Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800 1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Đậu nành và sự liên quan đến bệnh ung thư

Thứ bảy, 01-02-2020 11:43 AM

Đậu nành là một loại thực phẩm rất phổ biến ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Trên thế giới cũng đã có nhiều nghiên cứu khoa học về sự liên quan của đậu nành và bệnh ung thư, nhất là ung thư vú. Vậy loại thực phẩm này tác động tốt hay xấu, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ở bài viết này nhé !

 

 

Đậu nành và bệnh ung thư vú

Theo nghiên cứu phụ nữ ở các nước châu Á ăn nhiều đậu nành, và điều này liên quan đến chuyện nguy cơ mắc ung thư vú ở họ thấp hơn 30% so với phụ nữ Mỹ, những người ăn đậu nành ít hơn đáng kể. Cụ thể là lượng tiêu thụ isoflavone ở một người bình thường ở Nhật Bản là từ 30 đến 50mg, so với chưa đến 3mg ở châu Âu và Mỹ.

Đậu nành cũng có liên quan đến việc giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh ung thư vú. Theo nghiên cứu của Fang Fang Zhang (phó giáo sư tại Đại học Tufts ở Massachusetts) thực hiện trên 6.000 phụ nữ mắc bệnh ung thư vú sống ở Mỹ đã cho thấy rằng tỷ lệ tử vong ở những người ăn nhiều đậu nành giảm đi 21%.

Tác dụng của đậu nành thể hiện rõ rệt nhất ở các những phụ nữ bị ung thư vú âm tính với thụ thể hormone, một loại ung thư vú tiến triển nhanh. Ở loại bệnh này, các khối u thiếu thụ thể estrogen và progesterone, và do đó, không phản ứng tích cực đối với các liệu pháp hormone.

Ông Zhang  cho biết "Phát hiện của chúng tôi cho thấy với những phụ nữ bị ung thư vú dạng âm tính với thụ thể hormone thì việc ăn các thực phẩm làm từ đậu nành có thể giúp cải thiện tuổi thọ đáng kể".

 

Đậu nành có gây ung thư vú không ?

Theo lý thuyết, Isoflavone trong đậu nành hoạt động như hormon estrogen và liên kết với các thụ thể estrogen trong cơ thể - mà estrogen thì có thể thúc đẩy sự phát triển của một số loại ung thư vú.

Mặc dù các nhà khoa học đã nghiên cứu rộng rãi về hiệu ứng hợp chất trong cơ thể trong vài thập kỷ qua, nhưng câu hỏi liệu chất isoflavone có góp phần tạo nguy cơ ung thư hay không cho đến nay vẫn chưa được giải đáp rõ ràng.

Theo Leena Hilakivi-Clarke - giáo sư chuyên về bệnh ung thư tại Đại học Y Georgetown ở Washington :“Không ai đem thực phẩm làm từ đậu nành cho mọi người rồi theo dõi xem họ có nguy cơ bị ung thư vú cao hơn so với những người không được trao cho các thực phẩm đó hay không”

Một chương trình rà soát về tác động của đậu nành đối với nguy cơ ung thư vú cho thấy các nghiên cứu hướng tới sự điều chỉnh chỉ số cơ thể (BMI), một dấu hiệu phổ biến về sức khỏe, thì ít đề cập tới đậu nành hơn so với các nghiên cứu không chú trọng tới BMI.

Điều này có nghĩa là mức giảm nguy cơ ung thư vú có thể là do chỉ số BMI thấp hơn chứ không phải do ăn nhiều đậu nành.

Nếu đậu nành làm giảm nguy cơ ung thư vú, có thể là do isoflavone của nó có thể tăng cường quá trình chết rụng tế bào (apoptosis): một cơ chế di truyền giúp các tế bào tự hủy khi chúng bị tổn thương DNA mà chúng không thể sửa chữa. Không có quá trình này, các tế bào bị hư hỏng có thể hình thành ung thư.

 

Đậu nành khiến tế bào ung thư phát triển nhanh ?

Theo một số nghiên cứu được thực hiện ở phòng thí nghiệm, đậu nành được phát hiện là khiến các tế bào ung thư tăng trưởng.

Trong một thử nghiệm thực hiện từ năm 2001, những con chuột có hệ thống miễn dịch bị ức chế và có các khối u ung thư được cho ăn isoflavone. Các khối u của chúng được đo trong vòng 11 tuần.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng isoflavone dẫn đến tăng trưởng tế bào ung thư. Bọn chuột sau đó được chuyển sang chế độ ăn không có isoflavone - và khối u của chúng đã thoái lui trong chín tuần sau đó.

Trong khi đó, trong một nghiên cứu từ năm 1999, những người thực hiện đã cấy tế bào ung thư vú ở người vào chuột và một số con chuột được cho ăn isoflavone. Họ cũng phát hiện ra rằng chế độ ăn isoflavone khiến cho các khối u ung thư phát triển lên.

Nhưng một đánh giá gần đây hơn, được thực hiện vào năm 2010, rà soát lại hơn 100 nghiên cứu, kết luận rằng về tổng thể, các thử nghiệm trong phòng thí nghiệm cho thấy không có nguy cơ đáng kể nào trong việc đậu nành làm gia tăng bệnh ung thư vú.

Theo Bruce Trock - giáo sư dịch tễ học và ung thư học tại Trường Y Johns Hopkins, Maryland, Mỹ :“ Isoflavone có xu hướng liên kết với các thụ thể beta nhiều hơn nên nó nhiều khả năng sẽ làm giảm các rủi ro gây ung thư”.

Một lý do khiến cho việc ta không có câu trả lời rõ rệt là bởi isoflavone hoạt động giống như estrogen trong cơ thể. Khi chúng ta ăn đậu nành, isoflavone hoặc là liên kết với thụ thể alpha oestrogen trong cơ thể, kích thích tốc độ tăng trưởng của khối u, hoặc liên kết với thụ thể beta, làm giảm tốc độ tăng trưởng và gây ra quá trình chết rụng tế bào.

 

>>> Xem thêm:

Danh sách nhà thuốc