Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800 1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Xây dựng thực đơn cho người bệnh gút chuẩn khoa học

Thứ ba, 20-09-2022 14:01 PM

Mục lục [Ẩn]

 

   Gút là một bệnh mãn tính gây ra nhiều đau đớn và tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm với người bệnh. Theo các chuyên gia, muốn chiến thắng bệnh gút, người bệnh cần tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ và thực hiện một chế độ ăn uống kiêng khem nghiêm ngặt. Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ xây dựng thực đơn cho người bệnh gút chuẩn khoa học để kiểm soát bệnh hiệu quả, đừng bỏ lỡ nhé!

 

Xây dựng thực đơn cho người bệnh gút chuẩn khoa học

Xây dựng thực đơn cho người bệnh gút chuẩn khoa học

 

Lợi ích của việc xây dựng thực đơn cho người bệnh gút

   Gút là bệnh rối loạn chuyển hoá nhân purin (purin khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa tạo thành acid uric nhờ vai trò quan trọng của enzym xanthin oxidase), làm tăng nồng độ acid uric trong máu, dẫn đến lắng đọng nhiều tinh thể muối natri urat tại các mô, gây ra cơn gút cấp với 4 triệu chứng điển hình: Sưng, nóng, đỏ, đau. 

    Nếu không kiểm soát bệnh tốt, cơn gút cấp sẽ tái phát liên tục hành hạ người bệnh khổ sở. Nghiêm trọng hơn là người bệnh sẽ phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm như hạt tophi, biến dạng khớp, tàn phá khớp…

   Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng một trong những nguyên nhân hàng đầu làm tăng nồng độ acid uric máu là do việc ăn uống hàng ngày. Việc ăn nhiều thực phẩm giàu nhân purin sẽ khiến nồng độ acid uric máu tăng cao, cơn gút cấp tái phát liên tục. Do đó, việc xây dựng thực đơn cho người bệnh gút có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

   Mặc dù việc ăn uống kiêng khem không thể điều trị bệnh gút một cách dứt điểm. Thế nhưng, khi ăn uống kiêng khem hợp lý, hàm lượng acid uric máu được kiểm soát tốt hơn, các cơn gút cấp dần thuyên giảm, nguy cơ xuất hiện các biến chứng cũng được giảm thiểu.

 

Xây dựng thực đơn khoa học cho người bệnh gút giúp giảm tần suất cơn gút cấp tái phát

Xây dựng thực đơn khoa học cho người bệnh gút giúp giảm tần suất cơn gút cấp tái phát

 

   Hơn nữa, việc xây dựng thực đơn cho người bệnh gút còn giúp bệnh nhân duy trì cân nặng và tình trạng sức khỏe, giảm nguy cơ mắc các bệnh lý khác về tim mạch, tiểu đường, huyết áp…

  

Xây dựng thực đơn cho bệnh nhân gút chuẩn khoa học

     Trong chế độ ăn uống hàng ngày, người bệnh gút cần lưu ý:

- Không uống rượu bia, thay vào đó, người bệnh nên uống nhiều nước hoặc nước khoáng kiềm.

- Hạn chế ăn thịt đỏ, nên ăn các loại thịt màu trắng, khoảng 50-100g mỗi ngày.

- Kiêng các loại hải sản, có thể ăn các loại cá hoặc thủy sản như lươn, ếch. nhưng ăn với lượng vừa phải.

- Không ăn nội tạng động vật.

 

Người bệnh gút không nên ăn nội tạng động vật

Người bệnh gút không nên ăn nội tạng động vật

 

- Tăng cường bổ sung thêm nhiều rau xanh và hoa quả như rau cần, rau cải, dưa chuột, táo , lê, nho… nhưng cần lưu ý tránh các loại nấm, giá đỗ, măng tây…

- Tăng cường các thực phẩm giàu carbohydrate như mỳ, gạo, ngũ cốc hay các loại hạt…

- Hạn chế các chất béo, mỡ động vật, thay vào đó sử dụng dầu thực vật như dầu hướng dương, dầu ô liu…

- Ưu tiên các món hấp, luộc, hạn chế chiên, xào rán.

- Hạn chế sử dụng các gia vị như ớt, hạt tiêu.

 

Người bệnh gút nên ưu tiên chế biến các món dưới dạng luộc, hấp

Người bệnh gút nên ưu tiên chế biến các món dưới dạng luộc, hấp

 

   Có thể thấy, chế độ ăn uống hàng ngày của bệnh nhân gút vô cùng hà khắc. Điều này khiến không ít bệnh nhân khó mà thực hiện được. Việc ăn uống không kiêng khem triệt để sẽ khiến cơn gút cấp tái phát liên tục, bệnh ngày càng trầm trọng hơn.

Vậy liệu có giải pháp nào giúp bệnh nhân gút vừa cải thiện chế độ ăn uống vừa ngăn ngừa được cơn gút cấp tái phát trở lại không?

 

Giải pháp nào giúp cải thiện chế độ ăn uống và ngăn ngừa cơn gút cấp tái phát?

   Như chúng ta đã tìm hiểu ở trên, acid uric máu cao chính là khởi nguồn khiến các cơn gút cấp tái phát liên tục. Do đó, hạ acid uric máu là điều kiện bắt buộc với người bệnh gút. Khi acid uric được hạ và duy trì ngưỡng an toàn, người bệnh sẽ ít gặp phải những cơn gút cấp, ngăn ngừa được các biến chứng nguy hiểm như hạt tophi, biến dạng khớp, tàn phế khớp, suy thận… Đồng thời khi acid uric máu về ngưỡng an toàn thì chế độ ăn uống của bệnh nhân cũng sẽ thoải mái hơn chút, không phải kiêng khem khổ sở.

   Trong việc kiểm soát bệnh gút, hạ acid uric máu, ngăn ngừa cơn gút cấp tái phát có thể kể tới 2 phương pháp chính, đó là sử dụng thuốc tây y và thảo dược thiên nhiên:

Sử dụng thuốc tây y hạ acid uric máu

   Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc giúp hạ acid uric máu đang được sử dụng theo 3 cơ chế như:

- Allopurinol và Febuxostat giúp ức chế enzyme xanthine oxidase, ngăn chặn quá trình sản xuất acid uric;

- Probenecid giúp lợi tiểu, tăng đào thải acid uric qua đường nước tiểu;

- Pegloticase giúp chuyển hóa axit uric thành một hợp chất khác dễ đào thải hơn là allantoin…

    Khi sử dụng các thuốc này, bệnh nhân cần tuyệt đối tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, bởi chúng tiềm ẩn rất nhiều tác dụng phụ, đặc biệt là tác dụng phụ trên thận. Khi chức năng thận bị suy giảm, bệnh gút sẽ trở nặng, dai dẳng và khó điều trị.

Ngoài ra trên thực tế vì nhiều bệnh nhân gút không thể kiêng khem triệt để khiến cơn đau tái phát. Và khi cơn đau tái phát, người bệnh lại sử dụng thuốc giảm đau. Việc lạm dụng nhiều loại thuốc kết hợp sẽ khiến tác dụng phụ tăng lên, sức khỏe của người bệnh bị giảm sút.

 

Sử dụng thuốc tây y hạ acid uric máu gây ra nhiều tác dụng phụ

Sử dụng thuốc tây y hạ acid uric máu gây ra nhiều tác dụng phụ

 

Sử dụng thảo dược thiên nhiên

   Đây là giải pháp an toàn, hiệu quả đang được rất nhiều các nhà khoa học hướng tới. Cả y học phương đông và y học phương tây đều đã chứng minh được có rất nhiều loại thảo dược tốt vừa giúp hạ acid uric máu, ngăn ngừa cơn gút cấp tái phát, vừa giúp giảm đau, chống viêm giúp bệnh nhân vượt qua cơn đau gút cấp một cách nhẹ nhàng.

   Các nhà khoa học đã chứng minh được các thảo dược giúp hạ acid uric máu được chia thành 3 nhóm với 3 cơ chế:

-Ức chế enzyme xanthin oxydase từ đó giúp ức chế hình thành acid uric

Đây là enzyme xúc tác cho quá trình sản xuất acid uric máu. Khi nó bị ức chế sẽ ngăn được cơ thể hình thành acid uric ngay từ đầu. Những loại thảo dược có tác dụng này là quả anh đào đen và hạt nhãn, hạt cần tây.

Theo nghiên cứu của đại học y khoa Boston ( Mỹ) thực hiện trên 634 bệnh nhân gút vào năm 2008 cho kết quả: Sau 4 tuần uống quả anh đào đen, 100% bệnh nhân hạ acid uric trong máu trong đó 57% bệnh nhân đã về được ngưỡng an toàn; tỷ lệ tái phát cơn gút cấp sau 4 tuần giảm tới 60%.

- Trung hòa acid uric máu bằng các thảo dược có tính kiềm, điển hình là hạt cần tây.

- Tăng cường đào thải acid uric máu qua đường niệu bằng các thảo dược có tính lợi tiểu như trạch tả, bách xù, ngưu bàng tử, mã đề. Những thảo dược này không chỉ giúp hạ acid uric máu mà còn tốt cho chức năng thận.

 

Hạt cần tây giúp hạ acid uric máu hiệu quả

Hạt cần tây giúp hạ acid uric máu hiệu quả

 

   Trên thị trường có sản phẩm BoniGut +  của Mỹ hội tụ đầy đủ tất cả thảo dược trên.

 

BoniGut +- Chiến thắng bệnh gút, trút bỏ nỗi lo cơn gút cấp tái phát

   BoniGut + là sự kết hợp tuyệt vời của 12 loại thảo dược tự nhiên giúp hạ acid uric máu và giảm đau, chống viêm hiệu quả, mang lại hiệu quả tối ưu cho người bệnh gút.

   Ngoài nhóm thảo dược quả anh đào đen, hạt cần tây, hạt nhãn, trạch tả, bách xù, ngưu bàng tử, hạt mã đề giúp hạ acid uric máu, trong thành phần của   BoniGut + còn chứa nhiều thảo dược giúp chống viêm, giảm đau hiệu quả. Đó là:

- Gừng: Giúp ức chế tổng hợp các chất gây viêm như Prostaglandin, leukotriene nên giúp giảm viêm mạnh, làm dịu cơn đau khi có cơn gút cấp.

- Cây tầm ma: Giúp giảm nồng độ các chất gây viêm khớp là TNF – α và các cytokine nên được sử dụng để giảm đau, chống viêm khớp.

- Bạc hà: Thành phần menthol trong bạc hà giúp chống oxy hóa, chống viêm giảm đau trên cả thần kinh trung ương và ngoại vi

- Lá húng tây có chứa thymol và carvacrol giúp giảm nồng độ chất gây viêm là interleukin, qua đó giúp giảm viêm, giảm mức độ cơn đau trong cơn gút cấp.

 

Công thức vượt trội của BoniGut +

Công thức vượt trội của BoniGut +

 

Nhờ công thức thành phần toàn diện trên, BoniGut + giúp:  

- Giảm đau, chống viêm, vượt qua cơn gút cấp nhẹ nhàng.

- Hạ acid uric trong máu, ngăn ngừa cơn gút cấp tái phát.

- Co nhỏ hạt tophi, phòng ngừa biến chứng nguy hiểm.

- Giảm bớt sự hà khắc trong chế độ ăn uống cho bệnh nhân gút.

 

BoniGut + có gây tác dụng phụ không?

   BoniGut+ có thành phần hoàn toàn từ thiên nhiên, rất an toàn, không gây bất kỳ tác dụng phụ nào.

   Hơn nữa, sản phẩm BoniGut + còn được bào chế bằng công nghệ hiện đại bậc nhất hiện nay - công nghệ Microfluidizer. Công nghệ này giúp loại bỏ nguồn ô nhiễm có hại, loại bỏ tạp chất đảm bảo độ an toàn tuyệt đối, người bệnh hoàn toàn yên tâm khi sử dụng.

 

Dùng BoniGut + sau bao lâu có hiệu quả?

   Người bệnh chỉ cần sử dụng 4-6 viên/ ngày, BoniGut + sẽ giúp:

- Giảm tần suất và mức độ của các cơn đau sau 1-2 tháng sử dụng.

- Đủ liệu trình khoảng 3 tháng, acid uric máu sẽ hạ dần về ngưỡng an toàn hơn. Khi acid uric máu giảm các hạt tophi (nếu có) sẽ tan dần ra và chế độ ăn uống cũng sẽ được cải thiện đáng kể.

   Mong rằng bài viết trên đây đã cung cấp cho quý bạn đọc nắm được cách xây dựng thực đơn cho người bệnh gút chuẩn khoa học, đồng thời biết thêm giải pháp BoniGut + giúp kiểm soát bệnh và ngăn ngừa cơn gút cấp tái phát, cải thiện chế độ ăn uống tối ưu. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

 

Đặt câu hỏi cho bác sĩ

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800 1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniGut+ 30V

230.000đ

BoniGut+ 60V

405.000đ

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800 1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc