Sữa non: Đây là nguồn thực phẩm rất tốt cho cơ thể trẻ, chứa chất sinh trưởng và kháng thể tự nhiên như IgG, IgA, IgF… giúp tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ hệ tiêu hóa, chống lại tác nhân gây bệnh, giúp bé phát triển khỏe mạnh.

- Chiết xuất hoa cúc tây: Hoa cúc tây đã được chứng minh có tác dụng rất tốt trong việc giúp trẻ phòng chống những bệnh đường hô hấp, đồng thời chống cảm lạnh, cảm cúm ở trẻ.

Nhóm thành phần giúp bé ăn ngon, hấp thu tốt

- Sữa ong chúa: Giúp bổ sung rất nhiều chất dinh dưỡng cho trẻ như các sinh tố nhóm B, acid folic, acid amin, đồng, sắt, canxi, protein… Các dưỡng chất đó giúp tăng cường sức đề kháng, đồng thời kích thích vị giác giúp bé ăn nhiều và ngon miệng hơn.

- Men bia: Giúp cung cấp cho trẻ rất nhiều chất có giá trị dinh dưỡng cao, nhờ đó giúp cơ thể trẻ nhanh chóng phục hồi sau 1 trận ốm dài.

- Lợi khuẩn (Lactobacillus acidophilus và Streptococcus thermophilus): Sản phẩm được bổ sung 5 tỷ lợi khuẩn giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tăng cường sức khỏe đường tiêu hóa, giúp bé ăn ngon miệng và hấp thu các chất dinh dưỡng tốt hơn, góp phần giúp bé phát triển khỏe mạnh.

 

Thành phần toàn diện của BoniKiddy +

Thành phần toàn diện của BoniKiddy +

 

   Nhờ sự kết hợp hoàn hảo của các thành phần trên, các mẹ chỉ cần cho con yêu sử dụng mỗi ngày hai lần, mỗi lần 1-2 viên BoniKiddy +. Sau khoảng 1 tháng, bạn sẽ thấy bé ít bị ốm, khi bị ốm cũng sẽ nhanh hết hơn, ăn ngon miệng hơn. Sức đề kháng của trẻ sẽ tăng lên rõ rệt sau 3 tháng sử dụng.

   Qua bài viết, hy vọng các bạn đã biết trẻ bị sổ mũi, ngạt mũi phải làm sao. Để hạn chế con bị sổ mũi, ngạt mũi do các bệnh ốm vặt, sử dụng BoniKiddy + của Mỹ là giải pháp hữu hiệu nhất. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

 

Đặt câu hỏi cho bác sĩ

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800 1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniKiddy+ 30V

230.000đ

BoniKiddy+ 60V

405.000đ

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800 1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc