Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800 1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Khi nào bệnh nhân gút cần đến gặp bác sĩ

Thứ tư, 30-10-2019 14:37 PM

 

bệnh nhân gut cần gặp bác sĩ

 

Bệnh gút (hay bệnh thống phong) là một bệnh do rối loạn chuyển hóa purin ở người, gây ra tăng acid uric máu và lắng đọng tinh thể urat natri ở các mô của cơ thể. Bệnh gút nếu không phát hiện điều trị đúng và kịp thời có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vì vậy hãy chú ý đến những dấu hiệu mà cơ thể đang nhắc nhở bạn cần đến gặp bác sĩ cơ xương khớp để khám và điều trị.

 

Bệnh nhân cần đến gặp bác sĩ khi nào?

 

  1. Lần đầu xuất hiện một số triệu chứng ở khớp:

Nếu đột nhiên bạn thấy xuất hiện cơn đau bất ngờ và dữ dội ở một khớp xương nào đó, đặc biệt ở ngón chân cái và cơn đau xuất hiện sau khi uống bia, rượu hoặc sau một bữa ăn có nhiều chất đạm (sau một bữa nhậu, sau khi ăn thịt chó, ăn hải sản…) thì  bạn đang có nguy cơ rất cao mắc bệnh Gút.

 Hãy xếp lịch đến khám bác sĩ ngay!!! Bệnh gút mà không được điều trị sớm sẽ làm cơn đau ngày càng nặng hơn, dẫn đến tổn thương khớp.

Hãy đến bệnh viện ngay lập tức nếu bạn bị sốt và có khớp xương sưng, nóng, đỏ hoặc đau. Đó có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng.

  1.  Đợt gút  cấp

Một khi đã bị gút, bệnh nhân cần xác định là bệnh mãn tính, cần phải điều trị lâu dài.

Một số đặc điểm của cơn gút cấp:

  • Triệu chứng điển hình là cơn đau cấp tính, xuất hiện đột ngột, đau dữ dội, kèm theo sưng, nóng, đỏ, xung huyết ở một khớp bị tổn thương. Thường gặp nhất là bị đau ở các khớp chi dưới, các khớp ngón chân,  khớp khuỷu tay, gân gót, khớp gối, khớp cổ chân...

  • Càng về khuya, cơn đau khớp càng tăng lên dữ dội. Bệnh nhân đi lại rất khó khăn, nhiều trường hợp không thể nào tự  đi đứng được vì quá đau.

  • Cơn gút cấp thường xuất hiện sau bữa ăn thịnh soạn; uống rượu, bia; lao động gắng sức; hoặc  bị lạnh đột ngột, nhiễm khuẩn...

  • Càng về sau, cơn gút cấp càng kéo dài, không tự khỏi và để lại các di chứng như: cứng khớp; teo cơ; hạn chế vận động... và có một số biểu hiện toàn thân: sốt, rét run, cứng gáy, người mệt mỏi...

  • Cơn đau kéo dài nhiều ngày, thường khoảng 5-7 ngày, sau đó các dấu hiệu viêm giảm dần. Trong cơn đau người bệnh có thể sốt vừa hoặc sốt nhẹ, mệt mỏi, nước tiểu ít và đỏ.

Khi xuất hiện cơn gút cấp bệnh nhân thường tự ý mua thuốc tây giảm đau mà không có hướng dẫn cụ thể, việc sử dụng thuốc chủ quan như vậy rất nguy hiểm, vì bệnh nhân mắc bệnh gút rất hay bị dị ứng thuốc và gặp các tác dụng phụ của thuốc, đôi khi có thể dẫn đến tử vong.

      3. Xuất hiện biến chứng của bệnh gút.

Khi đã bắt đầu xuất hiện những biến chứng của bệnh Gút, bạn càng cần phải chú ý hơn hết về tình trạng bệnh của mình và nên đến gặp bác sĩ sớm nhất có thể khi xuất hiện:

  • Hạt tophi: Hạt tophi là những u cục nhỏ nằm dưới da với chất bột màu trắng, có thể xuất hiện nhiều tại các vị trí ổ khớp và mô mềm xung quanh khớp, hình thành khi hàm lượng acid uric tăng cao, vượt quá mức bão hòa trong thời gian dài ở những người có suy giảm chức năng chuyển hóa acid uric.

Hạt tophi khi bắt đầu xuất hiện rất nhỏ, rồi không ngừng phát triển thành những khối u cục màu trắng, cứng và không di động được. Kích thước của hạt tophi phát triển đến một giới hạn nhất định sẽ tự vỡ loét, gây nhiễm trùng, hoại tử và vết thương rất khó lành.

  • Sỏi thận: Sỏi thận bởi tinh thể axit uric gây cơn đau thận dữ dội, gây ra nhiễm trùng niệu đạo. Nếu một viên sỏi chặn đường niệu đạo, nước tiểu không thoát đi được gây hỏng thận.

 

Cần chuẩn bị gì trước khi đến gặp bác sĩ

 

cần làm gì khi gặp bác sĩ

 

Bác sĩ thường hỏi bạn một số câu hỏi liên quan đến bệnh gút. Vì vậy, việc chuẩn bị sẵn câu trả lời sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian để tập trung vào những điều bạn muốn hỏi kỹ hơn về bệnh của mình.

  • Một số câu hỏi bác sĩ có thể hỏi:

  • Các triệu chứng của bạn là gì?

  • Các triệu chứng này xảy ra ở vị trí nào trên cơ thể của bạn?

  • Những triệu chứng này xuất hiện đầu tiên khi nào?

  • Các triệu chứng này có thường xuyên xuất hiện không? Diễn biến các triệu chứng là liên tục hay xuất hiện một thời gian thì biến mất? Sau bao lâu thì biến mất? Sau bao lâu thì xuất hiện lại? 

  • Có thứ gì làm khởi phát các triệu chứng của bạn không? Ví dụ như ăn một số loại thực phẩm, tập luyện cường lực mạnh, căng thẳng công việc…

  • Bạn có mắc thêm bệnh nào khác không? Có đang điều trị bệnh nào khác không?

  • Hãy cho biết những thuốc mà bạn đang dùng, kể cả những loại thuốc tự ý mua, không qua kê toa, các loại vitamin và chất bổ sung.

  • Trong gia đình, có ai bị bệnh gút không?

  • Bạn thường ăn những gì trong một ngày?

  • Bạn có thường uống rượu không? 1 lần uống khoảng bao nhiêu? Bao lâu lại uống?

  • Hãy chuẩn bị trước những điều sau trước khi đến gặp bác sĩ:

  • Chú ý đến cơ thể của bạn, ghi lại các triệu chứng, bao gồm khi nào chúng bắt đầu và mức  độ thường xuyên xảy ra.

  • Ghi lại những sự kiện quan trọng như những thay đổi gần đây hoặc những căng thẳng lớn trong cuộc sống hiện tại…

  • Ghi ra thông tin sức khỏe của bạn, bao gồm mọi  biểu hiện mà bạn đang mắc phải, có đang trong đợt điều trị không? Phương thức điều trị và tên của các  loại thuốc, vitamin cũng như các chất bổ sung mà bạn đang sử dụng (Nếu có thể hãy mang các loại thuốc này đến gặp bác sĩ).

  • Bác sĩ cũng sẽ muốn biết liệu gia đình bạn có ai mắc bệnh gút hay không? Hãy chú ý đến điều này.

  • Viết ra một số câu hỏi và băn khoăn về bệnh của bạn để hỏi bác sĩ.

  • Một số câu hỏi để hỏi bác sĩ: Việc lên danh sách các câu hỏi trước khi đến khám có thể giúp bạn tận dụng tối đa thời gian nói chuyện với bác sĩ.

  • Nguyên nhân nào có thể gây nên các triệu chứng hoặc tình trạng này? (Tình trạng bạn đang gặp phải)

  • Tôi có bị bệnh gút không?

  • Những phương pháp điều trị nào là hiệu quả nhất? Các tác dụng phụ có thể gặp khi áp dụng phương pháp điều trị này?

  • Có phương pháp điều trị hoặc biện pháp thay đổi lối sống nào có thể cải thiện triệu chứng của tôi không?

  • Khoảng bao lâu sau khi bắt đầu điều trị thì triệu chứng của tôi mới có khả năng cải thiện?

  • Tôi có cần phải dùng thuốc lâu dài không?

  • Tôi đang mắc những bệnh khác. Làm thế nào để chữa những bệnh này cùng một lúc?

  • Tôi có cần thay đổi chế độ ăn uống hay không?

  • Tôi có được uống rượu không?

  • Bác sĩ có thể cho tài liệu hoặc giới thiệu website để tôi tìm hiểu thêm về bệnh này không?

  • Nếu có thêm câu hỏi nào khác trong cuộc hẹn, hãy đừng ngần ngại hỏi bác sĩ nhé.

 

Hãy chú ý đến những dấu hiệu cơ thể nhắc nhở bạn cần đến gặp bác sĩ để điều trị bệnh Gút và chuẩn bị sẵn những câu hỏi và những câu trả lời để giúp buổi khám bệnh của bạn đạt hiệu quả tốt nhất.

 

>>> Xem thêm:

Đặt câu hỏi cho bác sĩ

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800 1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniGut+ 30V

230.000đ

BoniGut+ 60V

405.000đ

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800 1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc