Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800 1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Làm thế nào để chung sống hòa bình với bệnh gút

Thứ hai, 28-11-2016 10:05 AM

Để có thể “chung sống hòa bình” với căn bệnh gây đau đớn các khớp này, bạn cần thay đổi chế độ dinh dưỡng và lối sống.

 

 

1. Kiểm soát thực phẩm

Dưới đây là một số loại thực phẩm gây ra và làm trầm trọng thêm tình trạng này bạn nên tránh.

Hải sản: Rất nhiều người yêu thích hải sản. Tuy nhiên, khi bắt đầu bị viêm khớp do gút, người bệnh dù yêu thích hải sản đến mấy cũng cần thay đổi chế độ ăn.

Có một số loại hải sản thỉnh thoảng bạn có thể ăn, trong khi một số loại khác cần loại bỏ hoàn toàn.

Những loại hải sản cần đặc biệt tránh là cá cơm, cá trích, cá mòi, trai biển, sò điệp, cá hồi, cá tuyết chấm đen, cá thu, cá ngừ.

Nguyên nhân là do hải sản chứa hàm lượng purine cao, vì vậy cơ thể không tích trữ purine mà chuyển hóa chúng thành axit uric.

Thịt: Với những người bị bệnh gút, cần tránh thịt đỏ và thịt gà tây. Mặc dù thịt trắng và thịt đỏ là món ăn phổ biến của các gia đình, những người bị bệnh gút phải biết và có quyết định đúng khi lựa chọn 2 loại thực phẩm này.

Thông thường, các loại thịt trắng là khá an toàn vì chúng có hàm lượng purin thấp trong khi đó thịt đỏ chứa hàm lượng purin cao và sẽ tạo ra hàm lượng axit uric cao hơn.

Các thực phẩm khác: Những loại thực phẩm và đồ uống khác cần được xem xét là nội tạng động vật như gan, thận, đồ uống được làm ngọt với xi-rô bắp nhiều fructose và thịt gia cầm như gà tây và ngỗng. Một số loại rau như măng tây và súp lơ có nhiều chất purin nhưng an toàn hơn cho người bệnh so với thịt chứa nhiều purin.

 

2. Kiểm soát cân nặng

Duy trì cân nặng lành mạnh là cách kiểm soát bệnh gút tốt nhất. Tăng cân là dấu hiệu đáng báo động.

Nếu bạn bị tăng cân, cần cố gắng giảm cân bằng cách thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh và tập luyện thường xuyên. Các bài tập tim mạch như bơi hoặc aerobic dưới nước giúp cơ bắp săn chắc và cải thiện chức năng phổi cùng với cải thiện vận động và chức năng khớp mà không cần nhiều lực. Điều này có nghĩa là giảm áp lực lên khớp.

Tuy nhiên, chế độ ăn kiêng khắc nghiệt không được khuyến nghị vì chúng phá vỡ nhịp sinh học tự nhiên của cơ thể và có thể làm tăng hàm lượng axit uric, cuối cùng là gây hại nhiều hơn lợi.

 

3. Uống đủ nước

Uống đủ nước là biện pháp phòng ngừa tốt chống lại các đợt gút. Duy trì lưu thông máu và nước tiểu sẽ giúp loại bỏ axit uric dư thừa.

Nước là thành phần tốt nhất và bạn nên uống nhiều nước.

Nhưng cần tránh xa các loại đồ uống được làm ngọt với xi-rô bắp nhiều fructose.

 

4. Giảm sử dụng rượu

Bia không tốt cho người bệnh gút vì nó làm tăng hàm lượng axit uric và ngăn không cho cơ thể đào thải axit này.

Rượu là lựa chọn tốt hơn nhưng chỉ nên dùng ở mức trung bình.

Dư thừa cồn dưới bất cứ hình thức nào cũng đều không tốt cho sức khỏe nhất là đối với bệnh nhân gút.

 

5. Kiểm soát hàm lượng axit uric

Đi khám thường xuyên và theo dõi hàm lượng axit uric của bạn chặt chẽ. Hàm lượng lý tưởng nên là dưới 6mg/dl. Nếu bệnh gút của bạn là nghiêm trọng và mạn tính, bác sĩ có thể khuyến nghị bạn dùng thuốc thường xuyên để kiểm soát.

 

6. Bổ sung vitamin C

Ngày càng có nhiều ý kiến đồng thuận rằng vitamin C có lợi cho bệnh nhân bị viêm khớp do gút. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ về việc bổ sung vitamin C. Nếu không bạn cũng có thể ăn nhiều những thực phẩm giàu vitamin C như hoa quả họ cam quýt.

 

>>> Xem thêm:

Đặt câu hỏi cho bác sĩ

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800 1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniGut+ 30V

230.000đ

BoniGut+ 60V

405.000đ

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800 1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc