Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800 1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Giải đáp: Người bệnh gút có ăn được măng không?

Thứ năm, 12-11-2020 10:51 AM

Mục lục [Ẩn]

 

   Bệnh gút hình thành do nồng độ acid uric tăng cao trong máu. Mà nguyên nhân chủ yếu làm tăng acid uric máu chính là nguồn thức ăn giàu đạm như thịt đỏ, hải sản… Vì vậy, người bệnh gút cần hạn chế, thậm chí là kiêng ăn những loại thực phẩm đó để tránh bị cơn gút cấp hành hạ. Măng cũng là loại thực phẩm có chứa đạm, vậy người bệnh gút có ăn được măng không? Mời các bạn tìm hiểu đáp án chính xác nhất ở bài viết dưới đây.

 

Người bệnh gút có ăn được măng không?

Người bệnh gút có ăn được măng không?

 

Thành phần dinh dưỡng của măng

   Trong măng có chứa nhiều chất dinh dưỡng cùng các nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể như canxi, sắt, phốt pho, protein thực vật, glucid... Đặc biệt, với hàm lượng lớn chất xơ, măng luôn là sự lựa chọn hàng đầu cho những người muốn giảm cân hay người bị táo bón.

Khi ăn măng, bạn sẽ nhận được rất nhiều lợi ích, ví dụ  như:

  • Tốt cho hệ tiêu hóa: Măng tre rất giàu chất xơ, giúp làm mềm phân, cải thiện và phòng ngừa táo bón. Đồng thời, măng còn giúp hấp thụ chất béo, làm tăng quá trình lên men thực phẩm, rất tốt cho hệ tiêu hóa và bài tiết.
  • Hỗ trợ chống ung thư: Trong măng tre chứa rất nhiều chất chống oxy hóa có tác dụng giúp loại bỏ các gốc tự do gây ung thư. Chất phytosterol tự nhiên trong măng góp phần giúp ức chế sự tăng trưởng và đột biến của các khối u.
  • Ngăn ngừa lão hóa: Măng tây có chứa một số chất chống oxy hóa gọi là glutathione - hệ thống phòng thủ của cơ thể. Chất này có tác dụng giúp bảo vệ da trước tác hại từ ánh nắng mặt trời, làm chậm quá trình lão hóa da ở phụ nữ trung niên.
  • Tốt cho tim mạch: Măng tây có tác dụng rất tốt trong việc giúp điều hòa huyết áp nhờ chứa lượng potassium và folate cao. Bên cạnh đó, chất xơ trong măng tây cũng giúp giảm cholesterol xấu, tăng cường sức khỏe cho tim mạch.

   Dù thành phần có nhiều chất dinh dưỡng và lợi ích như vậy, nhưng trong măng cũng chứa lượng đạm nhất định - yếu tố nguy cơ gây bùng phát cơn gút cấp. Vậy người bệnh gút có ăn được măng không?

 

Măng giàu dưỡng chất nhưng chứa nhiều đạm thực vật

Măng giàu dưỡng chất nhưng chứa nhiều đạm thực vật

 

Người bệnh gút có ăn được măng không?

   Khi acid uric trong máu tăng cao sẽ hình thành tinh thể muối urat, lắng đọng tại các khớp và gây cơn gút cấp. Những yếu tố làm tăng acid uric trong máu gồm có thực phẩm giàu đạm, thuốc lợi tiểu hypothiazid, steroid, nhóm thực phẩm tăng trưởng nhanh...

   Khi người bệnh có một trong các yếu tố trên, họ sẽ bị cơn đau gút cấp khủng khiếp hành hạ, đồng thời tình trạng bệnh gút ngày càng nghiêm trọng hơn. Cơn gút cấp tái phát liên tục còn có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như: Hạt tophi, biến dạng khớp, sỏi thận, suy thận,...

   Măng là thực phẩm có chứa đạm nhưng lượng đạm trong măng rất ít, hơn nữa thành phần purin - chất tạo thành acid uric trong lượng đạm ở măng thuộc nhóm an toàn dành cho bệnh nhân gút (<50mg/100g). Tuy nhiên, người bệnh gút vẫn cần kiêng ăn măng bởi lẽ loại thực phẩm này thuộc nhóm tăng trưởng nhanh, sẽ làm tăng tổng hợp acid uric trong cơ thể, nhất là măng tây.

   Do đó, nếu người bị gút ăn măng, sẽ làm acid uric tăng cao trong máu, tần suất cơn đau gút cấp xuất hiện ngày càng dày đặc hơn, mức độ đau nhức các khớp cũng trở nên dữ dội, khủng khiếp hơn. Vì vậy, người bệnh gút cần kiêng ăn các loại măng bao gồm: Măng tre, măng tây, măng giang, măng nứa…

Ngoài kiêng ăn măng, người bệnh gút cần kiêng cả những thực phẩm giàu đạm sau đây:

- Nội tạng động vật: Tim, gan, óc, dạ dày, lòng mề…

- Các loại thịt đỏ: Thịt bò, thịt bê, thịt chó, thịt trâu,…

- Một số loại hải sản giàu đạm: Cá, tôm, cua, sò, ghẹ, ốc…

- Thực phẩm có tốc độ tăng trưởng nhanh: Nấm, giá đỗ, đậu phụ…   

- Bia, rượu và một số chất kích thích khác như trà đặc, cà phê...

   Với chế độ ăn phải kiêng thực phẩm tăng trưởng nhanh và giàu đạm, người bệnh gút có thể ăn những loại thức ăn nào để cung cấp đủ nhu cầu protein cho cơ thể?

 

Người bệnh gút có thể ăn loại thực phẩm nào để bổ sung đạm cho cơ thể?

Người bệnh gút có thể ăn loại thực phẩm nào để bổ sung đạm cho cơ thể?

 

Người bệnh gút có thể ăn loại thực phẩm nào để bổ sung đạm cho cơ thể?

   Để đảm bảo cung cấp đủ lượng đạm cho nhu cầu của cơ thể mà không ảnh hưởng đến tình trạng bệnh gút, người bệnh nên bổ sung những thực phẩm dưới đây  trong chế độ ăn hàng ngày:

  • Trứng gà: Trong 100g trứng gà chỉ chứa 13g protein, đặc biệt lượng purin trong trứng gà rất ít. Do đó, trứng gà là nguồn cung cấp protein hàng đầu cho người bệnh gút. Các chuyên gia thường khuyên bệnh nhân nên ăn 3 - 4 quả trứng/tuần để đảm bảo nhu cầu protein của cơ thể.
  • Sữa ít béo: Sữa không chỉ giàu dinh dưỡng mà còn chứa nhiều protein tốt cho cơ thể. Một nghiên cứu do nhóm bác sĩ của Bệnh viện Massachusetts General thực hiện, công bố trên Tạp chí Y học New England năm 2004 của cho biết: Khi uống sữa ít béo có thể giúp giảm nồng độ acid uric sau 3 giờ. Do đó, một ly sữa ít béo mỗi ngày sẽ rất tốt cho người bệnh gút.
  • Lạc: Ngoài protein, lạc cũng chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể như kẽm, canxi, β-Sitosterol, Resveratrol giúp tăng cường sức đề kháng, tốt cho tim mạch, chống lão hóa và phòng ngừa ung thư. Hàm lượng purin trong lạc rất ít, do vậy đây cũng là nguồn bổ sung protein, tăng cường sức khỏe cho người bệnh gút.

 

Lạc là nguồn protein rất tốt cho người bệnh gút

Lạc là nguồn protein rất tốt cho người bệnh gút

 

  • Thịt nạc trắng: Thịt trắng chứa hàm lượng purin thấp hơn thịt đỏ và cung cấp ít chất đạm hơn. Do đó các loại thịt trắng như thịt gà, thịt vịt... là những loại thực phẩm mà người bệnh gút có thể dùng được để bổ sung đủ lượng đạm cho cơ thể.

   Lưu ý bệnh nhân chỉ nên ăn phần thịt nạc, bỏ da và chế biến bằng cách hấp, luộc, thay vì chiên, rán. Người bệnh cũng không nên ăn quá 150g mỗi ngày và chỉ ăn 2 - 3 bữa/tuần.

  • Cá nước ngọt: Giống như thịt nạc trắng, người bệnh gút có thể ăn được cá nước ngọt như cá chép, cá quả, cá trắm… để đảm bảo cung cấp đủ protein cho cơ thể.

   Có thể thấy, người bệnh gút phải kiêng khem rất nghiêm ngặt trong chế độ ăn uống. Tuy nhiên, với trường hợp mắc bệnh lâu năm, dù nhiều bệnh nhân đã rất cẩn thận trong chế độ ăn uống, nhưng các cơn gút cấp vẫn tái phát khiến họ phải chịu nhiều đau đớn. Không những thế, do phải kiêng khem quá nhiều, nên họ thường hay bị thiếu chất, vì vậy mà sức khỏe của họ ngày càng yếu hơn.

   Vậy có giải pháp nào vừa giúp bệnh nhân gút cải thiện tốt tình trạng bệnh, vừa giảm bớt sự khắt khe trong chế độ ăn kiêng hay không? Đáp án chính là sản phẩm viên uống BoniGut + của Mỹ.

 

BoniGut + - Bí quyết giúp đẩy lùi bệnh gút hiệu quả

BoniGut + - Bí quyết giúp đẩy lùi bệnh gút hiệu quả

 

BoniGut + - Bí quyết giúp đẩy lùi bệnh gút hiệu quả

   BoniGut + là sản phẩm nhập khẩu nguyên lọ từ Mỹ, là một trong những sự lựa chọn hàng đầu của các bệnh nhân gút vì có công thức toàn diện với sự kết hợp của nhiều loại thảo dược quý, giúp hạ acid uric máu theo 3 cơ chế đột phá, cụ thể:

  • Giúp ức chế hình thành acid uric trong máu nhờ quả anh đào đen, hạt cần tây và hạt nhãn: Sự hiệp đồng tác dụng này giúp ức chế enzyme xanthine oxidase - enzyme tham gia vào quá trình hình thành acid uric, từ đó giúp ức chế quá trình tạo acid uric.
  • Giúp trung hòa acid uric máu nhờ tính kiềm của hạt cần tây.
  • Giúp lợi tiểu, tăng đào thải acid uric qua đường nước tiểu nhờ trạch tả, bách xù, ngưu bàng tử, hạt mã đề, hạt cần tây.

   Không những vậy, BoniGut + còn giúp chống viêm, giảm đau nhờ nhóm thảo dược: Gừng, tầm ma, húng tây, bạc hà, kim sa. Những thảo dược này giúp ức chế mạnh các yếu tố gây viêm, chống oxy hóa, nhờ đó giúp giảm đau hiệu quả khi cơn gút cấp xảy ra, đồng thời giúp bảo vệ khớp, ngăn ngừa tổn thương khớp trước các gốc tự do có hại.

   Nhờ những thành phần ưu việt trên, BoniGut + vừa giúp hạ acid uric về ngưỡng an toàn vừa giúp giảm đau trong cơn gút cấp; đồng thời giúp ngăn ngừa cơn gút cấp tái phát, co nhỏ hạt tophi, phòng ngừa hiệu quả biến chứng bệnh gút.

 

BoniGut + - Không còn nỗi lo bệnh gút!

Sau nhiều năm được phân phối tại Việt Nam, BoniGut + đã giúp hàng vạn khách hàng không còn phải lo lắng và chịu đựng nỗi khổ sở của bệnh gút.

Chú Nguyễn Quang Dũng, 62 tuổi, ở số 120A, B5, TT Thanh Xuân Bắc, đường Nguyễn Quý Đức, Hà Nội, điện thoại: 0983.232.996

 

Chú Dũng và cháu gái

Chú Dũng và cháu gái

 

Chú Dũng tâm sự: “Chú cũng không nhớ mình bị gút từ lúc nào, tự nhiên đêm đó, ngón chân cái của chú sưng vù lên đỏ ửng, rồi lan sang mắt cá chân, đau thấu trời đất, đau đến mất ngủ cả đêm, làm chú không đi lại được, phải vịn vào tường để đi. Chú đi khám mới biết mình bị gút, acid uric trong máu đã lên tới 600µmol/l. Bác sĩ kê Colchicin nhưng chú dùng bị tiêu chảy. Vì công việc nên chú chả kiêng khem bia rượu được, vì vậy mà cứ 20 ngày hay 1 tháng lại lên cơn đau gút cấp 1 lần.”

“May mắn thay chú được người bạn giới thiệu sản phẩm BoniGut +. Chú dùng với liều 4 viên/ngày, sau tuần đầu tiên, mức độ đau của cơn gút cấp không còn dữ dội nữa mà dễ chịu hơn rất nhiều. Thời gian sau, chú chưa thấy cơn đau gút nào tái phát thêm nữa. Đặc biệt, nhờ dùng đều đặn BoniGut + mà acid uric của chú đã về 395 µmol/l. Hôm nào có uống vài cốc bia, chú cũng không thấy có dấu hiệu đau nữa. Tất cả là nhờ BoniGut + cả đấy!”

 

Chú Phạm Hưng Quý, 62 tuổi ở số nhà 34 ngõ 55, Hoàng Hoa Thám, phường Ngọc Hà, quận Ba Đình, Hà Nội

 

Chú Phạm Hưng Quý, 62 tuổi

Chú Phạm Hưng Quý, 62 tuổi

 

Chú Quý kể lại: “Chú phát hiện bệnh gút qua một cơn đau gút cấp dữ dội, kéo dài cả chục ngày trời, lúc đó đi khám acid uric máu đã lên đến 580 µmol/l. Chú ăn uống kiêng khem lắm thì 1, 2 tháng vẫn lên cơn đau cấp một lần, đau dữ dội, tím tái cả mặt mày, làm chú ăn không ngon, ngủ không yên.”

“Thế mà từ ngày dùng BoniGut +, chú thấy cơn gút cấp đã bớt đau hơn nhiều và cũng chỉ kéo dài 4-5 ngày thôi. Sau 2 tháng chú đi kiểm tra lại thì acid uric máu chỉ còn 395 µmol/l. Hơn năm nay chú không thấy cơn đau nào nữa, chú ăn uống cũng thoải mái hơn nên người khỏe khoắn, chú mừng lắm!”

   Hy vọng qua bài viết, quý bạn đọc đã biết được đáp án cho câu hỏi “Người bệnh gút có ăn được măng không?” cũng như nắm được giải pháp khắc phục tối ưu đến từ BoniGut +. Nếu còn bất kỳ băn khoăn gì, mời bạn gọi điện lên tổng đài miễn cước 1800.1044 để được giải đáp. Cảm ơn các bạn!

 

 

XEM THÊM:

 

 

Đặt câu hỏi cho bác sĩ

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800 1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniGut+ 30V

230.000đ

BoniGut+ 60V

405.000đ

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800 1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc