Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800 1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Bệnh gút uống thuốc gì? Ảnh hưởng của các thuốc điều trị gút đến sức khỏe người bệnh

Thứ hai, 28-09-2020 10:22 AM

Mục lục [Ẩn]

 

  “Bệnh gút uống thuốc gì? Việc uống những thuốc đó trong khoảng thời gian dài liệu có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không? Và liệu có giải pháp nào không cần dùng thuốc mà vẫn có thể kiểm soát tốt bệnh gút hay không?" là những câu hỏi mà rất nhiều người bệnh gút còn băn khoăn. Nếu bạn cũng có những thắc mắc như vậy thì hãy đọc bài viết sau để có được câu trả lời chính xác nhé.

 

 Bệnh gút uống thuốc gì?

Bệnh gút uống thuốc gì?

 

Bệnh gút là gì?

   Gút là bệnh rối loạn chuyển hoá nhân purin liên quan chủ yếu đến chế độ ăn uống thiếu lành mạnh khiến nồng độ acid uric máu tăng cao dẫn đến lắng đọng các tinh thể muối natri tại các mô. Nếu các tinh thể này lắng đọng ở khớp (ở sụn khớp, bao hoạt dịch) sẽ làm cho khớp bị viêm, gây đau đớn.

    Biểu hiện dễ nhận thấy của bệnh là tình trạng sưng, tấy đỏ ở khớp, thường là các khớp chân và khớp tay. Người bệnh sẽ cảm thấy đau đớn tột cùng và khó khăn trong việc đi lại. Cơn đau thường khởi phát đột ngột vào lúc nửa đêm hay gần sáng.

 

Triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau các khớp ở người bệnh khi gặp cơn gút cấp

Triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau các khớp ở người bệnh khi gặp cơn gút cấp

 

   Ngoài tình trạng sưng, đau các khớp, đôi khi người bệnh còn có biểu hiện sốt nhẹ.

   Cơn gút cấp sẽ kéo dài 5-7 ngày, sau đó các triệu chứng sưng viêm giảm dần. Bạn không nên chủ quan nghĩ rằng cơn gút cấp chỉ thoáng qua thôi, không cần chữa trị. Nếu không có biện pháp kiểm soát bệnh, cơn gút cấp sẽ còn tái phát lại nhiều lần khiến bạn ngày càng đau đớn, khổ sở. Nghiêm trọng hơn là việc cơn gút cấp tái phát nhiều lần còn gây ra những biến chứng nguy hiểm (hạt tophi, suy thận, biến dạng khớp, tàn phế…). Vì vậy, nếu bạn thấy những dấu hiệu trên, nghi ngờ bản thân có thể mắc bệnh gút, bạn nên đến gặp bác sĩ ngay nhé!

 

Bệnh gút uống thuốc gì? Ảnh hưởng của các thuốc điều trị gút đến sức khỏe người bệnh

   Khi đã tiến hành các xét nghiệm cần thiết và được chẩn đoán mắc bệnh gút, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định phác đồ điều trị cụ thể theo giai đoạn: Cấp tính và mãn tính gồm các loại thuốc điển hình sau:

Các thuốc dùng trong điều trị đau gút cấp

   Các loại thuốc dưới đây được chỉ định điều trị giảm đau khi bệnh nhân bị cơn gút cấp tấn công:

 - Thuốc Colchicine

   Đây là loại thuốc được dùng để điều trị bệnh gút lâu đời nhất, có hiệu quả với 85% trường hợp đau cấp tính. Tuy nhiên, các tác dụng phụ của thuốc cũng gây ra nhiều khó chịu cho bệnh nhân, ví dụ như buồn nôn, tiêu chảy, nổi ban... Khi sử dụng Colchicine liều cao, người bệnh có thể bị thiếu máu, rụng tóc, viêm thần kinh ngoại biên…

    Ngoài tác dụng giảm đau cấp tính, khi người bệnh đã qua giai đoạn đau cấp tính bác sĩ vẫn có thể tiếp tục kê đơn colchicine với liều thấp để ngăn chặn những cơn đau cấp xảy ra trong tương lai.

 

Sử dụng Colchicine khiến nhiều bệnh nhân bị tiêu chảy

Sử dụng Colchicine khiến nhiều bệnh nhân bị tiêu chảy

 

 - Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs)

   Nhóm thuốc này bao gồm các loại thuốc giảm đau: Ibuprofen, naproxen sodium, indomethacin hoặc celecoxib. Các thuốc này được sử dụng để giảm đau khi bệnh nhân bị cơn gút cấp tấn công. Đây được xem là một trong các phương pháp điều trị đầu tiên trước khi bắt đầu quá trình điều trị lâu dài.

    Bác sĩ có thể kê thuốc NSAIDs với liều cao để ngăn chặn những cơn đau cấp tính. Sau đó là một liều thấp hơn để sử dụng mỗi ngày, phòng tránh cơn đau gút cấp tính tái phát trong tương lai.

   Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân vì không thể chịu đựng được sự đau đớn khi bị cơn gút cấp tấn công nên đã lạm dụng các thuốc thuộc nhóm NSAIDs. Việc làm này khiến nhiều người bệnh gặp tác dụng phụ chảy máu, loét, thủng dạ dày, suy gan và một số bệnh liên quan đến tim mạch…

- Thuốc Glucocorticoid

   Các thuốc trong nhóm này được bác sĩ chỉ định điều trị khi Colchicine và NSAIDs không có tác dụng. Người bệnh nên hạn chế sử dụng và chỉ sử dụng ngắn ngày bởi chúng có rất nhiều tác dụng phụ:

    + Phù, tăng huyết áp do giữ muối và nước.

    + Loét dạ dày, tá tràng.  

    + Vết thương chậm lành, dễ nhiễm trùng.  

    + Tăng đường huyết hoặc làm nặng thêm bệnh đái tháo đường. 

   + Loãng xương, xốp xương. 

   + Rối loạn phân bố mỡ. 

   + Suy thượng thận cấp khi ngừng thuốc đột ngột. 

 

Sử dụng Glucocorticoid gây ra nhiều tác dụng phụ, trong đó có phù

Sử dụng Glucocorticoid gây ra nhiều tác dụng phụ, trong đó có phù

 

Các loại thuốc ngăn ngừa gút mãn tính

 Khi qua cơn gút cấp, các bác sĩ có thể kê thêm cho bạn một số loại thuốc tây giúp hạ uric máu. Có 2 nhóm thuốc giảm acid uric máu, đó là nhóm ức chế tổng hợp acid uric và nhóm tăng đào thải acid uric:

 - Nhóm thuốc ức chế tổng hợp acid uric 

   + Allopurinol được lựa chọn ưu tiên trong điều trị gút mãn tính. Trong quá trình điều trị, người bệnh cần được theo dõi chặt chẽ các xét nghiệm gan, công thức máu và chức năng thận. Độc tính trong thuốc có khả năng gây phát ban, nhiễm độc gan, ức chế tủy xương và các phản ứng nghiêm trọng.

  + Febuxostat là thuốc được chỉ định kết hợp với allopurinol hoặc thay thế khi không đáp ứng hoặc không dung nạp hay dị ứng với allopurinol. Thuốc có thể gây ra nhiều tác dụng phụ như đau dạ dày, phát ban, buồn nôn, vàng da, nước tiểu đậm màu, giảm cân và gây bùng phát cơn đau tim.

- Nhóm thuốc tăng thải acid uric

   + Probenecid là thuốc tăng thải trừ acid uric được dùng nhiều trên lâm sàng. Loại thuốc này thường được dùng trong trường hợp tăng acid uric máu do bệnh gút mãn tính hoặc tăng acid uric thứ phát do sử dụng thuốc lợi tiểu. Thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ như tăng số lần tiểu tiện, buồn nôn, chóng mặt, đau đầu, nôn mửa,… và một số tác dụng phụ hiếm gặp có mức độ nghiêm trọng như hội chứng Stevens-Johnson, thiếu máu bất sản, hội chứng thận hư, thiếu máu tan huyết và hoại tử gan.

   + Lesinurad là thuốc tăng đào thải axit uric được FDA công nhận và chính thức đưa vào sử dụng từ năm 2015. Thuốc chống chỉ định với người ghép thận, suy thận nặng, bệnh nhân lọc máu…

   + Benzbromarone thường được sử dụng để làm giảm nồng độ acid uric trong huyết tương ở bệnh nhân gút. Tuy nhiên, từ năm 2003, một số nước cho thu hồi các biệt dược chứa Benzbromarone vì nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy thuốc có thể gây độc tính lên gan – thậm chí dẫn đến tử vong.

   Các loại thuốc tây được sử dụng trong điều trị bệnh gút có thể mang đến hiệu quả giảm đau và hạ acid uric nhanh chóng nhưng về lâu dài, nó lại gây ra nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng tới sức khỏe, đặc biệt là chức năng gan, thận. Vì vậy, các chuyên gia khuyên người bị gút nên tìm cho mình giải pháp kiểm soát bệnh an toàn hơn.

   Giải pháp tối ưu được các bác sĩ đánh giá cao hiện nay là sử dụng sản phẩm thảo dược thiên nhiên cải thiện bệnh gút. Bởi sản phẩm được bào chế từ thiên nhiên sẽ an toàn, lành tính, đẩy lùi bệnh một cách từ từ và mang lại hiệu quả lâu dài. Một trong số các sản phẩm thảo dược đã và đang được nhiều người tin dùng tại Việt Nam là viên uống BoniGut + của Mỹ.

 

BoniGut  + - Giải pháp cải thiện bệnh Gút hiệu quả.

   BoniGut + có công thức rất toàn diện với sự kết hợp của 12 loại thảo dược tự nhiên giúp hạ acid uric máu và giảm đau chống viêm hiệu quả. Cụ thể là:

- Quả anh đào đen, hạt cần tây và hạt nhãn: Có tác dụng rất hiệu quả trong việc giúp ức chế enzyme xanthine oxidase (enzyme tham gia vào quá trình tổng hợp acid uric), từ đó ngăn chặn sự tạo thành acid uric. Ngoài ra, chiết xuất hạt cần tây còn có tính kiềm giúp trung hòa acid uric trong máu hiệu quả.

- Trạch tả, bách xù, ngưu bàng tử, hạt mã đề: Có tác dụng giúp lợi tiểu, làm tăng đào thải acid uric trong máu qua đường nước tiểu.

- Gừng, tầm ma, húng tây, bạc hà, kim sa: Có tác dụng giúp chống viêm, giảm đau theo nhiều cơ chế khác nhau giúp khả năng giảm đau chống viêm tăng lên nhiều lần.

 

Công thức vượt trội của BoniGut +

Công thức vượt trội của BoniGut +

 

   Với các thành phần toàn diện như trên, BoniGut + vừa giúp hạ acid uric trong máu, vừa giúp giảm đau chống viêm hiệu quả, là lựa chọn tốt nhất của những người bị bệnh gút và tăng uric máu.

   Đặc biệt, BoniGut + được chiết xuất hoàn toàn từ thảo dược thiên nhiên, không gây ra tác dụng phụ trên gan, thận như khi sử dụng thuốc tây nên các bạn có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng.

   BoniGut + được phân phối độc quyền tại Việt Nam bởi Công ty Botania (1 trong 5 công ty phân phối thực phẩm bảo vệ sức khỏe lớn nhất hiện nay). Năm 2018, Công ty Botania vinh dự được nhận giải thưởng TOP 10 - Thương hiệu, nhãn hiệu tin dùng do Trung tâm Chống hàng giả, Hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu TP. Hà Nội bình chọn.

 

Giải thưởng TOP 10 - Thương hiệu, nhãn hiệu tin dùng

Giải thưởng TOP 10 - Thương hiệu, nhãn hiệu tin dùng

 

   Cảm nhận của khách hàng sau khi sử dụng BoniGut +

    Sau hơn 10 năm phân phối tại thị trường Việt Nam, BoniGut + đã giúp hàng vạn bệnh nhân Gút vượt qua nỗi đau do cơn gút cấp gây ra một cách dễ dàng.

   Chú Nguyễn Đăng Bộ, 67 tuổi ở số 86, khu 1A, thị trấn Quỳnh Côi, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình.

 

Chú Nguyễn Đăng Bộ, 67 tuổi

Chú Nguyễn Đăng Bộ, 67 tuổi

 

    Chú Bộ chia sẻ: “10 năm sống chung với bệnh gút, nỗi đau đớn mà cơn gút cấp gây ra khiến chú chẳng thể nào quên được. Mỗi khi cơn đau gút tái phát, 2 ngón chân cái, mắt cá chân, đầu gối, ngón tay, bàn tay của chú chỗ nào cũng đau khủng khiếp. Một thời gian sau, khuỷu tay trái của chú còn mọc thêm hạt tophi to như quả quýt. Chú đi đo acid uric thì chỉ số lên tới tận 720 µmol/l.”

   “BoniGut + đúng là vị cứu tinh của cuộc đời chú. Sau 3 tháng sử dụng, chú không thấy cơn đau gút cấp tái phát nữa. Chú mừng quá đi đo lại chỉ số acid uric thì chỉ còn có 377µmol/l, bác sĩ bảo như vậy là yên tâm rồi. Tuyệt vời nhất là hạt tophi ở khuỷu tay chú đang co nhỏ dần và không có hạt nào mọc thêm nữa. Chú thật sự rất hài lòng với BoniGut +!"

 

   Chú Nguyễn Thành Phương, 57 tuổi ở 35A, đường Tám Danh (đường 13 cũ), Phường 4, quận 8, Hồ Chí Minh, điện thoại: 0909.355.861. 

 

Chú Nguyễn Thành Phương, 57 tuổi

Chú Nguyễn Thành Phương, 57 tuổi

 

  “Nỗi đau do bệnh gút gây ra khiến tôi luôn thấy rùng mình mỗi khi nhớ lại. Mỗi lần lên cơn đau cấp, chân tay tôi, chỗ nào cũng đau dữ dội. Bác sĩ kê cho tôi thuốc tây, 2 ngày sau tôi thấy hết đau ngay nhưng lại bị tác dụng phụ tiêu chảy cấp. Sau 1 năm bệnh gút chuyển biến xấu, tôi bị đau cấp liên tục không ngơi nghỉ. Ở khớp ngón chân cái còn xuất hiện hạt tophi to như quả quýt khiến việc đi lại của tôi vô cùng khó khăn!”

   “Nhờ có BoniGut + mà 5 năm nay tôi chưa bị cơn gút cấp nào hành hạ nữa. Trước kia, tôi phải ăn uống kiêng khem khổ sở, 6 tháng mà sút liền 6 cân. Còn bây giờ tôi có thể ăn uống thoải mái, không cần kiêng khem nhiều nữa, người cũng khỏe khoắn hơn. Tuyệt vời nhất là hạt tophi dần dần co nhỏ lại, bây giờ nó phẳng lỳ rồi, tôi không còn khó khăn trong việc đi lại nữa. Tôi thật sự rất hài lòng với BoniGut +!"

    Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn đọc đầy đủ câu trả lời cho câu hỏi "Bệnh gút uống thuốc gì và ảnh hưởng của thuốc điều trị gút đến sức khỏe người bệnh" đồng thời biết được BoniGut + là giải pháp hiệu quả dành riêng cho người bệnh gút. Nếu có bất kỳ băn khoăn gì về bệnh Gút và sản phẩm BoniGut + của chúng tôi, mời quý bạn đọc vui lòng gọi điện lên tổng đài miễn cước 1800.1044 để được giải đáp. Cảm ơn các bạn!

 

 

XEM THÊM:

 

Đặt câu hỏi cho bác sĩ

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800 1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniGut+ 30V

230.000đ

BoniGut+ 60V

405.000đ

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800 1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc