Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800 1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Bệnh gút nên ăn gì? Cách xây dựng thực đơn phù hợp dành cho người bệnh gút

Thứ hai, 23-11-2020 13:53 PM

Mục lục [Ẩn]

 

   Gút là bệnh lý gắn liền với chế độ ăn uống, tình trạng bệnh có được kiểm soát tốt hay không thường phụ thuộc nhiều vào thực đơn hằng ngày của người bệnh. Vậy bệnh gút nên ăn gì? Cần xây dựng thực đơn như thế nào để cải thiện bệnh này? Lời giải đáp chi tiết nhất sẽ có ở bài viết dưới đây, mời các bạn cùng đón đọc!

 

Bệnh gút nên ăn gì?

Bệnh gút nên ăn gì?

 

Lý giải mối quan hệ giữa bệnh gút và chế độ ăn uống

   Bệnh gút xảy ra khi acid uric tăng cao trong máu, dẫn đến hình thành tinh thể muối urat và lắng đọng tại các khớp gây cơn gút cấp.

   Những yếu tố làm tăng acid uric máu gồm có chế độ ăn uống, tác dụng phụ của thuốc tây y, các bệnh về thận… Trong đó, chế độ ăn uống chính là nguyên nhân gây bệnh gút thường gặp nhất.

   Cụ thể, acid uric máu được hình thành từ quá trình phân hủy thức ăn giàu đạm chứa nhân purin. Do vậy, nếu một người ăn quá nhiều những thực phẩm sau đây đều khiến nồng độ acid uric trong máu tăng cao và làm bùng phát cơn gút cấp:

  • Thực phẩm giàu đạm: Thịt bò, thịt chó, gan, thận, tôm, cua, trứng vịt lộn...
  • Thực phẩm tăng trưởng nhanh: Nấm, măng, giá đỗ,...
  • Đồ uống làm giảm đào thải acid uric: Rượu, bia, nước ngọt có ga...

   Nếu bệnh nhân chỉ dùng thuốc điều trị bệnh gút mà không kết hợp kiêng khem trong chế độ ăn uống, vẫn ăn nhiều những món ăn trong các nhóm trên, acid uric máu sẽ tăng cao, theo đó cơn gút cấp sẽ tái đi tái lại nhiều lần, đồng thời bệnh gút tiến triển nặng, người bệnh có nguy cơ cao gặp các biến chứng nguy hiểm như hạt tophi, tàn phế khớp, sỏi thận, suy thận

   Chính vì thế, để kiểm soát tốt acid uric trong máu, người bệnh cần rất cẩn thận trong chế độ ăn uống hằng ngày. Vậy bệnh gút nên ăn gì để cải thiện tốt tình trạng bệnh?

 

Bệnh gút nên ăn gì để kiểm soát tốt acid uric máu?

Bệnh gút nên ăn gì để kiểm soát tốt acid uric máu?

 

Bệnh gút nên ăn gì?

   Thực phẩm được cho là tốt với người bệnh gút phải đáp ứng được yêu cầu không làm tăng nồng độ acid uric máu. Ngoài ra có thể giúp hỗ trợ hạ acid uric máu hoặc cung cấp chất chống oxy hóa, giúp giảm viêm, giảm đau khớp.

   Những loại thực phẩm người bệnh gút nên ăn nhiều gồm có:

  • Bổ sung thêm 500 - 1000mg vitamin C hàng ngày bằng các loại hoa quả như ổi, đu đủ, kiwi, cam...
  • Uống nhiều nước để tăng cường đào thải acid uric, nên uống nước khoáng kiềm.
  • Tích cực ăn nhiều rau củ như cải xanh, cải bắp, khoai tây, bí đỏ, táo, lê, nho, cà chua, ngũ cốc nguyên hạt…
  • Tăng cường các loại thực phẩm góp phần giúp kiểm soát acid uric trong máu như quả anh đào đen, cải bẹ xanh, chuối, dưa hấu...
  • Bổ sung nhiều thực phẩm giàu tinh bột như mì, phở, bún, khoai, bánh mì, ngũ cốc, gạo, mì....
  • Nên thay thế các loại mỡ động vật bằng dầu ô liu, dầu lạc, dầu vừng....để giảm bớt lượng chất béo.
  • Sử dụng sữa ít béo và sản phẩm từ sữa để bổ sung dưỡng chất cho cơ thể.

 

Sữa ít béo và các sản phẩm từ sữa rất tốt cho người bệnh gút

Sữa ít béo và các sản phẩm từ sữa rất tốt cho người bệnh gút

 

  • Chỉ nên ăn các loại thịt có màu trắng (thịt cá sông, thịt lườn gà, thịt heo ...) vì thịt có màu trắng thường ít purin hơn, vừa hạn chế tăng acid uric máu vừa cung cấp đủ lượng protein cần thiết cho cơ thể (50-100g/ngày).

   Vì phải kiêng khem rất cẩn thận trong chế độ ăn uống, nên người bệnh gút dễ bị thiếu dưỡng chất nếu không xây dựng thực đơn phù hợp. Phần tiếp theo chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu cách xây dựng thực đơn dành cho người bệnh gút!

 

Cách xây dựng thực đơn phù hợp dành cho người bệnh gút

   Với nguyên tắc là tránh xa thực phẩm làm tăng acid uric, tích cực bổ sung thực phẩm giúp hạ acid uric máu, đồng thời cân đối dinh dưỡng cho cơ thể, người bệnh gút có thể tham khảo thực đơn mẫu dưới đây:

Bữa sáng:

  • Ngũ cốc nguyên hạt với sữa gầy hoặc sữa ít béo/bún thịt/bánh cuốn thịt (150g)
  • 5 Quả dâu tây tươi/chuối/xoài
  • Nước lọc

 

Người bệnh gút nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày

Người bệnh gút nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày

 

Bữa trưa:

  • Cơm 1 bát nhỏ (150g)
  • Gà rang/giò chay/tôm chay (50g)
  • Salad rau xanh hoặc canh rau (200g)

Bữa xế:

  • Dưa hấu/nhãn (200g)
  • Nước

Bữa tối:

  • Cơm (150g)
  • Lạc, vừng rang/tôm (50g)
  • Đậu xanh luộc/ canh bí xanh/ su hào xào (200g)
  • Xoài chín/dưa lưới (200gr)
  • Sữa chua ít chất béo
  • Trà thảo dược: Trà hạt cần tây, mã đề, gừng…

   Việc kiêng khem trong chế độ ăn uống sẽ góp phần giúp kiểm soát acid uric máu. Tuy nhiên, với người bệnh gút lâu năm, nồng độ acid uric máu luôn ở ngưỡng cao, nếu chỉ cẩn thận trong ăn uống là không đủ. Thực tế nhiều bệnh nhân đã ăn uống kiêng khem khoa học, bổ sung các loại thực phẩm tốt, nhưng vẫn thường xuyên bị tái phát cơn gút cấp gây nhiều đau đớn, cơ thể thì ngày càng gầy yếu hơn vì thiếu dưỡng chất.

   Vậy liệu có giải pháp nào vừa giúp cải thiện tốt bệnh gút vừa giúp người bệnh ăn uống thoải mái hơn không? Đáp án chính là sử dụng viên uống thảo dược BoniGut + của Mỹ.

 

BoniGut + - Giải pháp hoàn hảo dành cho người bệnh gút

BoniGut + - Giải pháp hoàn hảo dành cho người bệnh gút

 

BoniGut + - Giải pháp hoàn hảo dành cho người bệnh gút

   BoniGut + là sản phẩm có thành phần 100% thảo dược thiên nhiên nên rất an toàn và lành tính, không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào cho người sử dụng. Công thức toàn diện của BoniGut + là sự kết hợp tinh tế của nhiều loại thảo dược quý, được chia thành từng nhóm tác dụng như sau:

Nhóm thành phần giúp hạ acid uric máu:

  • Quả anh đào đen, hạt cần tây, hạt nhãn: Các thảo dược này có tác dụng ức chế enzyme xanthine oxidase - enzyme tham gia vào quá trình tổng hợp acid uric, từ đó giúp ức chế hình thành acid uric trong máu. Đồng thời, tính kiềm của hạt cần tây còn giúp trung hòa acid uric trong máu.
  • Trạch tả, mã đề, ngưu bàng tử, bách xù: Nhóm thảo dược này có tác dụng giúp lợi tiểu, từ đó giúp tăng đào thải acid uric qua đường nước tiểu.

Nhóm thành phần giúp giảm đau, chống viêm:

   BoniGut + kết hợp các thảo dược như lá húng tây, bạc hà, gừng, tầm ma, kim sa, quả anh đào đen, hạt cần tây… giúp chống viêm, giảm đau theo nhiều cơ chế khác nhau, cải thiện hiệu quả các triệu chứng khó chịu, đau đớn trong cơn gút cấp, ví dụ như:

  • Quả anh đào đen chứa hoạt chất Anthocyanin, đây là chất chống oxy hoá rất mạnh, gấp 50 lần vitamin C và 20 lần vitamin E.
  • Hạt cần tây chứa phenol và các hợp chất chống oxy hóa khác như acid caffeic, acid p-coumaric, acid ferulic, apigenin, tannin, saponin, kaempferol,… giúp ức chế hoạt động các gốc tự do có hại, bảo vệ các khớp.
  • Ngưu bàng tử chứa quercetin, luteolin và axit phenolic là những chất chống oxy hóa rất mạnh.

Nhóm giúp tăng cường chức năng thận, bàng quang và sức khỏe đường tiết niệu:

   Trong cuốn sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của GS.TS Đỗ Tất Lợi đã chỉ rõ:

  • Trạch tả có tác dụng giúp lợi tiểu, làm tăng cường chức năng của thận, bàng quang và sức khỏe đường tiết niệu.
  • Hạt mã đề giúp cải thiện nhiễm trùng đường tiết niệu cấp, lợi tiểu, làm giảm chứng tiểu dắt,...

 

 Thành phần toàn diện của BoniGut +

Thành phần toàn diện của BoniGut +

 

   Nhờ đó, BoniGut + mang đến hiệu quả toàn diện cho người bệnh gút. Sản phẩm giúp:

  • Hạ acid uric máu về ngưỡng an toàn.
  • Ngăn ngừa cơn gút cấp tái phát.
  • Co nhỏ hạt tophi, phòng ngừa biến chứng nguy hiểm của bệnh gút.
  • Chống viêm, giảm đau nhức trong cơn gút cấp, bảo vệ các khớp.

   Sau khi nồng độ acid uric máu đã hạ về ngưỡng an toàn, việc duy trì sử dụng BoniGut + sẽ giúp người bệnh ăn uống thoải mái hơn, không cần phải kiêng khem quá hà khắc như trước nữa.

 

Chiến thắng bệnh gút một cách nhẹ nhàng nhờ BoniGut +

   Sau hơn 10 năm có mặt trên thị trường Việt Nam, BoniGut + đã giúp hàng vạn bệnh nhân chiến thắng bệnh gút một cách nhẹ nhàng.

Chú Phạm Văn Công (46 tuổi) ở thôn Xích Thổ, xã Hồng Thái, huyện An Dương, thành phố Hải Phòng, số điện thoại: 0389044939.

 

 Chú Phạm Văn Công, 46 tuổi

Chú Phạm Văn Công, 46 tuổi

 

Chú Công chia sẻ: “Chú phát hiện bị gút năm 2013, lúc đó nồng độ acid uric máu của chú rất cao khoảng 715 μmol/l. Khi gặp cơn gút cấp, chú đau đớn đến mức không thể đi lại được. Chú không biết bệnh gút nên ăn gì, ngồi vào mâm cơm, món nào chú cũng sợ ăn vào là bị đau gút cấp nên chú chả dám ăn, vậy mà các cơn gút cấp vẫn tái phát liên tục khiến chú khổ sở vô cùng.”

“May mắn thay chú biết đến sản phẩm BoniGut + của Mỹ. Chú dùng với liều 4 viên/ngày, chia 2 lần. Sau khoảng 2 tháng, cơn gút cấp tái phát đúng 1 lần mà không đau nhiều như trước nữa, chú vẫn có thể đi lại nhẹ nhàng được. Sau khoảng 4 tháng, chú đi kiểm tra lại thì nồng độ acid uric máu chỉ còn 345 μmol/l. Chú cũng ăn uống thoải mái hơn, không cần quá kiêng khem khổ sở nữa. Ngày trước dù ngồi vào quán nhậu, nhưng chú tuyệt đối không dám uống ngụm rượu bia nào, giờ có BoniGut +, thỉnh thoảng chú uống vài cốc bia mà vẫn không hề gì. BoniGut + hiệu quả thật đấy!”

 

Chú Nguyễn Thành Phương, 57 tuổi ở 35A, đường Tám Danh (đường 13 cũ), Phường 4, quận 8, Hồ Chí Minh, điện thoại: 0909.355.861.

 

Chú Nguyễn Thành Phương, 57 tuổi

Chú Nguyễn Thành Phương, 57 tuổi

 

Chú Phương tâm sự: “Chú có cơn gút cấp đầu tiên vào năm 2004, ngón chân cái đau dữ dội, rất nhanh sau đó các khớp chân chú sưng vù, nóng rát, đau tới run cả người. Chú đi khám thì được bác sĩ chẩn đoán bị gút, chỉ số acid uric lúc đó là hơn 700 µmol/l. Chú không biết bệnh gút nên ăn gì, sợ lại bùng phát cơn gút cấp nên chú kiêng khem nghiêm ngặt nhưng bệnh không có tiến triển, các cơn đau vẫn tái phát liên tục khiến chú mệt mỏi vô cùng. Vì đau nhiều, lại không dám ăn uống, nên chú bị sụt mất 6kg chỉ trong vòng 6 tháng.”

“Mọi chuyện đã thật sự đổi khác khi chú biết đến BoniGut +. Chú dùng 4 viên/ngày, sau 2 tháng chú đã thấy có sự cải thiện rõ rệt. Dù vẫn có cơn đau nhưng không hề dữ dội như trước mà chỉ thấy hơi nhức thôi. Sau 4 tháng, chú chưa bị đau thêm lần nào nữa, acid uric chỉ còn 450 mmol/l. Thấy hiệu quả tốt chú duy trì dùng tiếp, lần gần đây nhất đi khám chỉ số acid uric máu chỉ còn 420 mmol/l. Từ ngày dùng BoniGut +, chú ăn uống thoải mái hơn trước mà cũng không hề gì, đến nay chú đã lấy lại được cân nặng rồi đấy. Chú mừng lắm!”

   Hy vọng qua bài viết, quý bạn đọc đã biết được “Bệnh gút nên ăn gì? Cách xây dựng thực đơn phù hợp dành cho người bệnh gút”, cũng như nắm được giải pháp khắc phục bệnh này hiệu quả đến từ BoniGut + của Mỹ. Nếu còn bất kỳ băn khoăn gì về bệnh này và sản phẩm BoniGut +, mời bạn gọi điện lên tổng đài miễn cước 1800.1044 để được giải đáp. Cảm ơn các bạn!

 

 

XEM THÊM:

 

Đặt câu hỏi cho bác sĩ

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800 1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniGut+ 30V

230.000đ

BoniGut+ 60V

405.000đ

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800 1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc