Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800 1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Các bệnh lý thường đi kèm với bệnh gút

Thứ hai, 08-06-2020 13:56 PM

Mục lục [Ẩn]

 

    Trước kia Gút được coi là căn bệnh của người giàu. Tuy nhiên, với sự phát triển của xã hội, người giàu đã không còn là đối tượng duy nhất bị gút tấn công, bất kỳ ai cũng có thể mắc gút. Căn bệnh này không chỉ gây ra các triệu chứng khó chịu với bệnh nhân mà còn tiềm ẩn nguy cơ biến chứng rất cao. Vậy bệnh gút nguy hiểm như thế nào? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.

 

Bệnh gút là gì?

    Gút là một trong những bệnh lý về xương khớp phổ biến ở nước ta hiện nay. Tuy được xếp vào nhóm bệnh viêm khớp nhưng gút là loại viêm khớp đặc biệt bởi nó liên quan đến rối loạn chuyển hóa purin trong cơ thể. Rối loạn chuyển hóa purin dẫn đến làm tăng axit uric máu kéo dài, lắng đọng muối natri urat ở khớp gây viêm đau khớp mạn tính. Bệnh tiến triển từ từ và trở nên trầm trọng hơn theo thời gian nếu như không được can thiệp điều trị kịp thời và đúng cách.

 

Bệnh gút nguy hiểm đến thế nào?

 

  • Bệnh gút là bệnh lý mãn tính tiến triển theo thời gian

 

Các giai đoạn tiến triển của bệnh Gút

Các giai đoạn tiến triển của bệnh Gút

 

  Bệnh gút là căn bệnh mạn tính tiến triển theo thời gian và thường diễn tiến qua 4 giai đoạn sau:

+ Giai đoạn 1: Nồng độ axit uric cao, chưa xuất hiện triệu chứng

Trong giai đoạn này, nồng độ axit uric máu tăng cao nhưng không xuất hiện triệu chứng và được gọi là giai đoạn tăng axit uric máu.

+ Giai đoạn 2: Xuất hiện những cơn gút cấp

   Cơn gút cấp xuất hiện khi nồng độ axit uric máu cao dẫn đến hình thành tinh thể, gây viêm khớp cấp. Cơn gút cấp thường tấn công bất ngờ, vào ban đêm và không có cảnh báo trước. Các triệu chứng của cơn gút cấp là sưng, nóng, đỏ và rất đau, thường gặp ở ngón chân cái.

   Đa số các trường hợp mắc gút, cơn gút cấp thứ hai xảy ra trong vòng 6 tháng đến 2 năm sau cơn gút đầu tiên. Sau đó các cơn gút cấp xảy ra nhiều hơn một khớp tại một thời điểm. Dần dần các cơn gút cấp xuất hiện với mức độ thường xuyên hơn, nghiêm trọng hơn, đau kéo dài hơn, thời gian phục hồi lâu hơn so với các cơn gút cấp ban đầu.

+ Giai đoạn 3: Giai đoạn gút nặng dần, xuất hiện các tổn thương khớp

   Trong khoảng thời gian giữa các cơn gút cấp, bệnh nhân thường không trải qua sự đau đớn. Tuy nhiên cần lưu ý rằng: ngay cả khi không gặp cơn gút cấp thì nồng độ axit uric máu vẫn cao, các tinh thể axit uric (tinh thể gây ra các cơn đau cấp) vẫn hiện diện trong các khớp và gây tổn thương khớp.

+ Giai đoạn 4: Bệnh gút mạn tính, xuất hiện hạt tophi và các biến chứng

   Theo thời gian, khoảng thời gian giữa các cơn gút cấp ngắn dần và biến mất. Bệnh nhân bắt đầu xuất hiện biến dạng khớp và lắng đọng các tinh thể axit uric tạo thành các hạt tophi. Ngoài ra, giai đoạn gút mạn tính có thể biến chứng sang sỏi thận, lâu dần chuyển sang suy thận cùng những biến chứng của nó. Nặng nhất, gút mạn tính có thể dẫn đến tử vong.

 

  • Bệnh gút thường kéo theo nhiều bệnh lý nguy hiểm.

 

Các bệnh lý thường đi kèm với bệnh gút

Các bệnh lý thường đi kèm với bệnh gút

 

   Bệnh gút là căn bệnh có mối quan hệ mật thiết với nhiều bệnh lý khác. Khi mắc bệnh gút, bạn sẽ có nguy cơ cao hơn mắc các bệnh lý sau:

  • Bệnh gút và béo phì

   Người béo phì thường gặp tình trạng rối loạn lipid máu. Sự kết hợp giữa rối loạn lipid máu và tăng acid uric máu đã được xác định chắc chắn. Có đến 80 % trường hợp rối loạn lipid máu có sự phối hợp của tăng axit uric máu, và khoảng 50 % – 70 % bệnh nhân gút có kèm tăng mỡ máu. Như vậy, béo phì không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh gút, nhưng là một yếu tố nguy cơ rất lớn dẫn đến bệnh này.

 

  • Bệnh gút và đái tháo đường

    Đa số những người bị bệnh đái tháo đường đều có nguy cơ mắc bệnh gút. Bởi bệnh đái tháo đường nếu không kiểm soát tốt sẽ có nguy cơ cao bị biến chứng suy thận, khi đó, cơ quan này sẽ không thể đào thải được acid uric ra ngoài. Axit uric dần tích tụ lại trong máu và phát triển thành bệnh gout.

   Ngược lại, những người đang bị gút cũng có nguy cơ bị tiểu đường cao hơn những người có cơ thể khỏe mạnh. Một nghiên cứu vào năm 2010 được xuất bản trên The American Journal of Medicine đã kiểm tra hàng ngàn người tham gia và con cái của họ. Các nghiên cứu viên phát hiện, người có nồng độ acid uric trong máu cao thì nguy cơ đái tháo đường cũng cao.

 

  • Bệnh gút và bệnh tim mạch

   Các bệnh lý tim mạch gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ ở tổ chức, làm gia tăng sản xuất acid uric và toan hóa môi trường tại chỗ làm cho urate dễ dàng bị kết tủa thành tinh thể muối urate natri dẫn đến phát sinh và làm trầm trọng bệnh gút.

   Còn ở bệnh nhân gút, các vi tinh thể urate natri dễ dàng lắng đọng tại những vùng tổn thương ở lớp dưới nội mạc của tim, gây viêm cơ tim, làm trầm trọng bệnh lý tim mạch; Hoặc nồng độ urate máu cao kết hợp cùng với nhiều yếu tố khác gây ra các bệnh lý tim mạch, tăng huyết áp dẫn đến tăng nguy cơ tai biến, tử vong ở bệnh nhân tim mạch.

 

  • Bệnh gút và bệnh thận

   Acid uric được cơ thể sinh ra hằng ngày và 75% lượng acid uric đó được đào thải ra ngoài cơ thể qua thận. Do đó thận đảm nhận vai trò rất quan trọng trong chuyển hóa acid uric của cơ thể. Mọi nguyên nhân làm cho thận giảm đào thải acid uric đều làm tăng nồng độ acid uric máu. Đây là yếu tố trực tiếp gây kết tủa acid uric thành vi tinh thể muối urate natri hình kim lắng đọng trong cơ thể gây ra bệnh gút.

   Ở bệnh nhân gút, tinh thể urate natri lắng đọng ở nhiều cơ quan trong cơ thể, trong đó thận là cơ quan có lắng đọng rất sớm. Vi tinh thể urate natri lắng đọng trong xoang thận sẽ tạo ra sỏi thận có thể làm tắc đường tiểu, viêm đường tiết niệu, ứ nước, giãn thận… lắng đọng trong các ống thận gây viêm thận kẽ và tắc các ống thận làm tổn thương tổ chức nhu mô thận và giảm chức năng thận.

 

  • Bệnh gút có thể gây ra nhiều biến chứng

Như đã nói ở trên, khi bệnh gút tiến triển đến giai đoạn mạn tính, các cơn gút cấp sẽ thỉnh thoảng diễn ra nhưng điều đáng sợ hơn cả là sự hình thành các biến chứng rất nguy hiểm. Đó là:

 

  • Các hạt tinh thể urat ngoài lắng đọng tại vị trí các khớp xương. Nó còn có thể tồn tại trên các mô mềm như thận gây sỏi thận, suy thận.

 

  • Khi bệnh hình thành các hạt tophi, chúng có thể bị vỡ khi cử động khớp gây nhiễm trùng, viêm khớp; có thể gây tàn phế, tháo khớp nếu việc nhiễm trùng quá nặng gây hoại tử.

 

  • Gút làm biến dạng các khớp, ảnh hưởng lớn đến khả năng vận động các khớp xương.

 

  • Ứ đọng axit uric làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, suy tim, xuất huyết não. Những bệnh này có thể dẫn đến tử vong nếu người bệnh chủ quan.

 

Biện pháp dự phòng các cơn gút cấp

 

  • Chế độ ăn:
  • Bệnh gút nên ăn gì?

+ Các thực phẩm chứa ít nhân purin như súp lơ, bí đỏ, bí xanh, cải xanh, cà tím, nho…

+ Thực phẩm giàu vitamin C: Lựu, cam, bưởi... Nghiên cứu cho thấy, nếu cung cấp cho cơ thể trên 500 mg vitamin C mỗi ngày sẽ giảm bớt được 15% nguy cơ mắc gout.

 

  • Bệnh gút không nên ăn gì?

+ Đồ ăn nhiều dầu mỡ: Thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ chiên xào, da động vật, mì tôm, thức ăn nhanh… có chứa quá nhiều đạm sẽ làm bệnh gout nặng hơn, thường xuyên bị đau nhức hơn, do đó, người bệnh cần hạn chế tối đa chúng trong các bữa ăn hàng ngày.

+ Các loại thịt đỏ: Các loại thịt đỏ như thịt trâu, bò, ngựa, dê… có hàm lượng đạm rất cao. Người bệnh cần hạn chế tối đa các loại thịt đỏ trong bữa ăn của bệnh nhân gút vì chúng có thể làm cơn đau cấp xuất hiện trở lại và ngày một dữ dội hơn. Người bệnh gút có thể lựa chọn ăn thịt trắng thay vì thịt đỏ bởi hượng lượng purin trong thịt trắng thấp hơn.

+ Hải sản: Tôm, cua, sò, cá trích, cá ngừ, cá cơm và lươn, ốc, ếch… là những hải sản chứa rất nhiều gốc purin, các gốc này sẽ nhanh chóng chuyển hoá thành axit uric tích tụ quanh các mô mềm và khớp rất nguy hiểm cho người bệnh gout. Do đó, người mắc gút cần hạn chế ăn các đồ ăn này nhằm ngăn cản các cơn đau quay trở lại rất khó chịu, phiền phức.

+ Nội tạng động vật: Các loại nội tạng như tim, gan, cật, dạ dày, ruột non… chứa hàm lượng purin cao hơn cả thịt đỏ và rất giàu đạm; gây tăng uric máu, làm tái phát cơn đau gút cấp.

+ Rượu, bia và các đồ uống có cồn do các đồ uống này có khả năng làm gia tăng sự tạo axit uric trong gan và ngăn cản thận thải axit uric.

 

  • Chế độ sinh hoạt
  • Trong cơn đau:

   Tuyệt đối để khớp nghỉ ngơi vì sự vận động làm phóng thích nhiều hơn các tinh thể muối urat vào trong khớp. Hậu quả là khớp sưng đau nhiều hơn. Tốt nhất nằm nghỉ ngơi hoặc bất động bằng nẹp hay bột sẽ giúp giảm đau tốt hơn.

  • Ngoài cơn đau:

+ Cần phải có chế độ lao động và sinh hoạt thích hợp với tình trạng khớp đau. Nếu làm quá sức sẽ làm khớp mau hư hơn.

+ Thường xuyên vận động, vận động nhẹ nhàng, vừa sức.

+ Giảm cân, tránh béo phì.

+ Tránh làm việc nặng, quá sức.

+ Giữ ấm cơ thể, tránh để lạnh, tránh dầm mưa lạnh.

+ Giữ tinh thần luôn thoải mái hạn chế căng thẳng stress.

+ Ngâm chân nước nóng hàng tối, có thể làm thường xuyên nhưng không nên dùng nước quá nóng, cũng không nên ngâm lúc đang bị viêm cấp.

 

  • Sử dụng sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh Gút từ thảo dược thiên nhiên BoniGut

   Nhiều bệnh nhân gút mặc dù hiểu rõ về chế độ dinh dưỡng và đã kiêng khem ăn uống rất tốt nhưng vẫn bị những cơn đau dữ dội hoành hành. Để phòng ngừa sự xuất hiện của các cơn gút cấp, các chuyên gia khuyên rằng, bệnh nhân gút nên kết hợp bổ sung thêm các sản phẩm hỗ điều trị bệnh Gút từ thảo dược thiên nhiên BoniGut.

  Với công thức toàn diện gồm 12 loại thảo dược hạ acid uric máu và thảo dược giảm đau chống viêm, BoniGut mang lại hiệu quả rất cao trong việc làm hạ acid uric máu cũng như giảm thiểu các triệu chứng của bệnh gút:

  • Thảo dược giúp ức chế hình thành acid uric trong máu: quả anh đào đen, hạt cần tây, hạt nhãn

   Trong đó, quả anh đào đen là một loại thảo dược vô cùng hữu hiệu với bệnh gút bời thành phần chứa nhiều anthocyanins (chất chống oxy hóa rất mạnh), và các chất dinh dưỡng như chất xơ, kali, đồng, magiê cũng như mangan, sắt, canxi, kẽm và phốt pho…

  • Thảo dược giúp trung hòa acid uric trong máu: hạt cần tây
  • Nhóm có tác dụng giúp lợi tiểu làm tăng đào thải acid uric bao gồm trạch tả, mã đề, bách xù, ngưu bàng tử.
  • Nhóm thảo dược có tác dụng giúp giảm đau chống viêm, như lá húng tây, bạc hà, gừng, tầm ma, kim sa.

 

   Bên cạnh đó, BoniGut là sản phẩm được nhập khẩu nguyên lọ từ Canada và Mỹ, là hàng chính hãng được sản xuất tại hệ thống nhà máy Viva Pharmaceutical Inc - Canada và nhà máy J&E International - Mỹ thuộc tập đoàn đa quốc gia Viva Nutraceuticals – tập đoàn sản xuất Dược phẩm, thực phẩm chức năng uy tín hàng đầu thế giới, đạt tiêu chuẩn cGMP của:

  • FDA (Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ)
  • Health Canada (Bộ y tế Canada)
  • NSF International (Trung tâm hợp tác về an toàn thực phẩm và nước uống của tổ chức y tế thế giới WHO).

 

Chính vì vậy BoniGut là lựa chọn hoàn hảo cho bệnh nhân gút để giảm nhanh các triệu chứng của gút, dự phòng bệnh gút tiến triển thành các biến chứng nguy hiểm.

 

Chia sẻ của chuyên gia về BoniGut

    Thầy thuốc Nhân dân, Phó giáo sư – Tiến sĩ Trần Quốc Bình, Nguyên Giám Đốc Bệnh viện y học cổ truyền Trung Ương cho biết: “Với bệnh gút, xu hướng hiện nay là sử dụng những sản phẩm từ thảo dược vừa an toàn vừa hiệu quả. Một số loại thảo dược tiêu biểu là quả anh đào đen, hạt cần tây, hạt nhãn kết hợp với những thảo dược có tác dụng lợi tiểu và chống viêm giảm đau. Với sự kết hợp đó, tác dụng đạt được sẽ cao nhất.”

   “Vấn đề lớn nhất đặt ra đó là làm thế nào để có thể kết hợp các thảo dược này với nhau, làm sao để cơ thể hấp thu được tất cả các hoạt chất trong chúng. Để đạt được điều đó đòi hỏi phải có kỹ thuật và công nghệ chiết xuất, bào chế tiên tiến và tối ưu nhất. Rất may hiện nay trên thị trường đã có sản phẩm BoniGut của Canada và Mỹ, kết hợp các loại thảo dược tự nhiên, được sản xuất bởi công nghệ hiện đại giúp cải thiện bệnh gút an toàn hiệu quả.Với liều 4-6 viên/ngày, người bệnh dùng đều đặn hàng ngày sẽ hạ được acid uric hiệu quả sau 2-3 tháng, còn cơn đau đã giãn ra, giảm mức độ đau chỉ sau 1-2 tháng”.

 

Đánh giá của bệnh nhân sử dụng BoniGut

Sau nhiều năm có mặt ở thị trường Việt Nam, BoniGut đã nhận được sự tin tưởng và đánh giá rất cao từ những bệnh nhân trực tiếp sử dụng. Dưới đây là một số trường hợp mọi người có thể tham khảo:

Anh Thông Duy Thanh, 35 tuổi. Địa chỉ: số 155 quốc lộ 13, thị trấn Lộc Ninh, Huyện Lộc Ninh, Tỉnh Bình Phước. Số điện thoại: 0942.356.595

“Anh bị bệnh gút năm 33 tuổi, khi đó  uric máu đo được là 910 µmo/l, với triệu chứng chân đau nhức tới mức không đi lại được, anh phải nhập viện dùng thuốc tây liều cao liên tục 6 ngày thì mới hạ được Acid uric. Về nhà anh dùng thuốc liên tục cứ đau là dùng tới mức men gan tăng cao mà acid uric đo được vẫn là 715 µmo/l mặc dù anh ăn uống kiêng khem rất nghiêm ngặt. Từ ngày sử dụng thêm BoniGut, không những anh không còn bị cơn đau hành hạ, acid uric cũng về được mức 410 µmo/l rất an toàn, đồng thời BoniGut không có tác dụng phụ, anh dùng đều đặn mà men gan lại rất đẹp nên anh rất tin tưởng BoniGut.”

 

Anh Thông Duy Thanh

Anh Thông Duy Thanh

 

Chú Nguyễn Y Khoa, 65 tuổi, ở thôn Đậu, xã Sơn Đông, Sơn Tây, Hà Nội, số điện thoại: 0382.638.616

“Chú bị gút từ năm 2010, bàn chân sưng phù to, ấn lõm như quả đu đủ chín, acid uric là 560 µmol/L. Dùng thuốc tây chú bị dị ứng nổi mẩn đỏ cả người, dùng đông y chú bị phù chân, da chân sạm, đen sì. Từ ngày chuyển sang dùng BoniGut, chỉ sau 3 tháng acid uric đã về 415µmol/L đồng thời chú không bị đau nữa, ngày nào cũng đi bộ, tập thể dục bình thường, ăn uống cũng bớt phải kiêng khem hơn so với trước. Tính đến nay, chú đã dùng gút được khoảng 8 năm mà không có bất kỳ tác dụng phụ nào.”

 

Chú Nguyễn Y Khoa, 65 tuổi

Chú Nguyễn Y Khoa, 65 tuổi

 

Bài viết trên là câu trả lời đầy đủ nhất cho câu hỏi: “Bệnh gút nguy hiểm như thế nào?”. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về căn bệnh này, mời quý bạn đọc nhấc máy gọi điện tới tổng đài tư vấn miễn cước 18001044 để được hỗ trợ.

 

XEM THÊM:

Đặt câu hỏi cho bác sĩ

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800 1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniGut+ 30V

230.000đ

BoniGut+ 60V

405.000đ

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800 1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc