Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800 1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Bệnh trĩ nội là gì? Tổng quan từ a-z (2020)

Thứ bảy, 19-09-2020 09:39 AM

Mục lục [Ẩn]

 

    Không ít người dù đã có dấu hiệu bệnh trĩ rất rõ ràng nhưng lại không nghĩ mình bị bệnh. Đó là trường hợp bệnh trĩ nội ở giai đoạn đầu, các búi trĩ còn nằm trong hậu môn chưa sa ra ngoài. Cho đến khi có búi trĩ sa ra ngoài hậu môn thì  có nghĩa là bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng hơn, gây nhiều đau đớn khổ sở và khó điều trị hơn rất nhiều. Việc hiểu rõ về bệnh sẽ giúp bạn nhận biết bệnh sớm hơn và lựa chọn cho mình được phương pháp điều trị tốt nhất. Bài viết này sẽ giúp bạn làm được điều đó. Mời các bạn cùng đón đọc.

 

Bệnh trĩ nội là gì?

Bệnh trĩ nội là gì?

 

Bệnh trĩ nội là gì?

   Bệnh trĩ có tên dân gian là bệnh lòi dom, được hình thành do sự suy yếu và giãn rộng của các tĩnh mạch vùng hậu môn trực tràng. Bên trong các búi trĩ sẽ là các tĩnh mạch đã bị suy yếu và rất dễ bị đứt, vỡ. Vì vậy, người bệnh khi mắc bệnh sẽ gặp phải tình trạng đau, rát, chảy máu khi đi vệ sinh.

   Dựa vào vị trí búi trĩ so với đường lược trong hậu môn mà bệnh trĩ được phân làm trị nội, trĩ ngoạitrĩ hỗn hợp.

  Bệnh trĩ nội là bệnh mà búi trĩ xuất phát nằm phía trên đường lược.

 

Các cấp độ của bệnh trĩ

   Dựa vào độ sa của búi trĩ mà bệnh trĩ nội được chia làm 4 cấp độ khác nhau, đó là:

- Bệnh trĩ nội độ I: Búi trĩ mới hình thành do tĩnh mạch hậu môn trực tràng bị căng giãn. Ở cấp độ này, dù đi vệ sinh, búi trĩ cũng không sa ngoài, triệu chứng chủ yếu là đau rát và chảy máu.

- Bệnh trĩ nội độ II: Búi trĩ lúc này đã lớn hơn, khi đi vệ sinh búi trĩ sa ra ngoài và sau đó tự co lên được.

- Bệnh trĩ nội độ III: Búi trĩ dễ sa ra ngoài hơn, sau đó chúng không tự co lên được mà phải dùng tay đẩy lên. Không chỉ khi đi vệ sinh mà trong một số trường hợp như mang vác vật nặng, ngồi nhiều… búi trĩ cũng rất dễ sa ra.

- Bệnh trĩ nội độ IV: Búi trĩ lúc nào cũng ở ngoài, không đẩy lên được. Lúc này, các tĩnh mạch trong búi trĩ đã mất hoàn toàn khả năng đàn hồi.

    Các triệu chứng như đau, rát, chảy máu và ngứa hậu môn tăng lên theo từng độ của bệnh trĩ nội. Điều này khiến bệnh nhân vô cùng khổ sở và phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm.

    Cần lưu ý rằng không phải lúc nào người bệnh cũng có những triệu chứng đau, rát chảy máu… Bên cạnh những lúc có các triệu chứng rầm rộ (trĩ cấp) thì bệnh trĩ cũng có những thời gian ổn định. Trĩ cấp thường xảy ra khi người bệnh gặp phải tình trạng táo bón, căng thẳng, stress, mang vác vật nặng, ăn đồ cay nóng...

   Bản thân bệnh trĩ là mạn tính, hiện chưa có phương pháp nào điều trị khỏi hẳn bệnh. Dù có đi cắt búi trĩ thì bệnh cũng sẽ tái phát một cách nhanh chóng nếu người bệnh không có chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý.

 

Các cấp độ của bệnh trĩ nội

Các cấp độ của bệnh trĩ nội

 

Bệnh trĩ nội dễ bị nhầm với những bệnh nào?

    Các triệu chứng thường gặp của bệnh trĩ nội là chảy máu (máu đỏ tươi, nhỏ giọt hoặc thành tia), đau rát, ngứa ngáy và rất khó chịu vùng hậu môn. Những biểu hiện này rất dễ bị nhầm với một số bệnh lý khác như:

- Ung thư trực tràng: Người bệnh cũng có các triệu chứng như đi ngoài máu tươi, viêm nhiễm và có hiện tượng tiêu chảy, táo bón kéo dài.

- Nứt kẽ hậu môn: Là những vết rách ở phần ống hậu môn, có thể xuất hiện đơn lẻ hoặc cùng bệnh trĩ. Nứt kẽ hậu môn cũng có các triệu chứng như chảy máu khi đại tiện, đau, ngứa, khó chịu vùng hậu môn.

- Sa trực tràng: Người bệnh sẽ thấy có những phần sa xuống ra ngoài ống hậu môn giống búi trĩ và có thể đại tiện ra máu,  cùng có nguyên nhân là do đứng lâu, đi đại tiện phải rặn hay táo bón kéo dài.

- Polyp trực tràng: Bệnh cũng gây chảy máu khi đi đại tiện, từ đó dễ bị nhầm lẫn với bệnh trĩ.

   Vì vậy, khi có các triệu chứng đau rát, chảy máu và ngứa hậu môn, bạn nên đến bệnh viện thăm khám để được chẩn đoán chính xác. Từ đó có cho mình phương pháp phù hợp nhất.

 

Bệnh trĩ nội có nguy hiểm không?

   Nếu không có phương pháp điều trị hiệu quả, bệnh trĩ nội sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm sau đây:

- Thiếu máu: Bị chảy máu thường xuyên khiến người bệnh bị thiếu máu nặng. Người lúc nào cũng mệt mỏi, hoa mắt và ngất xỉu, nhiều trường hợp phải cấp cứu vì mất máu quá nhiều.

- Huyết khối và viêm tắc tĩnh mạch trĩ: Tĩnh mạch bị suy giãn khiến máu không được lưu thông tốt và ứ lại tại búi trĩ. Từ đó, huyết khối hình thành và gây tắc mạch. Búi trĩ bị sưng to gây đau đớn vô cùng, người bệnh có thể bị sốt cao.

- Nghẹt búi trĩ: Do trĩ nội sa ra ngoài và bị tác động bởi các cơ thắt co bóp. Điều đó khiến búi trĩ bị phù nề và thiếu máu nuôi dưỡng dẫn tới hoại tử (cả búi trĩ và các vùng hậu môn lân cận).

- Đại tiện và trung tiện mất tự chủ: Búi trĩ sa ra ngoài lâu ngày làm yếu cơ thắt hậu môn dẫn đến không giữ được phân và hơi.

   Có thể thấy, bệnh trĩ nội rất nguy hiểm. Bệnh trĩ càng ở cấp độ nặng, việc điều trị càng trở nên khó khăn. Vì vậy, ngay khi phát hiện ra những dấu hiệu của bệnh, chúng ta cần có biện pháp điều trị bệnh ngay lập tức.

    Để thu được hiệu quả cao nhất, trước hết bạn nên nắm được nguyên nhân và cơ chế hình thành bệnh trĩ nội là gì?

 

Nguyên nhân bệnh trĩ nội là gì?

  Bệnh trĩ nội hình thành do các tĩnh mạch vùng hậu môn trực tràng bị tạo áp lực, suy yếu và giãn rộng trong thời gian dài. Các nguyên nhân gây ra tình trạng đó là:

- Tuổi cao: Khi về già, các tĩnh mạch cũng bị già theo, yếu dần và dễ bị giãn rộng. Do đó, tỷ lệ người bị mắc bệnh trĩ nội luôn cao hơn so với người trẻ tuổi.

- Sinh hoạt không khoa học, tạo áp lực lớn lên hậu môn: Ngồi nhiều, thường xuyên nhịn đại tiện, lười tập thể dục thể thao, thường xuyên mang vác vật nặng, lười uống nước, ăn đồ ăn có hại cho tĩnh mạch như đồ cay nóng, rượu, cà phê, thuốc lá.

- Mang thai và sinh đẻ: Khi mang thai, sức nặng của thai nhi gây tăng áp lực lên tĩnh mạch hậu môn trực tràng. Trong quá trình sinh nở, rặn đẻ tạo áp lực vô cùng lớn lên vùng hậu môn trực tràng khiến bạn dễ bị trĩ hơn.

- Táo bón, tiêu chảy: Táo bón hoặc tiêu chảy khiến bạn phải rặn nhiều khi đi vệ sinh. Điều đó gây ra áp lực lớn lên tĩnh mạch hậu môn trực tràng. Nếu bị thường xuyên, tĩnh mạch ở vùng này dễ bị suy yếu, từ đó hình thành nên búi trĩ.

- Căng thẳng, stress:  Khoa học đã chứng minh, căng thẳng, stress là yếu tố nguy cơ gây bệnh cũng như khiến bệnh nặng hơn. Thực tế, khi trong giai đoạn ổn định, nếu người bệnh gặp căng thẳng, stress quá mức thì thường sẽ dễ xuất hiện đợt trĩ cấp.

 

Táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài  sẽ gây ra và làm nặng thêm bệnh trĩ

Táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài  sẽ gây ra và làm nặng thêm bệnh trĩ

 

   Các yếu tố để góp phần hình thành vừa khiến bệnh trĩ ngày càng nặng hơn. Vì vậy, trong sinh hoạt hàng ngày, người bệnh cần chú ý tránh tối đa việc bị tác động bởi các yếu tố kể trên. Đặc biệt, nhiệm vụ quan trọng nhất đó là tác động trực tiếp vào nguyên nhân gây bệnh trĩ nội đó là sự suy giãn tĩnh mạch vùng hậu môn trực tràng.

 

Làm sao để bệnh trĩ nội được cải thiện tốt nhất?

  Với bệnh trĩ nội độ IV, các tĩnh mạch đã mất hết khả năng đàn hồi. Vì vậy, biện pháp duy nhất đó là phẫu thuật. Các phương pháp phẫu thuật trĩ là: 

- Phương pháp cắt khoanh niêm mạc

- Phương pháp cắt từng búi trĩ

- Phương pháp khâu cột động mạch trĩ

- Phương pháp Longo

- Phẫu thuật cắt trĩ bằng phương pháp HCPT

   Các phương pháp này thường gây đau đớn, người bệnh có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm, giá thành cao và dễ tái phát. Ngoài ra một số phương pháp như khâu cột động mạch trĩ có hiệu quả rất thấp với bệnh trĩ nội.

 

Các phương pháp phẫu thuật búi trĩ có nhiều rủi ro

Các phương pháp phẫu thuật búi trĩ có nhiều rủi ro

 

   Còn với trĩ nội độ III trở xuống, tĩnh mạch vẫn còn cải thiện được độ đàn hồi. Vì vậy, người bệnh nên dùng các biện pháp giúp tăng độ bền, độ đàn hồi và co nhỏ tĩnh mạch để cải thiện tốt bệnh. Điều đó sẽ giúp bạn tránh được đau đớn và các biến chứng nguy hiểm do phẫu thuật trĩ gây ra. Chúng ta cùng tìm hiểu giải pháp ở phần dưới đây nhé.

 

Giải pháp hiệu quả dành cho người bệnh trĩ nội?

   Như đã trình bày ở trên, để bệnh trĩ độ I, II, III được cải thiện tốt nhất, để ngăn ngừa trĩ tái phát sau khi phẫu thuật, biện pháp hiệu quả và cần làm đó là có giúp tăng cường độ bền, độ đàn hồi tĩnh mạch, giúp tĩnh mạch hậu môn trực tràng dần co nhỏ lại.

   Để làm được điều đó, việc sử dụng các thảo dược đã được nghiên cứu và chứng minh tác dụng rõ ràng là giải pháp tối ưu, vừa an toàn lại vừa hiệu quả.  Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học được thực hiện để tìm ra những loại thảo dược tốt nhất đối với bệnh trĩ. Trong đó, có nhiều loại đã tìm được hoạt chất chính và cơ chế tác dụng, đồng thời hiệu quả  cũng được chứng minh qua các thử nghiệm lâm sàng.

Vỏ cam chanh

  Khoa học hiện đại đã tìm ra hai hoạt chất có hiệu quả rất tốt trong việc làm co nhỏ, tăng độ bền của tĩnh mạch trong vỏ cam chanh, đó là Hesperidin và diosmin. Hai tinh chất này có tác dụng:

- Tăng cường trương lực thành tĩnh mạch, làm giảm hiện tượng ứ máu bên trong búi trĩ.

- Làm giảm các yếu tố gây viêm, làm giảm tình trạng sưng viêm trong bệnh trĩ.

- Bảo vệ vi tuần hoàn, tăng cường sức bền của mao mạch, ngăn tình trạng đứt vỡ của mao mạch, từ đó giảm tình trạng chảy máu trong bệnh trĩ.

 

Vỏ cam chanh

Vỏ cam chanh

 

Hoa hòe

  Hoa hòe (Phần hoa chưa nở) có hàm lượng cao một chất nhóm flavonoid đó là rutin. Chất này rất hiệu quả trong việc giúp tăng cường sức chịu đựng của mao mạch, phòng ngừa nguy cơ giòn, vỡ mạch, giúp bảo vệ hệ thống mao mạch không bị đứt vỡ. Không chỉ vậy, rutin còn giúp cầm máu, tiêu búi trĩ, giúp giảm nhanh các triệu chứng chảy máu, sa búi trĩ cho người bệnh trĩ nội.

Hạt dẻ ngựa

   Từ những năm 1800, người phương tây đã dùng hạt dẻ ngựa cho người bệnh trĩ sau khi nhận thấy những hiệu quả mà nó mang lại. Khoa học hiện đại đã tìm ra  trong hạt dẻ ngựa có hoạt chất Aescin  và cơ chế tác dụng của nó trên búi trĩ, đó là:

- Làm giảm sưng và viêm

- Bảo vệ mao mạch khỏi bị đứt, vỡ.

- Tăng sức bền và độ đàn hồi của thành tĩnh mạch khi tĩnh mạch bị giãn hoặc dồn khối.

 

Hạt dẻ ngựa

Hạt dẻ ngựa

 

   Có thể thấy, các thảo dược trên mang lại những hiệu quả rất tốt cho người bệnh trĩ nội. Và hiệu quả đó sẽ được tăng lên nhiều lần khi chúng được kết hợp với nhau theo một tỷ lệ phù hợp và tối ưu hóa bằng công nghệ hiện đại. Vì lý do đó, sản phẩm viên uống BoniVein + đã ra đời.

 

BoniVein + - Giải pháp toàn diện cho người bệnh trĩ bằng thảo dược tự nhiên

   BoniVein+ được nhập khẩu nguyên lọ từ Mỹ và đã được phân phối rộng rãi tại Việt Nam. Sản phẩm là sự lựa chọn thông minh của người bệnh trĩ nhờ cơ chế toàn diện:

-  Aescin trong hạt dẻ ngựa, rutin trong hoa hòe, diosmin và hesperidin trong vỏ cam chanh: Giúp làm tăng độ bền, độ đàn hồi của thành tĩnh mạch, giúp tĩnh mạch vùng hậu môn trực tràng co nhỏ lại.

- Chiết xuất lý chua đen, hạt nho, vỏ thông:  Giúp chống oxy hóa mạnh, từ đó  giúp làm bền và  bảo vệ thành mạch, ngăn không để tĩnh mạch bị đứt vỡ và suy giãn thêm.

- Chiết xuất lá bạch quả, cây chổi đậu: Giúp hoạt huyết, tăng tuần hoàn máu. Từ đó giúp ngăn ngừa hình thành huyết khối cũng như các  biến chứng của bệnh trĩ.

 

Thành phần của BoniVein +

Thành phần của BoniVein +

 

    Nhờ các thành phần trên, BoniVein +  rất hiệu quả trong việc giúp làm co búi trĩ, làm giảm các triệu chứng đau rát, chảy máu khó chịu.  Đồng thời BoniVein + còn giúp phòng ngừa tái phát trong trường hợp đã phẫu thuật cắt búi trĩ.

 

BoniVein + - Chất lượng được đảm bảo từ Mỹ

   BoniVein + được sản xuất bởi tập đoàn đa quốc gia Viva Nutraceuticals – tập đoàn sản xuất Dược phẩm, thực phẩm chức năng uy tín hàng đầu thế giới.

   Tại nhà máy J&E International đạt chuẩn GMP,  BoniVein+ được tạo nên bởi công nghệ bào chế microfluidizer. Đây là công nghệ sản xuất hiện đại bậc nhất thế giới, giúp các thành phần trong BoniVein + có kích thước siêu nhỏ (<70nm). Từ đó làm tăng độ hấp thu, giúp sinh khả dụng có thể đạt tới 100%, hiệu quả đạt được cao nhất.

   Mỹ là nước có quy định rất nghiêm ngặt về các sản phẩm bảo vệ sức khỏe. Chỉ những sản phẩm đạt đủ tiêu chí khắt khe về chất lượng, hiệu quả, tính an toàn mới được cấp phép phân phối rộng rãi trong nước và trên toàn thế giới. Vì vậy bạn hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng cũng như hiệu quả mà BoniVein + mang lại.

 

BoniVein +  đã mang đến niềm vui lớn cho hàng vạn bệnh nhân trĩ

   Trong khi có  rất nhiều người đang khổ sở vì bệnh trĩ hành hạ thì đã có hàng vạn người trở lại cuộc sống thoải mái nhờ biết đến và dùng BoniVein + .

Chú Nguyễn Trọng Châu 53 tuổi ở số 43 kp Botpe, thị trấn Đinh Văn, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng, điện thoại: 0975.076.637

 

Chú Nguyễn Trọng Châu 53 tuổi

Chú Nguyễn Trọng Châu 53 tuổi

 

Chú Châu chia sẻ: “ Chú bị trĩ  đã hơn 20 năm nay, đã từng đi cắt trĩ 2 lần rồi nhưng chỉ được một thời gian ngắn là bệnh tái phát. Bệnh trĩ gây ra cho chú rất nhiều phiền toái, không chỉ có đau rát và chảy máu; mỗi lần đi vệ sinh, búi trĩ lại sa ra cả rổ, chú phải vất vả lắm mới nhét lên hết được”.

“Tình cờ chú biết đến BoniVein+, sau 1 tháng sử dụng với liều 6 viên/ngày thì triệu chứng đau, rát chảy máu đã giảm rõ rệt rồi. Còn sau 3 tháng thì búi trĩ đã co lên khoảng 80%, chú cũng không còn biểu hiện khó chịu nào nữa. Từ ngày có BoniVeinbệnh trĩ của chú đã ổn định, chú không còn phải chịu đựng cảnh phẫu thuật đau đớn nữa. Chú biết ơn BoniVein nhiều lắm!.”

 

Cô Vũ Thị Tâm (50 tuổi ở số 275, đường Trường Chinh, phường Lãm Hà, Kiến An, Hải Phòng), điện thoại: 0912.140.254.

 

Cô Vũ Thị Tâm, 50 tuổi

Cô Vũ Thị Tâm, 50 tuổi

 

   Cô Tâm chia sẻ: “Sau khi sinh bé thứ hai thì cô thấy mình đi vệ sinh thường xuyên bị đau rát và chảy máu. Sau đó trĩ cứ to dần, đi vệ sinh xong cô phải dùng tay đẩy thì búi trĩ mới co lên. Cô đã thử dùng rất nhiều sản phẩm rồi nhưng chẳng thấy cải thiện gì hết.”

 “Cho đến gặp được BoniVein+ thì bệnh tình của cô mới cải thiện. Chỉ sau 1 tháng, các triệu chứng đau đớn, khó chịu hay chảy máu đều đã giảm rõ rệt. Còn sau 3 tháng thì đi vệ sinh xong, búi trĩ đã tự co lên được rồi, cô không cần phải dùng tay đẩy lên như trước nữa. Đến giờ, cô vẫn dùng đều BoniVein+ để phòng bệnh tái phát. Cô cảm ơn BoniVein+  rất nhiều!”

   Trên đây là toàn bộ những thông tin về bệnh trĩ nội và giải pháp tối ưu dành cho bạn.  Hy vọng sau khi đọc bài viết, bạn đã tìm ra cho mình hướng đi tốt nhất. Nếu có bất kỳ băn khoăn gì, bạn vui lòng gọi điện lên tổng đài miễn cước 1800.1044 để được các dược sĩ đại học hỗ trợ. Chúc các bạn luôn mạnh khỏe và hạnh phúc.

 

 

XEM THÊM:

 

Đặt câu hỏi cho bác sĩ

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800 1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniVein+ 30V

250.000đ

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800 1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc