Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800 1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh

Thứ hai, 04-11-2019 15:53 PM

dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh

 

Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm, dạ dày cũng như nhiều cơ quan khác chưa phát triển hoàn thiện. Vì vậy, việc xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp cho trẻ sơ sinh rất quan trọng, góp phần quyết định tới sự phát triển toàn diện tối đa của trẻ sau này.

Tất cả các chuyện liên quan tới chuyện ăn uống hàng ngày của bé (giai đoạn từ 0 – 12 tháng tuổi) được hiểu là dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh có nhiều cách phân loại, phổ biến nhất là theo độ tuổi: 0 – 6 tháng tuổi; 6 – 10 tháng tuổi và 10 – 12 tháng tuổi.

 

Bé từ 0 – 6 tháng tuổi

Sữa mẹ được coi là nguồn dinh dưỡng chủ yếu, lành mạnh nhất cho sự phát triển của bé trong giai đoạn này. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo, mẹ nên nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu, bởi:

-   Sữa mẹ là nguồn dưỡng chất tự nhiên, rất phù hợp với dạ dày còn non nớt của trẻ sơ sinh, giúp bé dễ tiêu hóa hơn (trong sữa mẹ chứa nhiều đạm whey – loại đạm dễ tiêu hóa)

-   Sữa mẹ giúp tăng cường hệ miễn dịch nhờ chứa nhiều dưỡng chất cần thiết và các chủng vi sinh vật có lợi probiotics (bifidobacteria và lactobacilli)

-   Sữa mẹ giúp bé hạn chế nguy cơ bệnh tật và phát triển nhận thức tốt hơn.

-   Tuy nhiên, từ 0 – 6 tháng tuổi, do bé chưa ăn được nhiều, các cữ bú trong ngày cần được mẹ chia nhỏ theo một “thời gian biểu” phù hợp với cơ địa và khả năng ăn uống của con. Mẹ có thể tham khảo bảng gợi ý lượng sữa mẹ trẻ cần theo cân nặng dưới đây (áp dụng đối với những mẹ hút sữa cho con ti bình):

 

 

CÂN NẶNG

TỔNG LƯỢNG SỮA CẦN TRONG NGÀY

LƯỢNG SỮA CẦN MỖI CỮ

(TB 8 cữ một ngày) theo ml

2.265 GR

390ml

48.75

2.491 GR

429 ml

53.625

2.718 GR

467 ml

58.375

2.944 GR

507 ml

63.375

3.171 GR

546 ml

68.25

3.397 GR

584 ml

73

3.600 GR

639 ml

79.875

3.850 GR

664 ml

83

4.000 GR

720 ml

90

4.303 GR

741 ml

92.625

4.500 GR

801 ml

100.125

4.756 GR

819 ml

102.375

4.900 GR

879 ml

109.875

5.209 GR

897 ml

112.125

5.400 GR

960 ml

120

5.662 GR

976 ml

122

5.889 GR

1015 ml

126.875

6.115 GR

1053 ml

131.625

6.400 GR

1119 ml

139.875

6.704 GR

1155 ml

144.375

6795 GR

1172 ml

146.5

7021 GR

1210 ml

151.25

7.300 GR

1280 ml

160

 

 

Để đảm bảo cung cấp đủ hàm lượng DHA (thành phần dinh dưỡng tốt cho sự phát triển não bộ của trẻ) và các dưỡng chất cần thiết khác cho bé qua nguồn sữa mẹ, mẹ nên bổ sung thêm các thực phẩm giàu DHA, canxi, sắt, choline… vào thực đơn hàng ngày của mình (cá hồi, cá ngừ, dầu cá…). Theo khuyến cáo của WHO, hàm lượng DHA cần thiết cho mẹ trong giai đoạn thai kỳ và cho con bú là 200mg mỗi ngày.

Mặc dù sữa mẹ tốt nhưng không phải bà mẹ nào cũng đủ sữa cho con, trẻ phải dùng sữa công thức để thay thế. Các bà mẹ cần cân đối lượng sữa công thức trẻ cần theo tháng tuổi:

Từ 0 – 3 tuần tuổi:  Bé cần 30 – 90ml sữa/lần. Ngày 8 – 12 lần. Mỗi cữ cách nhau 2 – 3 tiếng. Mức gợi ý lượng sữa cả ngày cho bé: 240 – 700ml.

Từ 3 tuần – 3 tháng tuổi:  Bé cần 90 – 120ml sữa/lần. Ngày 6 – 8 lần. Mức gợi ý lượng sữa cả ngày cho bé: 700 – 950ml

Từ 3 – 6 tháng:  Bé cần 120 – 230ml/lần. Ngày 4 – 8 lần. Mức gợi ý lượng sữa cả ngày cho bé: 700 – 950ml. Mẹ lưu ý: từ giai đoạn này bé bắt đầu ngủ được xuyên đêm và có thể uống nhiều sữa hơn vào ca cuối cùng buổi tối và ca đầu tiêng của sáng hôm sau.

Từ 6 – 9 tháng:  170 – 240ml/lần. Ngày 6 lần. Mức gợi ý lượng sữa cả ngày cho bé: 950ml. Đây là giai đoạn bé bắt đầu tập ăn dặm, tuy nhiên sữa vẫn là thực phẩm chính cho con trong giai đoạn này nhé! Ăn dặm chỉ mới là bước tập làm quen với thực phẩm thô.

Từ 9 – 12 tháng tuổi:  200 – 50ml/lần. Ngày 3 – 5 lần. Mức gợi ý lượng sữa cả ngày cho bé: 700ml. Giai đoạn này bé có thể uống ít sữa đi vì bé đã ăn được thức ăn dặm trong đó có chứa nước

Từ 12 tháng tuổi trở lên:  120ml sữa tươi/sữa đậu nành/sữa chua. Ngày 4 lần.

 

Bé từ 6 – 10 tháng tuổi

Đây là giai đoạn bé đã có thể ăn dặm, nhưng mẹ vẫn nên cho bú sữa mẹ hoặc uống thêm sữa bột. Trong chế độ ăn dặm của bé, mẹ cần bổ sung thêm:

Các loại rau xanh và trái cây: Bí xanh, củ cải trắng, quả bơ, táo, kiwi, đu đủ… giúp bổ sung thêm vitamin C, canxi, chất xơ và protein… nâng cao sức đề kháng và hệ miễn dịch của bé.

Thực phẩm giàu chất sắt: Trẻ sẽ mất dần lượng sắt dự trữ từ 6 tháng tuổi, nên mẹ cần bổ sung thêm các thực phẩm giàu sắt như thịt bò (theo tỉ lệ 1 phần thịt, 2 phần rau).

Thực phẩm giàu chất đạm: giúp nâng cao hệ miễn dịch và sự phát triển của não bộ. Chất đạm có nhiều trong thịt gà, cá, phô mai, thịt nạc thăn, thịt bê non, đậu hũ, các loại hạt…

Lưu ý, khi chế biến thức ăn cho bé giai đoạn này mẹ nên chọn cách hấp/luộc/nướng để đảm bảo dinh dưỡng và tránh các tác động không tốt từ dầu mỡ, gây rối loạn tiêu hóa cho bé. Mẹ cũng nên nghiền nát, hoặc bằm nhỏ thức ăn tránh để bé bị hóc hoặc khó ăn.

 

Bé 10 – 12 tháng tuổi

Tuy trẻ đã phát triển hơn so với lúc mới sinh rất nhiều, nhưng mẹ vẫn nên duy trì thói quen cho trẻ bú sữa mẹ hoặc uống sữa bột hàng ngày, kết hợp với ăn dặm. Mẹ có thể tham khảo chế độ dinh dưỡng cần thiết cho bé 10 – 12 tháng tuổi như sau:

Mẹ vẫn cần cho con bú sữa mẹ hàng ngày (ít nhất là 3 – 4 lần trong ngày)

Bổ sung chất xơ, các vitamin khoáng chất từ rau xanh và trái cây luôn cần thiết cho sự phát triển của bé. Một số loại rau xanh, củ quả phù hợp cho bé 10 – 12 tháng tuổi: Khoai lang, bí xanh, cải trắng, súp lơ xanh, cà tím, rau chân vịt, cải xoăn… Lưu ý, giai đoạn này bé đã bắt đầu tập cầm nắm, mẹ có thể xắt miếng rau củ quả vừa tay để bé tập bốc để ăn, gặm nhấm. Một số loại thực phẩm mẹ có thể cho bé tập cầm và gặm: táo, khoai tây, củ cải…

Bé đã có thể ăn cả lòng trắng và lòng đỏ trứng, nhưng mẹ phải nấu chín kĩ

Tuy bé đã lớn hơn nhiều so với lúc mới sinh, nhưng mẹ không nên cho bé ăn mật ong, mứt, bơ. Đây là các thực phẩm có nhiều đường và tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây dị ứng cho bé.

Ngoài ra, mẹ cũng có thể xem thêm cách xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh theo các bữa chính, bữa phụ dưới đây:

Bữa chính: Số lượng từ 3 – 4 bữa. Mẹ có thể cho bé ăn bột hoặc cháo, nhưng phải có đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng, bao gồm:

Tinh bột (gạo, đỗ…)

Chất đạm (cá, thịt, trứng, tôm, cua…)

Chất béo (dầu ăn, mỡ động vật)

Vitamin và khoáng chất (các loại rau xanh và trái cây).

 

Phòng bệnh cho trẻ hơn chữa bệnh - Giải pháp từ thiên nhiên mang tên BoniKiddy

Với các thành phần tuyệt đối an toàn với trẻ nhỏ như sữa non, sữa ong chúa, bột hoa cúc tây, vitaminC thiên nhiên phối hợp cùng 10 tỷ lợi khuẩn và men bia, không những giúp tăng cường sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch, giúp các bé chống chọi lại với những tác nhân gây bệnh, phòng ngừa các bệnh đường hô hấp mà còn giúp tăng cường khả năng hấp thu đường tiêu hóa cho các bé, rất tốt với những bé bị còi xương, suy dinh dưỡng chậm lớn.

Chỉ với 2-4 viên BoniKiddy mỗi ngày cho bé, mẹ có thể yên tâm rồi!

BoniKiddy - Bé khỏe mẹ an tâm

 

Với những chia sẻ trên đây, hy vọng các bậc phụ huynh có thể giúp con mình có một chế độ ăn hợp lý, an toàn để trẻ được phát triển một cách toàn diện nhất.

 

Mời các bạn xem thêm:

Bí quyết giúp con khỏe mạnh, tăng cân

Sai lầm mẹ thường mắc khiến con biếng ăn

Đặt câu hỏi cho bác sĩ

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800 1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniKiddy+ 30V

230.000đ

BoniKiddy+ 60V

405.000đ

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800 1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc