“Bệnh trĩ cấp độ 2 điều trị ra sao? Có các phương pháp nào chữa bệnh trĩ cấp độ 2?” Mời quý bạn đọc cùng tìm hiểu câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé.
Tổng quan về bệnh trĩ
Bệnh trĩ là sự phồng lớn của một hay nhiều tĩnh mạch thuộc hệ thống tĩnh mạch trĩ trên hoặc tĩnh mạch trĩ dưới hay cả hai gây nên trĩ nội, trĩ ngoại hay trĩ hỗn hợp.
- Nếu các xoang tĩnh mạch trĩ ở trên đường lược phồng to, được gọi là trĩ nội. Trĩ nội nếu không được điều trị kịp thời thì búi trĩ sẽ bị lòi ra vùng hậu môn, khi bị nặng búi trĩ sẽ không tự thụt lại vào trong được, làm ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như đời sống của người bệnh.
- Nếu các xoang tĩnh mạch trĩ ở dưới đường lược phồng to, được gọi là trĩ ngoại. Búi trĩ ngoại thường nằm ở rìa hậu môn và có dây thần kinh cảm giác nên gây đau đớn cho người bệnh.
- Nếu vừa xảy ra tình trạng trĩ nội và trĩ ngoại thì được gọi là trĩ hỗn hợp. Các búi trĩ hỗn hợp thường được hình thành do các búi trĩ trong ống hậu môn (trĩ nội) sa nặng liên kết với búi trĩ ngoài rìa hậu môn (trĩ ngoại) tạo thành khối trĩ lớn liên kết với nhau. Đây là một hiện tượng phức tạp, khó chữa nhất trong ba loại trĩ.
Bệnh trĩ nội nếu không điều trị sớm thì búi trĩ nội có thể bị sa xuống và lồi ra bên ngoài hậu môn, tùy theo mức độ sa của búi trĩ ít hay nhiều mà sẽ được chia thành 4 cấp độ, cụ thể là bệnh trĩ cấp độ 1, 2, 3, 4.
Trong khi đó bệnh trĩ ngoại cũng có thể được chia thành 4 cấp độ, tuy nhiên các triệu chứng không điển hình như bệnh trĩ nội, trên lâm sàng thường được chia thành 2 thể là bệnh trĩ ngoại cấp độ nhẹ và bệnh trĩ ngoại cấp độ nặng.
Bệnh trĩ
Bệnh trĩ cấp độ 2 là gì?
Bệnh trĩ cấp độ 2 là thuật ngữ được sử dụng để chỉ bệnh trĩ nội cấp độ 2. Đây là giai đoạn phát triển tiếp theo bệnh trĩ cấp độ 1, với triệu chứng điển hình nhất là tình trạng búi trĩ sa ra ngoài khi đi đại tiện nhưng có thể tự co lên được.
Triệu chứng bệnh trĩ cấp độ 2
Khi mắc bệnh trĩ cấp độ 2, các triệu chứng của bệnh đã rõ rệt hơn, không mờ nhạt và dễ nhầm lẫn như với bệnh trĩ cấp độ 1. Ở cấp độ này của bệnh, bệnh nhân thường thấy một số triệu chứng sau:
- Chảy máu khi đi đại tiện: Máu có thể chảy nhỏ giọt, thành vệt bám theo phân hoặc chảy thành tia khi bệnh nhân đi vệ sinh, đặc biệt là lúc ngồi xổm. Máu chảy ra có thể là máu tươi hoặc máu cục. Càng để lâu búi trĩ càng to hơn, tình trạng chảy máu càng nặng hơn sau mỗi lần đi đại tiện.
- Sa búi trĩ nhưng tự co lại được: Triệu chứng này thường xảy ra sau một thời gian đi đại tiện có máu. Ở cấp độ này khối trĩ sa xuống có thể tự co lên được nhưng nếu không điều trị, càng để lâu búi trĩ càng sa xuống nặng hơn.
- Ngoài ra bệnh nhân còn có thể kèm theo triệu chứng: Đau nhức ở vùng hậu môn, hậu môn chảy dịch ẩm ướt gây ngứa và sưng phồng.
Triệu chứng bệnh trĩ cấp độ 2
Bệnh trĩ cấp độ 2 cần được chữa trị hiệu quả và nhanh chóng vì bệnh có thể sẽ chuyển biến thành triệu chứng nặng hơn, chuyển sang cấp độ 3 và cấp độ 4. Không những thế, bệnh trĩ cấp độ 2 còn khiến người bệnh có nguy cơ bị viêm nhiễm phụ khoa, rối loạn chức năng hậu môn, thiếu máu, mắc các bệnh về da…
Nguyên nhân gây bệnh trĩ cấp độ 2
Nguyên nhân bệnh trĩ cấp độ 2 rất đa dạng, có thể do một yếu tố nhưng cũng có thể là kết quả của nhiều yếu tố kết hợp gây ra. Dưới đây là một số yếu tố có thể gây ra bệnh trĩ cấp độ 2:
- Táo bón thường xuyên, tiêu chảy thường xuyên.
- Căng thẳng, stress.
- Thói quen ăn uống: ăn quá ít rau củ quả, uống ít nước.
- Thói quen đi đại tiện sai cách: nhịn đi vệ sinh, đi đại tiện quá lâu, rặn nhiều, vừa đi đại tiện vừa đọc báo hoặc chơi game, tư thế ngồi vệ sinh sai cách...
- Người lười vận động, béo phì, thừa cân.
- Đặc thù nghề nghiệp phải ngồi lâu ở một tư thế (dân văn phòng, lập trình viên…) hoặc do thói quen ngồi nhiều, lười vận động (xem vô tuyến, đọc sách báo, chơi cờ...) rất dễ dẫn đến mắc bệnh trĩ.
- Thói quen ăn cay, uống nhiều rượu, bia, dùng nhiều chất kích thích (cà phê, thuốc lá) cũng là nguyên nhân làm gia tăng bệnh trĩ.
- Bệnh trĩ cấp độ 2 chính là giai đoạn tiến triển của bệnh trĩ cấp độ 1 khi mà ở cấp độ 1 bệnh không sớm được phát hiện và chữa trị đúng cách.
Các phương pháp chữa bệnh trĩ cấp độ 2
Việc lựa chọn điều trị bệnh trĩ cấp độ 2 trên thực tế phụ thuộc nhiều vào triệu chứng bệnh, kích thước của búi trĩ và mức độ tiến triển của bệnh. Ở giai đoạn bệnh trĩ cấp độ 2 này hầu như bệnh nhân chưa cần dùng đến phương pháp phẫu thuật cắt búi trĩ. Dưới đây là một số phương pháp chữa bệnh trĩ cấp độ 2 thường được sử dụng:
Chữa bệnh trĩ cấp độ 2 bằng phương pháp nội khoa
Để chữa bệnh trĩ cấp độ 2, bác sĩ có thể chỉ định các thuốc tây y để giảm bớt triệu chứng của bệnh.
Một số thuốc tây y được sử dụng trong chữa trị bệnh trĩ cấp độ 2:
- Thuốc giảm đau: Ibuprofen, Acetaminophen...
- Thuốc bôi trĩ: Hydrocortisone, Cotripro, Titanoreine...
- Thuốc giảm ngứa tại chỗ: Kem Hydrocortisone
- Một số nhóm thuốc khác: Thuốc đặt hậu môn, thuốc chống táo bón, thuốc làm mềm phân...
Khi sử dụng thuốc chữa bệnh trĩ, cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ, không lạm dụng thuốc. Các thuốc tây y trị bệnh trĩ cấp độ 2 chủ yếu có tác dụng giảm triệu chứng, nhiều tác dụng phụ, người bệnh chỉ nên sử dụng trong thời gian ngắn.
Sử dụng các can thiệp thủ thuật để chữa bệnh trĩ cấp độ 2
Bác sĩ có thể tiến hành một số thủ thuật sau để điều trị bệnh trĩ cấp độ 2. Phương pháp này thường chỉ áp dụng trong trường hợp bệnh nhân không đáp ứng với biện pháp điều trị nội khoa bằng thuốc.
Một số can thiệp thủ thuật thường được sử dụng trên lâm sàng để chữa bệnh trĩ cấp độ 2:
- Thủ thuật thắt búi trĩ bằng vòng cao su chữa bệnh trĩ cấp độ 2
Thủ thuật này sử dụng vòng cao su để cột búi trĩ chung với da quanh hậu môn, từ đó làm giảm lưu lượng máu đến búi trĩ, tạo mô sẹo xơ dính vào lớp cơ dưới lớp niêm mạc. Do đó sẽ cố định ống hậu môn đúng với nguyên tắc bảo tồn lớp đệm hậu môn.
Tuy nhiên, do kỹ thuật thực hiện thắt chung các búi trĩ vào vùng da hậu môn nên kỹ thuật này thường gây cảm giác đau rát khó chịu cho bệnh nhân.
Thủ thuật thắt búi trĩ bằng vòng cao su chữa bệnh trĩ cấp độ 2
- Thủ thuật chích xơ chữa bệnh trĩ cấp độ 2
Thủ thuật này sử dụng thuốc bơm trực tiếp vào gốc búi trĩ nhằm mục đích làm giảm lượng máu đến búi trĩ, tạo một mô sẹo xơ dính vào lớp cơ dưới niêm mạc để giúp hạn chế triệu chứng chảy máu do búi trĩ gây nên.
Đây là thủ thuật được đánh giá là khá đơn giản, dễ thực hiện, thời gian tiến hành ngắn, thủ thuật nhanh chóng nên không gây áp lực cho người thực hiện và bệnh nhân. Tuy nhiên thủ thuật chích xơ có thể gây ra một số biến chứng như chảy máu tại chỗ chích xơ, chích vào tuyến tiền liệt gây viêm tuyến tiền liệt, rõ hậu môn, âm đạo…
Thủ thuật chích xơ có thể áp dụng trong điều trị bệnh trĩ cấp độ 1 và cấp độ 2.
Thủ thuật chích xơ chữa bệnh trĩ cấp độ 2
Biện pháp chữa bệnh trĩ cấp độ 2 với một số mẹo dân gian
Dân gian cũng lưu truyền một số mẹo chữa bệnh trĩ cấp độ 2 như:
- Mẹo chữa bệnh trĩ cấp độ 2 với rau diếp cá
Từ xa xưa, rau diếp cá được xem là thần dược trong việc cải thiện các bệnh ở hậu môn – trực tràng nhất là bệnh trĩ. Dân gian lưu truyền nhiều bài thuốc từ rau diếp cá giúp cải thiện bệnh trĩ, đó là dùng rau diếp cá để xông hậu môn, đắp trực tiếp lên hậu môn… Ngoài ra, người bệnh trĩ cũng có thể dùng rau diếp cá để ăn sống, xay sinh tố.
- Mẹo chữa bệnh trĩ cấp độ 2 với lá vông
Dân gian cũng lưu truyền mẹo cải thiện bệnh trĩ với lá vông như hơ nóng lá vông trên lửa đến khi nóng ấm rồi đắp trực tiếp vào búi trĩ, giữ nguyên trạng thái đến khi lá nguội. Bệnh nhân trĩ cũng có thế đắp lá vông và giấm để cải thiện tình trạng sưng, đau búi trĩ cấp độ 2 tại nhà.
Như vậy, việc điều trị bệnh trĩ cấp độ 2 mặc dù không quá khó khăn nhưng việc áp dụng sai cách có thể để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Trước khi áp dụng phương pháp điều trị nào cần phải đánh giá giữa lợi ích và nguy cơ.
- Phương pháp điều trị bệnh trĩ cấp độ 2 bằng thuốc tây y: chỉ có tác dụng giảm triệu chứng, trong khi để lại nhiều tác dụng phụ, đồng thời bệnh nhân chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ.
- Phương pháp điều trị bệnh trĩ cấp độ 2 bằng thủ thuật: mặc dù giúp triệt búi trĩ cấp độ 2 nhanh nhưng lại gây ra cảm giác đau đớn và có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm.
- Phương pháp chữa bệnh trĩ cấp độ 2 tại nhà với một số mẹo dân gian: Mặc dù việc sử dụng các loại thảo dược này khá an toàn, tuy nhiên, chính vì việc sử dụng đơn độc 1 vị thảo dược, lại không rõ ràng về hàm lượng sử dụng và cách sử dụng không thuận tiện nên các mẹo này thường không đem lại hiệu quả cao, thời gian điều trị kéo dài; đồng thời, nếu thảo dược không được chế biến đúng cách thì hiệu quả của bài thuốc gần như bằng không. Ngoài ra, nhiều mẹo dân gian lưu truyền nhưng chưa rõ thực hư về tác dụng, thậm chí sử dụng sai cách còn làm bệnh trĩ tiến triển nặng hơn.
Giải pháp cải thiện bệnh trĩ hiệu quả đến từ thảo dược thiên nhiên
Xu hướng điều trị bệnh hiện nay là quay về với các phương pháp chữa bệnh bằng thành phần thảo dược tự nhiên, hạn chế các thuốc Tây y tổng hợp hóa học và hạn chế phẫu thuật do việc phẫu thuật vẫn có nguy cơ tái phát cao nếu bệnh nhân không chú ý đến việc thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học của mình.
Nắm được xu hướng điều trị này, các nhà khoa học của Mỹ và Canada đã nghiên cứu ra sản phẩm BoniVein có nguồn gốc 100% thảo dược, hỗ trợ điều trị bệnh trĩ.
Với công thức bào chế độc đáo từ các thành thảo dược thiên nhiên: hạt dẻ ngựa, hạt nho, vỏ thông, bạch quả, rutin… phối hợp với 2 loại flavonoid thực vật như diosmin, hesperidin và Vitamin C, BoniVein đem lại tác dụng hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị bệnh trĩ, giảm các triệu chứng như chảy máu, sa búi trĩ, đau rát, ngứa, giảm biến chứng của bệnh trĩ như sa trực tràng, viêm nứt hậu môn và làm hạn chế tình trạng vỡ búi trĩ, gây ra thiếu máu và viêm nhiễm vùng hậu môn.
Cách sử dụng vô cùng đơn giản, ngày 4 viên chia 2 bữa
- Sau 2-3 tuần các triệu chứng chảy máu, đau rát, ngứa ngáy giảm hẳn.
- Sau 3 tháng búi trĩ sẽ co lên rõ rệt.
BoniVein là sản phẩm uy tín chất lượng đã có mặt nhiều năm trên thị trường. Năm
2017 BoniVein vinh dự nhận được cúp Huy chương vàng vì sức khỏe cộng đồng
do PGS.TS Trần Đáng chủ tịch hiệp hội thực phẩm chức năng Việt Nam trao tặng.
Bên cạnh đó, BoniVein còn là sản phẩm được rất nhiều chuyên gia y tế khuyên dùng cho bệnh nhân của mình và ghi nhận được đánh giá hiệu quả cao từ hàng triệu bệnh nhân trĩ trên toàn quốc.
BoniVein được các chuyên gia đầu ngành khuyên dùng
Ths.Bs Hoàng Khánh Toàn, trưởng khoa Đông y, bệnh viện Quân đội trung ương 108 cho biết:
“Thường bệnh nhân chỉ đi khám khi bệnh trĩ của họ đã chuyển sang độ 3 độ 4. Nguyên nhân là do tâm lý ngại đi khám và sợ phẫu thuật. Bệnh tiến triển nặng là do tự ý chữa bệnh trĩ tại nhà theo các cách được truyền tai nhau. Bệnh nhân làm như vậy rất nguy hiểm bởi không chỉ không có tác dụng mà còn có thể gặp nhiều vấn đề khác. Vì vậy, bệnh nhân cần sáng suốt và tìm hiểu kỹ trước khi áp dụng bất kỳ một phương pháp nào.”
“Với bệnh trĩ cấp độ 1, 2, 3, bệnh nhân hoàn toàn có thể sử dụng các sản phẩm cho bệnh trĩ mà không cần phẫu thuật. Tôi luôn ưu tiên cho bệnh nhân của mình dùng BoniVein của Canada và Mỹ. Đây là sản phẩm có thành phần từ thảo dược có hiệu quả rất tốt.”
“Trên thực tế, các bệnh nhân của tôi khi dùng BoniVein, chỉ sau khoảng 2-3 tuần các dấu hiệu bệnh trĩ như đau, rát, chảy máu, ngứa hậu môn đã giảm rõ rệt. Bệnh nhân kiên trì sử dụng thì chỉ sau 3 tháng búi trĩ co lên rõ rệt và dần dần mất hẳn. Đặc biệt là tất cả bệnh nhân khi dùng BoniVein đều không gặp bất kỳ tác dụng không mong muốn nào.
“Thành phần, chất lượng, hiệu quả, độ an toàn của BoniVein khiến tôi hoàn toàn yên tâm khi sử dụng cho bệnh nhân của mình để đẩy lùi bệnh trĩ.”
Chia sẻ của bệnh nhân sử dụng BoniVein
Được phân phối nhiều năm tại thị trường Việt Nam, BoniVein đã giúp hàng ngàn bệnh nhân chia tay bệnh trĩ trong nhẹ nhàng, giúp họ trở lại cuộc sống thoải mái, không còn bị trĩ hành hạ.
Cô Trần Thị Thập (ở số 54 Lý Thái Tổ, kp Thượng, Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh, Điện thoại: 0993.636.333)
“Cô bị trĩ từ năm 2012, mỗi lần đi vệ sinh đều rất đau và rát, thường thì lúc chùi giấy vệ sinh mới thấy máu, nhưng nhiều khi máu lại phun thành tia, búi trĩ độ 3 sa ra ngoài rất vướng víu, đau đớn và nhiều lúc còn chảy dịch khó chịu. Thế mà từ ngày dùng BoniVein, cô đi vệ sinh rất dễ dàng vì búi trĩ đã mất dần, sinh hoạt và vận động thoải mái, cô rất hài lòng.”
Cô Trần Thị Thập
Anh Nguyễn Anh Tuấn, 25 tuổi. Địa chỉ: E22/ 33F, Phạm Văn Sáng, Vĩnh Lộc, Bình Chánh, tp. Hồ Chí Minh
“Khoảng đầu năm 2016, tôi bị trĩ độ 1. Do đặc thù công việc phải ngồi nhiều rồi lại uống rượu bia vô độ nên một thời gian sau bệnh trĩ của tôi trở nặng. Tôi thường xuyên bị đau nhiều, đi vệ sinh thấy tia máu đỏ phun lên thành cầu và mẩu thịt bằng hạt đậu lấp ló, thò ra thụt vào. Đi khám bác sĩ cũng cho uống thuốc nhưng chẳng hiệu quả gì, nửa đêm nhiều lần tôi phải thức giấc vì ngứa, đi đứng làm gì cũng khó chịu. May mắn tình cờ tôi được một bác giới thiệu sản phẩm BoniVein của Mỹ và Canada. Chỉ sau lọ thứ 2, tôi đi vệ sinh dễ dàng hơn, không thấy rát và chảy máu nữa. Búi trĩ không gây khó chịu khi vận động dù thỉnh thoảng vẫn thấy. Đến nay tôi đã dùng đến tháng thứ 2 rồi 3, búi trĩ bằng hạt đậu mất đi lúc nào không hay. Tôi vui lắm.”
Anh Nguyễn Anh Tuấn, 25 tuổi
Bài viết trên đã cung cấp tới quý bạn đọc một số phương pháp chữa bệnh trĩ cấp độ 2 trên thực tế. Nếu có bất kỳ khó khăn, thắc mắc gì về tình trạng bệnh trĩ của mình và người nhà, mời quý bạn đọc nhấc máy gọi điện tới tổng đài tư vấn miễn cước 18001044 để được hỗ trợ.
XEM THÊM: