Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800 1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Vì sao bệnh nhân thứ 35 có đeo khẩu trang khi làm việc nhưng vẫn mắc Co.vi.d-19?

Thứ năm, 12-03-2020 14:48 PM

Mục lục [Ẩn]

 

Khẩu trang y tế là vật dụng được nhiều người sử dụng hàng ngày để tránh bụi bẩn, phòng vi khuẩn, bảo vệ sức khỏe, phòng chống dịch bệnh. Tuy nhiên, khẩu trang y tế chỉ phát huy tác dụng phòng chống hiệu quả nếu được dùng và đeo đúng cách. Đeo khẩu trang y tế sai cách có thể làm mất đi tác dụng bảo vệ và gây hại cho sức khỏe người sử dụng.

Tai hại từ việc đeo khẩu trang sai cách

   Sáng 11/3, Bộ Y tế đã phát đi thông tin về bệnh nhân nhiễm bệnh Covid-19 thứ 35 là chị N.T.T.N nhân viên bán hàng tại Siêu thị Điện máy Xanh ở quận Hải Châu, Đà Nẵng.

   Khoảng 18–19h ngày 4/3/2020, hai du khách Anh đã vào Siêu thị Điện máy Xanh ở Đà Nẵng để mua sim điện thoại. Chị N tiếp xúc với hai khách hàng khoảng 20 phút, sau đó tiếp tục làm tại siêu thị đến 22h tối hết ca và về nhà.

   Qua hình ảnh trích xuất từ Camera của Siêu thị Điện máy Xanh, khi hai du khách vào, các nhân viên của siêu thị có đeo khẩu trang nhưng trong quá trình tiếp xúc, tư vấn khoảng 10 phút thì những nhân viên của siêu thị này lại tháo khẩu trang xuống.

 

Bệnh nhân thứ 35 đeo khẩu trang khi làm việc nhưng vẫn mắc Covid-19

Hình ảnh khi đón tiếp tại siêu thị

 

    Trao đổi về vấn đề này, bác sĩ Trương Hữu Khanh – Bệnh viện Nhi đồng I, TP.HCM cho rằng việc đeo khẩu trang rồi lại tháo xuống còn nguy hiểm hơn không đeo. Việc đeo khẩu trang tưởng chừng đơn giản nhưng không phải ai cũng biết cần đeo khẩu trang đúng cách.

Khẩu trang đeo đúng cách phải che kín miệng, mũi, cằm, mặt sậm màu hướng ra ngoài và có thể loại vải nhưng cần vệ sinh phù hợp.

Bác sĩ Khanh cho biết: "Đeo khẩu trang không đúng thì hại hơn không mang. Bởi không đeo thì người ta chủ động hơn, còn những người cứ nghĩ mình có đeo khẩu trang rồi nhưng tháo ra, tháo vào rồi mất cảnh giác còn nguy hiểm hơn".

 

đeo khẩu trang sai cách

Nhân viên khi tư vấn lại tháo khẩu trang xuống

 

    Bác sĩ Khanh khuyến cáo, những người làm việc ở môi trường tiếp xúc với nhiều người lạ cần chú ý thường xuyên rửa tay sạch thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước, hoặc dung dịch rửa tay có cồn, đặc biệt có thể súc họng bằng nước muối sinh lý.

    Khi đi trên các phương tiện giao thông như: máy bay, xe khách, chưa rõ nguồn lây thì tốt nhất chủ động đeo khẩu trang đúng cách. Luôn luôn nhớ cách đeo khẩu trang cho đúng để phòng tránh được hiệu quả cao nhất. Hành động tháo khẩu trang dẫn đến lây nhiễm bệnh thực sự đáng tiếc.

Nguyên tắc đeo khẩu trang y tế đúng cách

   Đeo khẩu trang y tế đúng cách sẽ ngăn chặn hiệu quả các giọt bắn mang virus mầm bệnh văng ra khi người bệnh hắt xì, ho… Việc này tưởng chừng đơn giản nhưng không phải ai cũng biết cách đeo khẩu trang y tế chuẩn 100%.

Cách dùng khẩu trang đúng giúp ngăn ngừa bệnh như sau:

  • Chỉ sử dụng 1 lần rồi vứt vào thùng rác an toàn, có nắp đậy. Không tái sử dụng khẩu trang dùng một lần.

  • Khi đeo khẩu trang phải để mặt xanh ra ngoài do mặt màu xanh có tính chống nước, các giọt nước bọt lớn bắn vào sẽ không thấm vào trong. Mặt màu trắng có tính hút ẩm, nên quay vào trong, để hơi thở thoát ra thấm vào khẩu trang.

  • Khẩu trang phải che kín cả mũi lẫn miệng.

  • Khi mang khẩu trang tuyệt đối không sờ tay vào, vì động tác sờ tay, thậm chí chỉnh sửa khẩu trang sẽ vô tình làm cho bàn tay lây nhiễm vi rút và các tác nhân gây bệnh khác, sau đó truyền bệnh lại cho chính mình và những người xung quanh.

  • Khi tháo khẩu trang chỉ được cầm vào dây đeo qua tai, tháo ra cho vào thùng rác an toàn. Tuyệt đối không dùng tay cầm vào khẩu trang để tháo ra, thói quen lấy tay vo khẩu trang lại sẽ gây lây nhiễm vi rút và các tác nhân gây bệnh khác cho bàn tay.

  • Rửa tay với xà phòng và nước sạch ngay sau khi vứt bỏ khẩu trang.

   Trên đây là những thông tin về cách đeo khẩu trang y tế đúng chuẩn mà mỗi cá nhân cần phải hiểu rõ để thực hiện ngăn chặn tối đa nguồn lây nhiễm bệnh dịch. Nếu còn đeo khẩu trang y tế chưa đúng cách, hãy sửa ngay hôm nay nhé. Ngoài ra, để tăng hiệu quả phòng tránh bệnh, bạn chú ý rửa tay bằng xà phòng hoặc nước sát khuẩn thường xuyên, tránh những chỗ tập trung đông người, hạn chế tiếp xúc với bề mặt dễ chứa nhiều vi khuẩn như tay nắm cửa, tay vịn cầu thang,… Hy vọng thông tin trên hữu ích với quý bạn đọc.

Cập nhật số liệu người nhiễm Covid-19 ở Việt Nam.

Tính đến 9h30 ngày 12/03/2020

Số trường hợp mắc: 39

- 1 phụ nữ, 26 tuổi tại Hà Nội đi thăm chị gái tại Anh và qua Italy, Pháp và trở về Hà Nội ngày 2/3/2020 (BN17).

- 1 nam giới, 27 tuổi, quê Thái Bình đến Daegu (Hàn Quốc) và trở về Việt Nam ngày 4/3/2020 (BN18)

- 2 người tiếp xúc gần với bệnh nhân BN17 đã xác định nhiễm Covid-19 ngày 6/3 (BN19, BN20).

- 1 nam giới, 61 tuổi ở Hà Nội, là người ngồi gần hàng ghế trên chuyến bay với BN17 (BN21).

- 11 người là hành khách nước ngoài cùng đi trên chuyến bay VN0054 từ Anh về Việt Nam ngày 2/3/2020, cụ thể:

BN22: 60 tuổi, quốc tịch Anh; BN23: 66 tuổi, quốc tịch Anh; BN24: 58 tuổi, quốc tịch Anh; BN25: 70 tuổi, quốc tịch Anh; BN26: 50 tuổi, quốc tịch Ireland; BN27: 67 tuổi, quốc tịch Anh; BN28: 74 tuổi, quốc tịch Anh; BN29: 58 tuổi, quốc tịch Anh; BN30: nữ 66 tuổi, quốc tịch Anh; BN 31: 49 tuổi, quốc tịch Anh; BN 33: 58 tuổi, quốc tịch Anh.

- 1 phụ nữ 24 tuổi sống tại Anh, quốc tịch Việt Nam, có tiếp xúc với BN17 hôm 27/2 tại Anh, đã trở về Việt Nam ngày 9/3/2020 (BN32).

- 1 phụ nữ 51 tuổi, quốc tịch Việt Nam, khởi hành từ Washington DC (Mỹ) về Việt Nam, quá cảnh tại sân bay Quốc tế Doha (Qatar) và sáng ngày 2/3/2020 nhập cảnh vào Việt Nam. (BN34)

- 1 bệnh nhân nữ, 29 tuổi, quốc tịch Việt Nam, ngày 4/3/2020 có tiếp xúc trực tiếp với hai người Anh tại siêu thị Điện máy Xanh sau này xác định là BN22 và BN23. (BN35)

- 3 người đã tiếp xúc gần với bệnh nhân số 34 đã xác định nhiễm Covid-19 ngày 02/03/2020. (BN36, BN37, BN38)

- 1 bệnh nhân nam, 25 tuổi, là hướng dẫn viên du lịch, cư trú tại phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội, ngày 4/3, bệnh nhân dẫn đoàn khách nước ngoài đi du lịch tại tỉnh Ninh Bình, trong đó có tiếp xúc với bệnh nhân 24 (BN39).

Tổng số trường hợp nghi ngờ đã loại trừ:  2.798

Tổng số trường hợp nghi ngờ đang theo dõi, cách ly:  119

Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 24.938

 

XEM THÊM:

Tags: covid 19

Danh sách nhà thuốc