Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800 1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Nam giới bị tiểu khó tiểu không hết là bệnh gì?

Thứ sáu, 29-07-2022 13:52 PM

Mục lục [Ẩn]

 

   Tiểu khó, tiểu không hết là một vấn đề thường gặp ở nam giới, đặc biệt là từ tuổi trung niên trở đi. Hai tình trạng rối loạn tiểu tiện này khi đi cùng nhau có thể là dấu hiệu cảnh báo nam giới đang mắc phải một bệnh lý nào đó. Tuy nhiên, đối với nam giới đây là một vấn đề khá nhạy cảm, nên nhiều người thường không đi khám từ sớm, khiến bệnh nặng dần lên và khó điều trị. Vậy, nam giới bị tiểu khó tiểu không hết là bệnh gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu điều này trong bài viết dưới đây.

 

Nam giới bị tiểu khó tiểu không hết là bệnh gì?

Nam giới bị tiểu khó tiểu không hết là bệnh gì?

 

Tiểu khó, tiểu không hết là tình trạng như thế nào?

  Bình thường, sự phối hợp nhịp nhàng của bàng quang, tuyến tiền liệt sẽ giúp chúng ta đi tiểu một cách dễ dàng. Nước tiểu sẽ được lọc ra bởi thận và dồn lại ở bàng quang. Khi bàng quang đã chứa đủ nước, cơ vòng ở cổ bàng quang sẽ được mở để nước tiểu thoát ra ngoài qua niệu đạo.

  Tình trạng tiểu khó xảy ra khi hoạt động của những cơ quan trên bị rối loạn, không còn nhịp nhàng như trước. Người bệnh sẽ phải rặn mạnh, rặn lâu thì nước tiểu mới ra ngoài được. Đồng thời, dòng nước tiểu cũng sẽ yếu hơn bình thường.

   Tiểu không hết lại là tình trạng nước tiểu không được tống hết ra bên ngoài và đọng lại trong bàng quang. Người bệnh sẽ cảm thấy không được thoải mái sau khi đi vệ sinh và có cảm giác nặng bụng.

   Tình trạng tiểu không hết và tiểu khó thường song hành với nhau. Việc tiểu khó khiến người bệnh không thể đẩy hết nước tiểu ra ngoài trong một lần. Ngoài ra, người bệnh có thể gặp phải một số triệu chứng khác như: Thường xuyên thấy buồn tiểu, đi tiểu nhiều lần, dòng tiểu nhỏ, tiểu rắt, đau rát khi đi tiểu,...

 

Tiểu không hết khiến nước tiểu bị đọng lại trong bàng quang

Tiểu không hết khiến nước tiểu bị đọng lại trong bàng quang

 

   Hai tình trạng này khi đi cùng nhau có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý tại đường tiết niệu hoặc tuyến tiền liệt. Vậy cụ thể, những bệnh lý nào gây ra tiểu khó tiểu không hết?

 

Nam giới bị tiểu khó tiểu không hết là bệnh gì?

   Trình trạng tiểu khó, tiểu không hết thường là kết quả của những thay đổi bất thường trong hoạt động của hệ tiết niệu. Những bệnh lý có thể gây ra hai tình trạng này có thể kể đến như:

Bệnh lý khiến bàng quang không co bóp tốt

   Hoạt động của bàng quang được điều phối bởi hệ thần kinh phó giao cảm. Khi chứa nước tiểu, hệ thần kinh sẽ phát tín hiệu để cơ vòng ở cổ bàng quang thắt chặt lại và cơ bàng quang sẽ giãn ra.

   Ngược lại, khi đi tiểu, các tín hiệu thần kinh được chuyển đến sẽ thông báo để cơ vòng mở ra và cơ bàng quang co bóp, đẩy nước tiểu ra ngoài. Do đó, nếu hệ thần kinh bị tổn thương thì sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt động của bàng quang, gây ra tình trạng tiểu khó, tiểu không hết.

   Những bệnh lý gây tổn thương thần kinh có thể kể đến như: Bệnh tiểu đường, tai biến mạch máu não, chấn thương vùng cột sống, liệt cơ bàng quang,...

   Bên cạnh đó, tình trạng tiểu khó, tiểu không hết cũng có thể do vấn đề tại chính bàng quang như: Hẹp cơ cổ bàng quang, xơ cứng cơ cổ bàng quang, phì đại tuyến tiền liệt,...

 

Xơ cứng cơ cổ bàng quang sẽ gây tiểu khó, tiểu không hết

Xơ cứng cơ cổ bàng quang sẽ gây tiểu khó, tiểu không hết

 

Tắc nghẽn niệu đạo

   Niệu đạo là bộ phận hình ống có vai trò dẫn nước tiểu từ bàng quang ra khỏi cơ thể. Tình trạng hẹp niệu đạo khiến lượng nước tiểu lưu thông qua đó trở nên khó khăn. Niệu đạo càng bị hẹp thì tình trạng tiểu khó, tiểu không hết càng nghiêm trọng.

   Sỏi tiết niệu cũng là một tác nhân gây tắc nghẽn đường niệu đạo. Sỏi tiết niệu được tạo thành do sự lắng đọng các khoáng chất trong nước tiểu. Sỏi có thể xuất hiện tại thận hoặc bàng quang sau đó đi vào đường niệu đạo và gây tắc nghẽn. Kích thước của sỏi càng lớn thì mức độ tắc nghẽn càng nặng, thậm chí có thể gây bí tiểu hoàn toàn. Một số nguyên nhân gây tắc nghẽn niệu đạo có thể kể đến như: Sỏi niệu đạo, phì đại tuyến tiền liệt,...

   Như vậy, tiểu khó tiểu không hết có thể là do vấn đề tai bàng quang hay niệu đạo. Trong đó, phì đại tuyến tiền liệt là bệnh lý sẽ gây ảnh hưởng tới cả hai cơ quan này. Vậy, bệnh lý phì đại tuyến tiền liệt là gì?

Bệnh lý phì đại tuyến tiền liệt là gì?

   Phì đại tuyến tiền liệt phổ biến ở nam giới trung và cao tuổi. Bệnh thường gặp ở những người từ 40 tuổi trở lên và có xu hướng tăng dần theo tuổi. Sự gia tăng nồng độ hormone dihydrotestosterone (DHT) được cho là tác nhân gây ra bệnh lý này.

   Thông thường, có khoảng 10% testosterone trong cơ thể được chuyển hóa thành DHT. Tuy nhiên khi nam giới có tuổi, lượng testosterone sẽ giảm đi đáng kể. Lúc này, cơ thể sẽ sản sinh ra enzyme 5-alpha reductase. Enzyme này sẽ xúc tác chuyển hóa testosterone thành dihydrotestosterone (DHT).

   DHT sẽ giúp bù đắp sự thiếu hụt do suy giảm testosterone nhưng nó lại chính là tác nhân kích thích các tế bào biểu mô tuyến tiền liệt tăng sinh và gây ra bệnh lý phì đại tuyến tiền liệt.

   Kích thước tuyến tiền liệt tăng lên sẽ chèn ép vào niệu đạo và bàng quang. Sự chèn ép này sẽ gây hẹp niệu đạo và làm suy yếu cơ cổ bàng quang. Từ đó, người bệnh sẽ gặp phải những triệu chứng rối loạn tiểu tiện như: Tiểu khó, tiểu không hết, kèm theo tiểu nhiều lần, tiểu đêm, tiểu yếu,...

 

Phì đại tuyến tiền liệt chèn ép vào niệu đạo và bàng quang

Phì đại tuyến tiền liệt chèn ép vào niệu đạo và bàng quang

 

   Do sự phổ biến của mình, phì đại tuyến tiền liệt được coi là “kẻ bị tình nghi số 1” khi nam giới mắc phải tình trạng tiểu khó, tiểu nhiều lần. Vậy, người bệnh cần làm gì để cải thiện tình trạng này?

 

Biện pháp khắc phục bệnh lý phì đại tuyến tiền liệt

   Những biện pháp khắc phục tình trạng tiểu khó, tiểu không hết do bệnh lý phì đại tuyến tiền liệt có thể kể đến như:

Dùng thuốc

   Người bệnh sẽ được chỉ định những loại thuốc như:

- Thuốc làm giảm kích thước tuyến tiền liệt như Dutasteride và Finasteride, từ đó giảm tắc nghẽn niệu đạo và giảm chèn ép cơ cổ bàng quang. Tuy nhiên, chúng có thể gây tác dụng phụ như: Gây rối loạn cương dương, giảm ham muốn,...

- Các thuốc giúp giãn cơ cổ bàng quang như: Alfuzosin, doxazosin, tamsulosin hoặc terazosin giúp người bệnh đi tiểu dễ dàng hơn, giảm tiểu khó, tiểu không hết. Các loại thuốc này có thể giúp giảm triệu chứng tiểu khó, tiểu không hết, nhưng chúng vẫn sẽ có một số nhược điểm như: Đau đầu, chóng mặt, hạ huyết áp tư thế,...

Phẫu thuật

   Phẫu thuật sẽ giúp giảm kích thước tuyến tiền liệt một cách nhanh chóng, từ đó giải quyết các vấn đề như tiểu khó, tiểu không hết hay tiểu nhiều lần,... Tuy nhiên, vì tuyến tiền liệt cũng tham gia vào quá trình điều tiết nước tiểu nên khi bị loại bỏ, người bệnh có thể gặp tình trạng tiểu không tự chủ,...

   Đồng thời, tuyến tiền liệt còn kiểm soát quá trình xuất tinh, nên sau khi phẫu thuật, người bệnh có thể gặp tình trạng xuất tinh ngược dòng. Đặc biệt, tuyến tiền liệt vẫn có thể phát triển trở lại sau khi phẫu thuật một thời gian.

Sử dụng thảo dược tự nhiên

   Hiện nay, nhiều loại thảo dược khác nhau đã được chứng minh là có khả năng ức chế nguyên nhân gây phì đại. Từ đó, chúng giúp giảm kích thước tuyến tiền liệt và các triệu chứng như tiểu khó, tiểu không hết. Tiêu biểu trong số đó là quả cọ lùn.

   Trong một nghiên cứu tại đại học California từ tháng 7 năm 2001 đến tháng 5 năm 2004, các nhà khoa học đã phát hiện quả cọ lùn có tác dụng làm giảm kích thước tuyến tiền liệt và triệu chứng rối loạn tiểu tiện khi cho người bệnh sử dụng 320 mg quả cọ lùn/ngày.

   Hiện nay, BoniMen của Canada chính là sản phẩm có chứa quả cọ lùn và nhiều thành phần khác giúp kiểm soát bệnh phì đại tuyến tiền liệt một cách hiệu quả.

 

BoniMen – Giải pháp giúp giảm tiểu khó, tiểu nhiều lần do phì đại tuyến tiền liệt

   Bên cạnh quả cọ lùn, BoniMen còn được kết hợp thêm dầu hạt bí đỏ và vỏ cây anh đào châu Phi. Ba loại thảo dược này sẽ giúp tăng cường tác dụng ức chế enzyme 5-alpha reductase, giúp giảm kích thước của tuyến tiền liệt và các triệu chứng tiểu đêm, tiểu khó, tiểu nhiều lần,...

   Đồng thời, BoniMen còn được bổ sung thêm những thành phần khác như:

- Tầm ma, bồ công anh, uva ursi, cranberry, lá Buchu giúp lợi tiểu, ức chế vi khuẩn có hại sinh sôi ở đường tiết niệu, ngăn ngừa viêm đường tiết niệu

- Kẽm, selen, đồng, vitamin E, vitamin B6 giúp nâng cao sinh lý cho người bệnh, làm chậm sự phát triển của u xơ tiền liệt tuyến.

- Lycopene chiết xuất từ cà chua, giúp chống oxy hóa, bảo vệ các tế bào tuyến tiền liệt.

 

 Thành phần của sản phẩm BoniMen

Thành phần của sản phẩm BoniMen

 

   Bên cạnh đó, các thành phần của BoniMen còn được bào chế bằng công nghệ Microfluidizer hiện đại, tạo thành các phân tử Nano (kích thước dưới 70 nm), giúp loại bỏ các tạp chất, tăng thời gian sử dụng và khả năng hấp thu.

 

Chia sẻ của khách hàng về BoniMen

   Với sự trợ giúp của BoniMen, nhiều người bệnh đã không còn phải lo lắng về tình trạng tiểu khó, tiểu không hết và bệnh lý phì đại tuyến tiền liệt. Tiêu biểu trong số đó là trường hợp của:

   Bác Nguyễn Đức Du (72 tuổi), ở thôn Phú Thọ, xã Quảng Phú, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh, điện thoại: 0975.652.419

   Bác Du chia sẻ: “Từ năm 71 tuổi, bác đã gặp phải tình trạng tiểu khó, tiểu không hết, tiểu đêm 4 – 5 lần. Mỗi lần đi tiểu, bác phải rặn mãi mới ra, mà cũng chỉ rỉ rỉ ra một chút thôi. Bụng lúc nào cũng thấy căng tức khó chịu. Tiểu đêm nhiều còn làm bác mất ngủ, mệt mỏi vô cùng. Đi khám lần đầu, kích thước đã lên 30 gram. Bác cũng dùng thuốc như hướng dẫn nhưng vài tháng sau kích thước lại tăng lên thêm 15 gram nữa.”

   “Từ khi dùng sản phẩm BoniMen của Canada, bác mới có lại được cuộc sống bình thường. Sau 4 lọ BoniMen, bác đã đi tiểu thoải mái hơn nhiều, không cần rặn, mỗi đêm cũng chỉ đi khoảng 2 – 3 lần. Lần nào tiểu xong bác cũng đều thấy thoải mái, nhẹ bụng. Sau khi đủ liệu trình, mỗi đêm bác chỉ còn phải dậy đi tiểu 1 lần thôi. Sau khi đi khám lại thì kích thước tuyến tiền liệt của bác giảm còn 19 gram rồi.”

 

Bác Nguyễn Đức Du (72 tuổi)

 

    Hy vọng, bài viết trên đây đã cung cấp thêm nhiều thông tin hữu ích về những bệnh lý gây tiểu khó tiểu không hết, tiểu nhiều lần và cách khắc phục hiệu quả. BoniMen là giải pháp giúp giảm kích thước tuyến tiền liệt và các triệu chứng rối loạn tiểu tiện một cách an toàn, hiệu quả. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì khác, bạn vui lòng gọi đến hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp. Cảm ơn các bạn!

 

XEM THÊM:

 

Đặt câu hỏi cho bác sĩ

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800 1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniMen 30V

250.000đ

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800 1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc