Cùng với sự phát triển của xã hội, ô nhiễm không khí đang là vấn đề nan giải được quan tâm nhiều nhất trên toàn thế giới. Chất lượng không khí suy giảm dẫn đến nhiều bệnh tật và trong đó bệnh về phổi là phổ biến hơn cả. Vậy, chúng ta phải làm gì để bảo vệ phổi của mình khỏi ô nhiễm không khí? Hãy cùng tìm hiểu 3 loại thảo dược tự nhiên giúp bảo vệ phổi của bạn khỏi tác động bất lợi từ môi trường bên ngoài nhé!
Ô nhiễm không khí ảnh hưởng lên phổi
Ô nhiễm không khí – những điều bạn cần biết!
Ô nhiễm không khí là sự thay đổi tiêu cực của các thành phần có trong không khí chủ yếu là do khói, bụi, khí lạ, gây mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa, gây ra biến đổi khí hậu và bệnh tật cho con người, sinh vật sống và môi trường tự nhiên.
Những nguyên nhân gây ô nhiễm không khí
Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí đến từ 2 nguồn:
Ô nhiễm từ tự nhiên chủ yếu do các hoạt động tự nhiên hoặc kết quả của thiên tai gây ra như: hoạt động của núi lửa, bụi tự nhiên, cháy rừng, băng tan, khí metan,… sẽ thải ra môi trường một lượng lớn các khí độc hại như CO2, bụi mịn, SO2, ….
Ô nhiễm bởi con người là nguyên nhân gây ô nhiễm nhiều nhất. Các hoạt động sinh hoạt, sản xuất, di chuyển,… của con người đều sinh ra nhiều loại khí thải độc hại. Ví dụ như: các ngành công nghiệp sử dụng than, dầu, khí đốt tạo ra các chất khí độc hại (CO2, CO, SO2, NOx, các chất hữu cơ chưa cháy hết: muội than, bụi). Hoặc các phương tiện giao thông sẽ thải ra môi trường một lượng lớn các khí thải như CO2, CO, SO2, NOx, Pb, CH4, chì, các hợp chất dễ bay hơi... Hoặc các ngành như xây dựng sẽ tạo ra bụi amiang, bụi silic, ngành dệt may tạo ra bụi bông, bụi vải...
Ngoài ra, những hoạt động này của con người còn làm nhiệt độ trái đất nóng lên không những gây nên hiệu ứng nhà kính mà còn gây hiện tượng băng tan ở hai cực, giải phóng một lượng lớn khí CO2, NO2, metan,… gián tiếp gây ô nhiễm không khí.
Khói bụi từ phương tiện gây ô nhiễm không khí
Một số ảnh hưởng đặc biệt có hại của ô nhiễm không khí
- Ô nhiễm không khí gây ảnh hưởng lên tất cả sinh vật sống. Các khí độc hại gây hại trực tiếp khi đi vào cơ thể sinh vật sẽ làm giảm khả năng đề kháng lại các bệnh nguy hiểm.
- Hiệu ứng nhà kính gây nhiều biến đổi đến sinh trưởng và phát triển của động, thực vật.
- Các chất trong không khí ô nhiễm có tính acid, khi kết hợp với nước trong mây dẫn tới hiện tượng mưa acid. Mưa acid khiến hệ thực vật bị phá hủy, đứt gãy chuỗi thức ăn, gây bệnh cho sinh vật. Mưa acid cũng làm thay đổi tính chất của nước, tổn hại nghiêm trọng tới sinh vật sống trong nước.
Mưa axit hủy hoại thảm thực vật
Tác động của ô nhiễm không khí lên con người
Các hợp chất hóa học
- SO2 làm tăng tiết dịch niêm mạc hô hấp ảnh hưởng tới chức năng phổi, gây bệnh hen, tim mạch. SO2 gây độc qua da, làm rối loạn chuyển hóa.
- NO2 tác động mạnh đến hệ hô hấp của các nhóm người già, trẻ nhỏ.
- CO là giảm khả năng vận chuyển oxy của máu, lưu thông máu.
- NH3 gây kích ứng hệ hô hấp.
- H2S gây kích ứng mắt, hệ hô hấp, nồng độ cao gây nhiễm độc cấp tính.
- Hợp chất hữu cơ dễ bay hơi gây nhiễm độc cấp tính khi tiếp xúc liều cao.
- Chì gây rối loạn tủy xương, nhiễm độc hệ thần kinh, phá vỡ hồng cầu.
- Khí Radon xâm nhập qua đường hô hấp, da gây nên các bệnh ung thư phổi.
Các loại bụi
- Bụi mịn (2PM10, PM2.5) gây giảm chức năng phổi, viêm phế quản mạn và ung thư phổi.
- Bụi nano (PM1.0) gây viêm phế quản mạn, ung thư phổi, ảnh hưởng hệ thống thần kinh.
- Các loại bụi khác: bụi amiăng, bụi silic, bụi than, bụi bông,… cũng gây ảnh hưởng lên phổi và các cơ quan khác.
Như vậy có thể thấy, tác động của ô nhiễm không khí lên đường hô hấp của con người là chủ yếu, khiến phổi bị nhiễm độc và từ đó hình thành lên một loạt các bệnh lý mãn tính tại đường hô hấp như viêm phế quản mãn tính, phổi tắc nghẽn mãn tính COPD, ung thư phổi…
Vì thế để hạn chế được những tác hại do ô nhiễm môi trường gây ra thì chúng ta phải tìm được biện pháp giúp bảo vệ và giải độc phổi hiệu quả.
Tác hại của bụi mịn và bụi nano
Chỉ số ô nhiễm không khí AQI
Ô nhiễm không khí gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người như vậy, chúng ta làm cách nào để biết không khí xung quanh mình đang ô nhiễm tới mức nào?
AQI (Air Quality Index) là một chỉ số báo cáo chất lượng không khí hàng ngày. Đây được coi là một thước đo đơn giản hóa mức độ ô nhiễm không khí, cho biết không khí xung quanh ta là sạch hay ô nhiễm, ô nhiễm đến mức độ nào.
Rủi ro đối với sức khỏe cộng đồng càng cao khi chỉ số AQI càng lớn. Chỉ số AQI tập trung vào sự ảnh hưởng tới sức khỏe người dân có thể gặp trong vòng vài giờ hoặc vài ngày sau khi hít thở không khí ô nhiễm.
EPA (Cơ Quan Bảo Vệ Môi Trường Hoa Kỳ) tính toán chỉ số AQI với 5 thông số ô nhiễm không khí chủ yếu: ozone mặt đất, ô nhiễm phân tử, CO, SO2, NO2. Đối với mỗi chất, EPA thiết lập các tiêu chuẩn chất lượng không khí quốc gia để bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
EPA đã quy định một màu sắc cụ thể đối với từng khoảng giá trị AQI để mọi người hiểu dễ dàng hiểu được cho dù ô nhiễm không khí đang đạt tới mức độ không lành mạnh trong cộng đồng của họ.
Thang điểm AQI
Cùng tìm hiểu bộ 3 thảo dược giúp bảo vệ phổi khỏi ô nhiễm không khí
Hiện nay, chúng ta có một số biện pháp giúp cải thiện chất lượng không khí như trồng cây xung quanh nhà và nơi làm việc, sử dụng máy lọc không khí… Ngoài ra sẽ tránh tập thể dục tại những nơi nhiều khói bụi, đeo khẩu trang khi ra đường,…
Tuy nhiên với mức độ ô nhiễm không khí như hiện nay thì những biện pháp này có hiệu quả không cao và đôi lúc khó có thể thực hiện được. Sử dụng thảo dược giúp bảo vệ, giải độc phổi và cải thiện chức năng phổi đang là xu hướng được thế giới ưa chuộng. Trong đó nổi tiếng nhất là bộ 3 loại thảo dược sau:
Xuyên bối mẫu
Xuyên bối mẫu hay còn gọi là Bối mẫu, Càn mẫu,… thuộc họ Loa kèn. Cây cao khoảng 40 – 60cm; lá nhỏ, dài; hoa tím nhạt. Bộ phận dùng làm thuốc là củ, có hình cầu dẹt, được thu hái vào tháng 8 – 10.
Xuyên bối mẫu có vị đắng, tính hơi hàn, quy kinh tâm, phế.
Thành phần hóa học gồm: Tritimine, Chinpeimine, các alkaloid.
Theo y học cổ truyền, Xuyên bối mẫu có tác dụng nhuận phế trừ đàm (tiêu đờm), chỉ khái (trừ ho), thanh nhiệt tán phế.
Y học hiện đại đã chứng minh, xuyên bối mẫu kích hoạt lại hệ thống lông mao đẩy các chất thải ra ngoài để giải độc phổi. Việc làm sạch phổi và long đờm, giãn phế quản giúp bệnh nhân thấy dễ thở, giảm tần suất đợt cấp tính.
Xuyên bối mẫu
Tỳ bà diệp
Tỳ bà diệp hay còn gọi là Ba diệp, Nhót tây,… thuộc họ hoa hồng. Cây cao 6 – 8m, Lá mọc so le, phiến hình mác, nhọn, dai, dài 12 – 30cm, rộng 3 – 8 cm, phía trên có răng cưa, mặt dưới có nhiều lông, màu xám hay vàng nhạt.
Hoa rất nhiều, gần như không có cuống, mọc thành chùm, đường kính 15 – 20mm, có lông màu hung đỏ. Quả thịt, hơi hình cầu, hơi có lông, chín có màu vàng, dài 3 – 4cm.
Bộ phận dùng làm thuốc là lá bánh tẻ (tức dày, không già, không non). Lá tươi nặng được 40g, màu xanh lục hay hơi nâu hồng, không vụn nát, không lẫn lá úa rụng, không sâu.
Tỳ bà diệp có vị đắng, tính bình, quy kinh phế, vị.
Thành phần hóa học gồm: Saponin, Vitamin B, axit ursolic, axit oleic,...
Theo y học cổ truyền, Tỳ bà diệp có tác dụng thanh phế hòa vị, giáng khí hóa đờm.
Dược lý hiện đại đã chứng minh, Tỳ bà diệp có tác dụng giãn phế quản và kiểm soát các tế bào viêm, ức chế giải phóng các chất trung gian gây viêm, từ đó là giảm tiết chất nhầy trong đường hô hấp và tống đờm ra ngoài. Nhờ vậy, phổi được làm sạch đường thở thông thoáng, phục hồi chức năng thông khí của đường thở.
Tỳ bà diệp
Xuyên tâm liên
Xuyên tâm liên hay còn gọi là Khổ đởm thảo, Khái liên,… thuộc họ Ô rô. Cây nhỏ sống 1-2 năm, mọc thẳng đứng, có thể cao đến 1m. Thân vuông, phân nhánh nhiều, các cành mọc theo 4 hướng. Lá mọc đối, cuống ngắn, phiến lá hình trứng, dài 4-6 cm. Hoa nhỏ, màu trắng có điểm hường, mọc thành chùm ở nách lá hay ở ngọn cành. Quả nang dài 16mm, rộng 3,5mm. Hạt hình trụ, thuôn dài, màu nâu nhạt.
Cây mọc nhanh, sau 80 – 90 ngày đã thu hoạch được. Phần trên mặt đất của cây được thu hái vào đầu thu, khi cây bắt đầu ra hoa, cắt thành từng đoạn, phơi hoặc sấy.
Xuyên tâm liên có vị đắng, tính hàn, quy kinh phế, vị, đại tràng, tiểu tràng.
Thành phần hóa học gồm các acid hữu cơ, tanin, chất nhựa, đường,... Trong lá có các hoạt chất deoxy andrographolide, andrographolide, neoandrographolide, homoandrographolide,...
Theo y học cổ truyền, Xuyên tâm liên có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, trừ thấp, hoạt huyết, tiêu thũng chỉ thống.
Xuyên tâm liên có tính kháng sinh mạnh đối với nhiều loại vi trùng. Nó còn làm tăng khả năng thực bào của bạch cầu.
Andrographolide trong xuyên tâm liên có tác dụng giải độc phổi, làm sạch phổi nhờ thúc đẩy hoạt động của glutathione nội bào trong phổi. Glutathione là trung tâm của hệ thống phòng thủ chống oxy hóa cho cơ thể, hệ thống này bảo vệ các tế bào chống lại các tác nhân vật lý, sự ô nhiễm, độc tố, hóa chất.
Andrographolide có trong xuyên tâm liên
BoniDetox – sản phẩm giúp bảo vệ phổi khỏi ô nhiễm không khí.
Từ những lợi ích mà 3 loại thảo dược trên mang lại, các nhà khoa học hàng đầu của Mỹ đã nghiên cứu thành công sản phẩm BoniDetox giúp giải độc và bảo vệ phổi, tăng cường chức năng của phổi.
Không chỉ vậy, BoniDetox còn được bổ sung thêm nhiều loại thảo dược khác giúp tăng cường tác dụng của 3 loại thảo dược trên. Một số loại thảo dược có thể kể đến như:
- Cúc tây giúp tăng cường nồng độ và hoạt động của đại thực bào phế nang. Bổ sung cúc tây sẽ làm tăng tác dụng bảo vệ phổi hiệu quả trước sự tấn công của các tác nhân gây bệnh là bụi bẩn, khí thải độc hại...
- Baicalin (trong Hoàng cầm), lá oliu, cam thảo Ý phối hợp cùng xuyên tâm liên làm tăng khả năng giúp giải độc phổi.
- Lá bạch đàn, bồ công anh giúp chống viêm, kháng khuẩn, giảm ho,…khi phối hợp cùng tỳ bà diệp sẽ làm tăng hiệu quả giảm các triệu chứng khi bị nhiễm độc phổi.
- Fucoidan giúp phòng ngừa biến chứng ung thư phổi khi phổi bị nhiễm độc.
Với công thức toàn diện như vậy, BoniDetox là một sản phẩm ưu việt, là lựa chọn đúng đắn của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, BoniDetox còn được sản xuất bằng công nghệ Microfluidizer, khiến các thành phần có kích thước siêu nhỏ, nhằm tăng khả năng hấp thu lên tới 100%, phát huy tối đa tác dụng của sản phẩm.
Thành phần của BoniDetox
Chia sẻ của khách hàng sử dụng BoniDetox để bảo vệ phổi khỏi ô nhiễm không khí!
Anh Nguyễn Văn Quyền, 44 tuổi, ở 217 đường Phùng Chí Kiên, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, tỉnh Nghệ An, điện thoại: 0979.916.027.
Anh chia sẻ: “Anh hút thuốc lá hơn 20 năm nay cùng với nghề lái taxi nên phổi hay phải hít nhiều khói bụi ô nhiễm gây nhiễm độc phổi. Dần dần, tình trạng nặng lên và tiến triển thành viêm phế quản mạn tính nhiều năm nay. Anh bị ho đờm, khó thở, thở khò khè và hay bị tái phát. Anh biết đến BoniDetox qua bạn bè, sau khi uống hết 3 lọ, anh thấy cơn ho giảm rõ về mức độ lẫn tần suất, các đợt ho thưa dần, anh không còn ho tới mức “rụng rời” như trước nữa. Khi đủ 3 tháng, các triệu chứng không bị tái phát nữa, đường thở thông thoáng, nhẹ nhõm, thoải mái, người cũng khỏe hẳn ra.”
Anh Nguyễn Văn Quyền, 44 tuổi
Bác Vũ Văn Thịnh, 60 tuổi, ở xóm 4, Thụy Liên, Thái Thụy, Thái Bình, số điện thoại: 0338.841.983.
Bác chia sẻ: “Bác bị viêm phế quản mạn tính nhiều năm nay. Ngực đau tức, khó chịu, đờm xanh đặc quánh, bạn đêm ho không thể ngủ nổi. Nguyên nhân chắc do hút thuốc nhiều nên phổi bị nhiễm độc, không được điều trị nên hình thành bệnh. Khi được bạn bè giới thiệu BoniDetox, bác dùng thử 4 viên 1 ngày, sau 1 tuần, bác thấy đờm loãng ra rồi. Sau 1 tháng, bác hết đờm, chỉ còn ho húng hắng thôi. Sau 2 tháng, bác không còn đau tức ngực nữa, ho, đờm cũng không thấy nữa. Bây giờ, bác hít thở bình thường, thoải mái, cũng không còn mất ngủ vì ho buổi đêm nữa. Bác khỏe lên nhiều lắm ”
Bác Vũ Văn Thịnh, 60 tuổi
Rượu, bia gây hại chúng ta có thể không uống; đồ ăn có hại chúng ta có thể đổi sang loại đồ ăn khác lành mạnh hơn. Nhưng đối với không khí thì khác, không khí ô nhiễm, chúng ta lại không thể nhịn thở. Quý độc giả không cần phải lo lắng, sản phẩm BoniDetox đến từ Mỹ sẽ giúp bạn ngăn ngừa những tác nhân gây hại lên phổi đến từ môi trường bên ngoài. Chúc quý độc giả luôn mạnh khỏe!
XEM THÊM: