Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800 1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Giải đáp: Bệnh gút ăn cá gì?

Thứ ba, 02-06-2020 15:56 PM

Mục lục [Ẩn]

 

    Những người bị mắc bệnh Gút thường phải kiêng khem nhiều, đặc biệt là thịt, hải sản, đồ ăn nhiều đạm. Trong các món ăn, cá là nguồn thực phẩm quan trọng cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể con người, ngoài protein còn có các loại omega và Vitamin D rất tốt cho tim mạch, hệ thần kinh và não bộ. Vì vậy mà đây là nguồn thực phẩm thiết yếu không thể thay thế được trong chế độ ăn. Tuy nhiên, trên thực tế, không phải loại cá nào người bị bệnh Gút cũng có thể ăn. Bài viết dưới đây chúng ta cùng tìm hiểu bệnh Gút ăn cá gì để có chế độ ăn uống phù hợp nhất.

 

Bệnh gút là gì?

   Bệnh Gút là bệnh rối loạn chuyển hoá liên quan đến ăn uống do nồng độ axit uric quá cao trong huyết tương dẫn đến lắng đọng các tinh thể urat (muối của axit uric) hoặc tinh thể axit uric.

    Nếu uric lắng đọng ở khớp (ở sụn khớp, bao hoạt dịch) sẽ làm cho khớp bị viêm, gây đau đớn, lâu dần dẫn đến biến dạng, cứng khớp. Nếu lắng đọng ở thận sẽ gây ra bệnh thận do urat (viêm thận kẽ, sỏi thận...). Bệnh thường gặp nhiều ở nam giới tuổi 40 trở lên, thường có những đợt kịch phát, tái phát nhiều lần.

 

Bệnh gút

Bệnh gút

 

Chế độ ăn ảnh hưởng như thế nào đến bệnh gút

   Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh gút và làm tăng nặng tình trạng bệnh. Trong đó, một chế độ ăn uống không hợp lý là một yếu tố có khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình trạng của người bệnh Gút.

   Những loại thực phẩm có chứa nhiều purin sẽ khiến gia tăng lượng acid uric và điều này sẽ làm cho bệnh gút ngày càng nghiêm trọng hơn. Đây chính là lý do, những bệnh nhân gout không nên sử dụng các loại thực phẩm có hàm lượng purin lớn.

  Ngoài ra, đồ ngọt, thực phẩm có chứa nhiều đạm cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout mặc dù chúng không chứa purin.

Chính vì vậy, để giúp cải thiện tình trạng bệnh, việc xây dựng riêng một chế độ ăn uống cho người bị bệnh gút là rất cần thiết.

 

Chế độ ăn ảnh hưởng như thế nào đến bệnh Gút

Chế độ ăn ảnh hưởng như thế nào đến bệnh Gút

 

Bệnh gút ăn cá gì?

   Cũng như các thực phẩm khác, cá là một thực phẩm chứa khá nhiều purin và bệnh nhân Gút cần phải chú ý đến hàm lượng purin trong cá để kiểm soát chúng trong bữa ăn.

   Người bị bệnh Gút ăn được cá gì tùy thuộc vào lượng đạm có trong loại cá đó như thế nào. Những loại cá được khuyến cáo nên dùng cho những bệnh nhân bị Gút là những loại cá chứa ít protein nhưng lại giàu vitamin và chất béo, thường gặp ở các loại cá có thịt trắng (cá sông, cá nước ngọt…), hàm lượng nhân Purin ở các loại cá dưới 150mg/ 100gr được coi là an toàn, bệnh nhân Gút có thể ăn được mà không lo có thể tái phát hoặc làm bệnh nặng thêm.

Cụ thể, bệnh nhân Gút có thể ăn được những loại cá sau:

Cá chuối: Còn gọi là cá quả. Thành phần đạm trong 100gr cá chuối là 18,1mg. Đây là loại cá mà bệnh nhân Gút có thể ăn. Trong cá quả còn chứa nhiều vi chất như canxi, photpho, vitamin PP rất tốt cho sự phát triển cơ thể.

 

Cá chép: thành phần chất đạm trong cá chép được định lượng tương đương với lượng protein mà cơ thể cần, hơn nữa đây là loại đạm dễ hấp thu. Ngoài ra trong cá chép chứa nhiều chất béo, omega, EPA, các nguồn dinh dưỡng quan trọng như vitamin A, D, B2… cùng với lượng niacin cao giúp chống oxy hóa, phòng các bệnh tim mạch và ung thư. Chính vì vậy đây là loại cá bệnh nhân Gút có thể ăn tốt.

 

Bệnh gút có thể ăn cá chép

Bệnh gút có thể ăn cá chép

 

Cá hồi: Cá hồi là một trong rất ít các loại cá nước mặn mà bệnh nhân Gút có thể ăn được. Do thành phần đạm trong cá hồi nằm trong ngưỡng cho phép đối với bệnh nhân Gút. Ngoài ra, trong cá hồi có hàm lượng omega 3 rất cao, đây là chất chống oxy hóa rất mạnh, giúp phòng chống các bệnh về tim mạch và hệ thần kinh rất tốt.

 

Cá diêu hồng: Lượng đạm trong cá diêu hồng là 17,1 mg/ 100gr cá, đây là lượng đạm lý tưởng trong thức ăn dành cho các bệnh nhân Gút. Trong thành phần của cá diêu hồng còn chứa rất nhiều vitamin A, selen, kali và omega 3. Trong đó selen là vi chất cần thiết cho sự phát triển của tuyến giáp. Đây là một trong những nguồn cung cấp Selen tối quan trọng trong cơ thế. Người bị bệnh gút có thể ăn loại cá này thường xuyên.

 

Bệnh gút có thể ăn cá diêu hồng

Bệnh gút có thể ăn cá diêu hồng

 

Các loại cá nước ngọt khác như: Cá rô đồng, cá bống, cá trê, cá trắm, cá diếc… đều là các loại cá có thể dùng cho bệnh nhân Gút.

 

Những lưu ý khi chế biến món cá của bệnh nhân gút

   Cách chế biến cá cũng rất quan trọng trong chế độ ăn đối với bệnh nhân Gút.  Khi chế biến món cá thì người bệnh gút nên hạn chế ăn đồ dầu mỡ, ví dụ như rán cá, chiên cá, nấu cá có nhiều dầu mỡ. Thay vào đó nên chế biến bằng cách nướng hoặc hấp cá là tốt nhất. Khi ăn thì nên kết hợp với các loại rau xanh trong bữa ăn để giúp tiêu hóa tốt hơn, tăng khả năng đào thải acid uric ra ngoài cơ thể.

Hầu hết các chuyên gia dinh dưỡng đều khuyên rằng, bệnh nhân Gút không nên ăn quá nhiều cá dù là loại cá mà bệnh Gút có thể ăn được, một tuần chỉ nên ăn 2 bữa cá.

 

Bệnh nhân gút cần làm gì để hạn chế sự xuất hiện các cơn gút cấp

   Bệnh gút tuy được biết đến từ rất lâu nhưng thực tế việc điều trị còn gặp nhiều bất cập. Điều trị cơn gút cấp thường không khó nhưng dự phòng tái phát bệnh, tránh những đợt viêm khớp tái phát và ngăn chặn bệnh chuyển sang mạn tính, phòng ngừa biến chứng lại không hề đơn giản.

 

   Để bệnh gút có thể được kiểm soát tốt, bên cạnh việc tuân thủ sử dụng thuốc điều trị của bác sĩ, cần phối hợp tốt với chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý và sử dụng các sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh nhằm ổn định nồng độ acid uric trong máu.

 

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý.

  Chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng rất nhiều đến tiến triển của bệnh Gút. Khi xây dựng chế độ ăn uống bệnh nhân gút cần chú ý các đặc điểm sau:

  • Hạn chế ăn các thực phẩm chứa nhiều purin khác như: Gan, thận, tim, óc, trứng lộn…

 

  • Hạn chế chất béo trong khẩu phần ăn bằng cách chọn thịt nạc, gia cầm không ăn da và các sản phẩm sữa ít chất béo. Hạn chế tối đa các món ăn chiên, xào nhiều dầu mỡ.

 

  • Tăng cường ăn rau xanh, uống nhiều nước, uống các loại nước khoáng có nhiều gas (bicarbonate) vì sẽ làm kiềm hóa nước tiểu và tăng mức lọc cầu thận, thuận lợi cho việc thải bớt acid uric ra ngoài.

 

  • Tăng cường các loại thực phẩm thảo dược có chức năng đào thải axit uric trong máu ra ngoài như cherry, dâu tây, cải bẹ xanh, cam, lá sake.
  • Bổ sung thêm 500 - 1000mg vitamin C hàng ngày: Dùng vitamin C có tác dụng làm giảm acid uric trong máu, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh gút. Tuy nhiên nếu dùng quá liều vitamin C sẽ gây acid hóa nước tiểu dẫn tới kết tủa tinh thể urat, gây sỏi oxalat, khi sỏi tạo thành sẽ cản trở quá trình đào thải acid uric ra ngoài. Do đó, người bệnh cần bổ sung lượng Vitamin C vừa đủ vừa phải từ rau củ có vị chua nhẹ như ổi dứa để có tác dụng phòng và hỗ trợ điều trị bệnh gút.

 

  • Kiêng rượu bia vì uống nhiều rượu bia sẽ làm giảm bài tiết acid uric.

 

  • Một số loại gia vị như ớt, hạt tiêu cũng nên dùng hạn chế vì chúng có thể gây hưng phấn thần kinh tự chủ gây tái phát bệnh gút

 

Xây dựng chế độ sinh hoạt phù hợp

  • Tránh gắng sức, tránh căng thẳng, tránh thức quá khuya, tránh lạnh.

 

  • Giảm béo, duy trì cân nặng hợp lý bằng cách giảm cân từ từ giúp giảm nồng độ axit uric máu.

 

  • Xây dựng và duy trì một chế độ tập luyện, vận động thường xuyên, vừa sức.

 

  • Ngâm chân nước nóng mỗi buổi tối, có thể làm thường xuyên, nhưng không nên dùng nước quá nóng, cũng không nên ngâm lúc đang bị viêm cấp.

 

  • Khi bệnh chuyển sang mãn tính, cần có chế độ tập luyện thường xuyên, kết hợp với vật lý trị liệu và phục hồi chức năng để tránh teo cơ, cứng khớp và hạn chế biến dạng khớp.

 

Sử dụng sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược thiên nhiên

   Sử dụng các sản phẩm thảo dược có ưu điểm là an toàn, không gây ra tác dụng phụ nhưng lại có tác dụng tốt trong việc hạ acid uric, phòng ngừa sự tiến triển của bệnh. Vì vậy mà bệnh nhân Gút hoàn toàn có thể yên tâm dùng lâu dài. Một trong số những sản phẩm được người dùng rất ưa chuộng hiện nay là BoniGut của Mỹ và Canada.

 

BoniGut - Giải pháp vàng giúp ngăn ngừa cơn gút cấp từ thảo dược thiên nhiên.

BoniGut có công thức rất toàn diện, gồm 3 nhóm tác dụng:

  • Nhóm trung hòa acid và ức chế hình thành acid uric máu: Anh đào đen, hạt cần tây, hạt nhãn.
  • Nhóm thảo dược có tác dụng giúp giảm đau chống viêm, như lá húng tây, bạc hà, gừng, tầm ma, kim sa.
  • Nhóm có tác dụng giúp lợi tiểu làm tăng đào thải acid uric bao gồm trạch tả, mã đề, bách xù, ngưu bàng tử.

 

   Với sự kết hợp của 12 loại thảo dược quý từ thiên nhiên, BoniGut là sản phẩm chuyên biệt dành cho người bệnh gút và tăng acid uric máu.

 

 

Thành phần BoniGut

Thành phần BoniGut

 

 

 Cụ thể, BoniGut mang tới những công dụng sau:

  • Ức chế sự hình thành và tăng đào thải acid uric
  • Giảm nồng độ acid uric máu
  • Chống oxy hóa mạnh, bảo vệ các khớp
  • Chống viêm, giảm đau nhức các khớp xương
  • Tăng cường chức năng thận, bàng quang, sức khỏe đường tiết niệu

  Chỉ cần sử dụng ngày 4-6 viên, BoniGut sẽ giúp giảm tần suất các cơn đau sau 2-4 lọ sử dụng, sau 4 lọ BoniGut sẽ giúp hạ uric máu một cách rõ rệt.

 

   Đặc biệt, BoniGut là sản phẩm được nhập khẩu nguyên lọ từ Canada và Mỹ, là hàng chính hãng được sản xuất tại hệ thống nhà máy Viva Pharmaceutical Inc – Canada và nhà máy J&E International - Mỹ thuộc tập đoàn đa quốc gia Viva Nutraceuticals – tập đoàn sản xuất Dược phẩm, thực phẩm chức năng uy tín hàng đầu thế giới, đạt tiêu chuẩn cGMP của:

  • FDA (Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ)
  • Health Canada (Bộ y tế Canada)
  • NSF International (Trung tâm hợp tác về an toàn thực phẩm và nước uống của tổ chức y tế thế giới WHO).

 

   Sau nhiều năm phân phối trên thị trường BoniGut vinh dự được nhận danh hiệu “huy chương vàng vì sức khỏe cộng đồng” do PGs.Ts Trần Đáng – Chủ tịch Hiệp hội thực phẩm chức năng Việt Nam trao giải. Với “Huy chương vàng vì sức khỏe cộng đồng”, một lần nữa BoniGut đã được ghi nhận và khẳng định được giá trị thương hiệu trong thị trường sản phẩm dành cho đối tượng bị gút. Không chỉ vậy, đó còn là niềm tin và là sự công nhận của đông đảo người tiêu dùng cùng với các cơ quan chức năng có thẩm quyền và những hiệp hội có uy tín. Đây là một động lực to lớn để tập thể cán bộ, công nhân viên trong công ty làm việc và cống hiến hết mình mang tới cho người bệnh những sản phẩm uy tín, chất lượng.

 

BoniGut đã giúp hàng triệu bệnh nhân Gút chung sống hòa bình với bệnh Gút

“BoniGut có tốt không? BoniGut có hiệu quả không?”. Đây có lẽ là thắc mắc của rất nhiều người khi đang có ý định sử dụng BoniGut. Mời quý bạn đọc theo dõi chia sẻ của những bệnh nhân đã từng sử dụng BoniGut qua phần dưới đây:

 

Bác Trần Văn Mọi, 69 tuổi, ở tổ 4, khu 3 (lâm nghiệp), p. vàng Danh, Uông Bí, Quảng Ninh, điện thoại: 01664.908.128

“Cách đây 4 năm sau khi tôi đi ăn giỗ về, 2 mắt cá chân sưng đỏ ửng, đau dữ dội, không đi lại được, sau đó cứ trung bình khoảng 1 tháng có 2 cơn đau như thế, còn chưa kể hôm nào đi ăn thịt chó, thịt bò, bia rượu còn đau thêm nữa. Tôi đi xét nghiệm máu, acid uric lên tới trên 500, bác sĩ có kê đơn thuốc tây nhưng tôi dùng thì tần suất mắc gút cấp còn nhiều hơn, nghe người ta mách thuốc lá, thuốc viên thảo dược trị gút tốt lắm, tôi cũng uống nhưng đều không hết. Tôi dùng BoniGut với liều 4 viên, sau 3 ngày thì có cơn gút cấp nhưng tôi vẫn kiên trì dùng, sau khoảng 1 tháng, tôi có bị đau lại nhưng mức độ nhẹ nhàng hơn và chỉ 2 ngày đã hết đau. Sau 3,4 tháng tiếp, tôi không thấy bị cơn đau nào nữa nên tôi giảm liều BoniGut xuống còn 2 viên và duy trì tới nay đã được 3 năm rồi, không hề bị đau lại 1 lần nào. Hôm vừa rồi đi khám sức khỏe định kỳ, acid uric chỉ còn 320 thôi, rất an toàn.”

 

Bác Trần Văn Mọi, 69 tuổi

Bác Trần Văn Mọi, 69 tuổi

 

Chú Viên Văn Lộc, 65 tuổi, ở căn hộ D, tầng 13 tháp A, chung cư 18 Phạm Hùng, Cầu Giấy, Hà Nội, điện thoại: 0945113136:

“Chú Lộc phải dùng colchicin liên tục vì những cơn đau gút cấp tới liên tục nhưng lần nào dùng chú cũng bị tiêu chảy, acid uric đo được 605µmol/l. Chú phải ăn uống kiêng khem rất khổ sở vì cứ ăn vào là đau liên tục. Chú từng có ý định tự tử vì gút, may mắn thay khi biết tới và sử dụng đều đặn BoniGut, không những cơn đau không còn, chú không cần phải sử dụng Colchicin nữa mà acid uric cũng chỉ còn 342µmol/l.”

 

Chú Viên Văn Lộc, 65 tuổi

Chú Viên Văn Lộc, 65 tuổi

 

Anh Ma Phúc Dương, 40 tuổi (hiện đang công tác tại UBND xã Minh Quang, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang, đt 039.596.0710)

“Tôi hiện tại đang làm Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân xã, bị gút từ năm 2013, acid uric là 780, bác sĩ có kê cho tôi dùng Colchicin và Allopurinol, tôi dùng liên tục 1 năm trời nhưng chỉ số acid uric chưa bao giờ về được ngưỡng an toàn, luôn ở ngưỡng 600, đồng thời cơn đau liên tục kéo tới, cứ 3,4 ngày đau 1 trận, trận nào cũng phải 5-7 ngày mới hết. Có lần tôi dùng thuốc nam đắp ở chỗ sưng mà 2 chân tôi gần như bị liệt, không đi lại được, chân sưng húp lên như bắp chuối. Tôi dùng BoniGut với liều 4 viên 1 ngày, đến nay cũng được gần 2 năm rồi, acid uric chỉ còn 355, không cần dùng lại thuốc tây nữa, mà tôi cũng không bị đau, hôm nào liên hoan hay phải tiếp khách nhiều thì chân cũng chỉ ê ê một chút, tôi uống thêm 2 viên BoniGut là ổn ngay.”

 

Anh Ma Phúc Dương, 40 tuổi

Anh Ma Phúc Dương, 40 tuổi

 

  Hy vọng qua bài viết trên quý bạn đọc đã nắm được câu trả lời cho câu hỏi bệnh gút ăn cá gì cũng như các lưu ý khác về chế độ ăn uống, sinh hoạt và sử dụng thực phẩm bổ sung để hạn chế sự tiến triển của bệnh Gút. Nếu có bất kỳ khó khăn, thắc mắc gì về bệnh Gút, mời quý bạn đọc nhấc máy gọi điện tới tổng đài tư vấn miễn cước 18001044 để được hỗ trợ.

 

XEM THÊM:

Đặt câu hỏi cho bác sĩ

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800 1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniGut+ 30V

230.000đ

BoniGut+ 60V

405.000đ

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800 1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc