Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800 1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh trĩ giai đoạn 3

Thứ tư, 19-08-2020 16:16 PM

Mục lục [Ẩn]

 

   Bệnh trĩ thường phát triển theo cấp độ từ cấp 1 – 4. Trong đó, bệnh trĩ giai đoạn 3 là tình trạng cảnh báo bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng. Bệnh trĩ giai đoạn 3 tương đối nguy hiểm với người bệnh không như giai đoạn 1 và 2. Vậy khi mắc bệnh trĩ giai đoạn 3, cần điều trị như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

 

Tổng quan về bệnh trĩ

   Bệnh trĩ, hay còn gọi là bệnh lòi dom theo dân gian, là bệnh xảy ra do gia tăng áp lực lên thành tĩnh mạch hậu môn, dẫn tới hiện tượng các đám rối tĩnh mạch trĩ ở mô xung quanh hậu môn giãn hay phình to quá mức, hình thành các búi trĩ.

  Tùy vào vị trí phình tĩnh mạch mà bệnh trĩ được phân làm 2 loại:

  • Trĩ nội: là những búi trĩ xuất hiện phía trên đường lược ((hay còn gọi là đường hậu môn-trực tràng), là loại trĩ thường gặp.
  • Trĩ ngoại: là búi trĩ xuất phát phía dưới đường lược .

   Bệnh trĩ nội nếu không điều trị sớm thì búi trĩ nội có thể bị sa xuống và lồi ra bên ngoài hậu môn, tùy theo mức độ sa của búi trĩ ít hay nhiều mà sẽ được chia thành 4 giai đoạn, cụ thể là bệnh trĩ giai đoạn 1, 2, 3, 4.

 

4 giai đoạn của bệnh trĩ nội

4 giai đoạn của bệnh trĩ nội

 

Bệnh trĩ giai đoạn 3 là như thế nào?

   Bệnh trĩ giai đoạn 3 là thuật ngữ thường được sử dụng để chỉ bệnh trĩ nội độ 3. Đây là thời kỳ chuyển tiếp từ giai đoạn nhẹ đến giai đoạn nặng của bệnh, với nhiều diễn biến phức tạp mà điển hình nhất là tình trạng búi trĩ sa ra ngoài và không thể tự co lại, người bệnh phải dùng tay ấn búi trĩ thì nó mới vào bên trong được.

 

Bệnh trĩ giai đoạn 3

Bệnh trĩ giai đoạn 3

 

Triệu chứng bệnh trĩ giai đoạn 3:

   Các triệu chứng của bệnh trĩ giai đoạn 3 thường xuất hiện khá rõ ràng và dễ nhận biết. Khi mắc bệnh trĩ nội độ 3, người bệnh sẽ nhận thấy vùng hậu môn xuất hiện những triệu chứng sau:

  • Chảy máu nhiều khi đi đại tiện và thiếu máu

   Trong thời gian đi đại tiện, người bệnh sẽ nhận thấy có một lượng lớn máu xuất hiện. Chúng theo phân chảy thành nhiều giọt hoặc bắn ra thành từng tia. Tình trạng chảy máu búi trĩ cũng xảy ra ở các giai đoạn nhẹ. Tuy nhiên ở giai đoạn 1 và 2 lượng máu chảy ra từ hậu môn tương đối ít. Người bệnh có thể nhận ra chúng khi nhìn vào phân hoặc giấy vệ sinh.

   Triệu chứng chảy máu của bệnh trĩ giai đoạn 3 nếu không sớm được khắc phục, bệnh nhân sẽ mắc phải tình trạng thiếu máu. Điều này khiến cơ thể của người bệnh thường xuyên có cảm giác mệt mỏi, suy nhược, hoa mắt, chóng mặt hay thậm chí là ngất xỉu.

  • Sa búi trĩ

   Bệnh trĩ giai đoạn 2 xuất hiện trong một thời gian dài khiến cho khả năng đàn hồi búi trĩ giảm sút nghiêm trọng. Sau khi bước qua giai đoạn 3, đám rối tĩnh mạch có dấu hiệu giãn nở quá mức. Điều này khiến các búi trĩ tăng nhanh kích thước. Đồng thời búi trĩ sẽ từ trong lòng hậu môn sa ra ngoài lỗ hậu môn khi người bệnh rặn lúc đi đại tiện.

  Tuy nhiên không giống giai đoạn 2, búi trĩ sa ra ngoài ở giai đoạn 3 không thể tự co lên được. Người bệnh phải dùng tay tác động vào búi trĩ như đẩy và ấn thì chúng mới có thể thu vào và nằm bên trong lỗ hậu môn.

   Ở bệnh trĩ giai đoạn 3, tình trạng sa búi trĩ xuất hiện thường xuyên hơn. Không chỉ riêng lúc đi đại tiện mà chúng còn xuất hiện ngay trong các hoạt động sinh hoạt thường ngày, trong khi làm việc, ngồi lâu hoặc đứng quá lâu một chỗ. Điều này khiến cho người bệnh luôn có cảm giác vướng víu, đau đớn và vô cùng khó chịu.

  • Đau hậu môn

 Bệnh nhân bị bệnh trĩ giai đoạn 3 sẽ thường xuyên có cảm giác đau đớn dữ dội tại vùng hậu môn. Đồng thời vùng hậu môn cũng tiết ra một lượng chất nhầy bất thường. Điều này tạo nên cảm giác ngứa ngáy, ẩm ướt và vô cùng khó chịu.

 

Điều trị bệnh trĩ giai đoạn 3 như thế nào?

   Bệnh trĩ giai đoạn 3 là giai đoạn tiến triển nặng của bệnh trĩ. Tùy vào tình trạng của người bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị bệnh trĩ phù hợp. Có trường hợp, chỉ cần dùng thuốc nội khoa điều trị triệu chứng cấp tính, có trường hợp thì phải tiến hành phẫu thuật ngoại khoa.

  • Phương pháp nội khoa điều trị bệnh trĩ giai đoạn 3

   Bệnh trĩ giai đoạn 3 có thể được điều trị bằng thuốc nhằm giảm các triệu chứng do các đợt cấp gây ra. Dưới đây là một số thuốc thường được sử dụng trong điều trị bệnh trĩ giai đoạn 3:

  • Thuốc nhuận tràng: Hỗ trợ tình trạng đi đại tiện khó khăn, đặc biệt do táo bón.
  • Thuốc chống phù nề vết thương và chống viêm: Glucocorticoid, NSAIDs, alpha chymotrypsin giúp giảm tình trạng viêm, sưng, phù nề hậu môn.
  • Thuốc giảm đau: Thuốc giảm đau không kê đơn như acetaminophen, ibuprofen hoặc aspirin, hỗ trợ giảm đau cho bệnh nhân trĩ trong các trường hợp viêm đau cấp tính.
  • Thuốc co mạch: Ephedrin sulfat 0,1-0,125%, phenylephrin HCl 0,25%… làm giảm chảy máu, cải thiện tình trạng viêm, ngứa xảy ra tại vùng hậu môn một cách tạm thời.
  • Thuốc giúp điều trị giãn tĩnh mạch và làm bền thành mạch: Hesperidin, OPCs, diosmin, daflon... Các thuốc này có tác dụng bảo vệ thành mạch, giúp điều trị tình trạng giãn nở tĩnh mạch, làm bền thành mạch.
  • Thuốc gây tê tại hậu môn nhằm làm giảm kích ứng, giảm đau: Benzocain 5-20%, lidocain 2-5%… giúp cải thiện tình trạng kích ứng, ngứa ngáy khó chịu diễn ra xung quanh vùng hậu môn.
  • Thuốc ngăn ngừa nhiễm khuẩn vết thương: Framycetin, neomycin…
  • Chất bảo vệ: Kẽm oxit, glycerin… tạo ra hàng rào vật lý, giúp người bệnh ngăn chặn những kích ứng xảy ra ở vùng trực tràng – hậu môn. Đồng thời ngăn chặn sự mất nước diễn ra ở lớp sừng bên ngoài.

   Các thuốc tây y điều trị bệnh trĩ giai đoạn 3 này không được tự ý sử dụng, chỉ sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ. Đồng thời các thuốc này không được sử dụng trong thời gian dài do có nguy cơ gây ra nhiều tác dụng phụ trên gan, thận, đường tiêu hóa.

  • Phương pháp ngoại khoa điều trị bệnh trĩ giai đoạn 3

   Phương pháp phẫu thuật ngoại khoa được xem là giải pháp cuối cùng để điều trị bệnh trĩ. Trên thực tế lâm sàng không phải trường hợp nào bệnh nhân trĩ giai đoạn 3 cũng nên tiến hành phẫu thuật. Phương pháp phẫu thuật cắt búi trĩ chỉ áp dụng cho những người bệnh đã tiến hành điều trị nội khoa trong thời gian dài và không có tác dụng hoặc ở những người có biến chứng do trĩ gây ra.

  Một số phương pháp ngoại khoa điều trị bệnh trĩ giai đoạn 3 thường được sử dụng trên lâm sàng:

  • Phương pháp Longo: Bác sĩ sẽ sử dụng mũi khâu vòng rồi cắt khoanh niêm mạc trĩ trực tiếp trên đường lược. Nhờ các thao tác này mà máu lưu thông bị giảm bớt và búi trĩ có thể dễ dàng teo nhỏ lại.
  • Phương pháp HCPT: Bác sĩ sẽ tác động sóng cao tần để làm đông các tế bào và hình thành các nút thắt mạch máu. Cuối cùng sẽ dùng dao điện để tiến hành cắt búi trĩ ngay trong ống hậu môn.

   Các phương pháp phẫu thuật cho kết quả điều trị nhanh, bệnh nhân có thể xuất viện và phục hồi bệnh sau 1 tuần thực hiện phẫu thuật. Tuy nhiên phẫu thuật búi trĩ cũng có rất nhiều nhược điểm, như: Chi phí thực hiện ca phẫu thuật tốn kém; Gây ra đau đớn cho bệnh nhân; Bệnh nhân cần thời gian nghỉ ngơi để phục hồi vết thương; Phẫu thuật có thể gây ra các di chứng hậu phẫu như nhiễm trùng, hẹp hậu môn…

  • Phương pháp điều trị dự phòng bệnh trĩ giai đoạn 3

   Điều trị dự phòng có vai trò vô cùng quan trọng trong điều trị bệnh trĩ giai đoạn 3 bởi nó không chỉ giúp cải thiện triệu chứng của bệnh, giúp bệnh nhân giảm bớt các khó chịu có thể gặp được do bệnh trĩ, mà còn có vai trò quan trọng trong giảm nguy cơ trĩ độ 3 tiến triển tăng nặng.

   Biện pháp điều trị dự phòng áp dụng trong mọi cấp độ trĩ của bệnh nhân, kể cả khi bệnh nhân đã được tiến hành phẫu thuật ngoại khoa.

Một số biện pháp điều trị dự phòng:

  • Uống đủ nước và bổ sung chất xơ trong chế độ ăn uống.
  • Không nên sử dụng các thực phẩm cay, nóng như ớt, hạt tiêu…
  • Không nên đứng hoặc ngồi làm việc quá lâu, thỉnh thoảng cần đi lại, thay đổi tư thế.
  • Đi vệ sinh đúng cách, không ngồi đại tiện quá lâu để tránh những áp lực lên vùng hậu môn.
  • Có thói quen đi vệ sinh đều đặn hàng ngày.
  • Hạn chế căng thẳng trong công việc và cuộc sống.

   Đặc biệt hơn, các chuyên gia y tế khuyên rằng, bệnh nhân mắc bệnh trĩ giai đoạn 3 nên sử dụng sớm các sản phẩm thảo dược có tác dụng phòng ngừa suy giãn đám rối tĩnh mạch hậu môn – trực tràng kể cả khi bệnh nhân đang điều trị bằng thuốc Tây y, đã phẫu thuật cắt búi trĩ hay chưa.

   Một trong những sản phẩm thảo dược thiên nhiên giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh trĩ đang được các chuyên gia y tế khuyên dùng và các bệnh nhân trĩ đánh giá cao đó là BoniVein của Mỹ và Canada.

 

Khắc chế bệnh trĩ giai đoạn 3 đơn giản mà hiệu quả với BoniVein

  BoniVein là sản phẩm được nhập khẩu nguyên lọ từ Mỹ và Canada với nguồn gốc 100% thảo dược thiên nhiên, cụ thể là 9 thành phần sau:

 

Thành phần của BoniVein

 

Thành phần của BoniVein

 

  • Hoa hòe chứa rutin:

  Hoa hòe có thành phần chính là Rutin. Đây là hợp chất Glycosid thuộc nhóm Flavonoid Aglycon có tác dụng tăng cường sức chịu đựng của mao mạch, phòng ngừa nguy cơ giòn, vỡ mạch, giúp bảo vệ hệ thống mao mạch. Thiếu chất này khiến mao mạch bị yếu, giảm độ đàn hồi, tăng tính thấm mao mạch làm cho hệ thống mao mạch dễ bị giãn, giòn và vỡ.

  Bệnh trĩ giai đoạn 3 và bệnh trĩ sau phẫu thuật dễ xảy ra tình trạng ứ đọng máu tại hệ thống tĩnh mạch hậu môn và sưng viêm hậu môn. Thành phần hoa hòe trong BoniVein không chỉ giúp tăng cường sức khỏe của mao mạch, giúp hệ thống mao mạch bền chắc, dẻo dai, giảm sự giòn nứt đứt vỡ của mạch máu mà còn hỗ trợ cầm máu, tiêu búi trĩ.

  • Chiết xuất vỏ cam chanh (Hesperidin và diosmin)

   Hesperidin và diosmin là 2 trong số hơn 4000 flavonoid thực vật, có nguồn gốc chủ yếu từ trái cây họ cam, quýt, được biết đến là những thành phần không thể thiếu được khi muốn cải thiện bệnh trĩ.

  Thử nghiệm lâm sàng nghiên cứu về tác dụng của Hesperidin và diosmin được thực hiện bởi 2 nhà khoa học Anh Ernst và Pittler của trường Y khoa Peninsula, trường Đại học Exeter và Plymout.

  Kết quả: Tất cả các triệu chứng bệnh trĩ đã giảm rõ sau 2 tuần điều trị và trong những tuần tiếp theo, búi trĩ đã co dần lên. Tỷ lệ % bệnh nhân co hoàn toàn búi trĩ tăng lên đáng kể sau khi kết thúc nghiên cứu.

  • Hạt dẻ ngựa:

  Aescin trong hạt dẻ ngựa đã được nghiên cứu và chứng minh về tác dụng làm giảm sưng viêm, bảo vệ mao mạch khỏi bị đứt, vỡ, làm bền thành tĩnh mạch khi chúng bị lỏng hay căng phồng do tĩnh mạch bị giãn hoặc dồn khối. 

  Trong một nghiên cứu ở Đức, 80 người bị bệnh trĩ đã uống 40mg Aescin chiết xuất từ hạt dẻ ngựa, 3 lần mỗi ngày, trong vòng hai tuần. Kết quả đánh giá lâm sàng cho thấy tình trạng đau, sưng, chảy máu và kích thước búi trĩ đã giảm rõ rệt.

  • Cây chổi đậu:

   Cây chổi đậu đã được Đại học Washington – Mỹ chỉ ra cơ chế tác dụng trên bệnh trĩ đó là kích hoạt các receptor kích thích giải phóng noradrenaline. Từ đó giúp làm tăng trương lực mạch máu và co mạch giúp tuần hoàn máu dễ dàng, làm giảm tụ máu.

  Cây chổi đậu đã được FDA của Đức chứng nhận là một phương thức hữu ích trong hỗ trợ điều trị bệnh trĩ.

  • Lý chua đen, hạt nho, vỏ thông:

  Các thảo dược này có tác dụng chống oxy hóa mạnh (gấp nhiều lần vitamin C và E), bảo vệ thành tĩnh mạch trước sự tấn công của các tác nhân oxy hóa, từ đó giảm nguy cơ đứt vỡ do tĩnh mạch bị suy yếu.

  • Lá bạch quả:

  Có tác dụng hoạt huyết, kết hợp với cây chổi đậu giúp tăng cường máu lưu thông, ngăn ngừa cục máu đông trong búi trĩ. 

  Nhờ vậy mà BoniVein đem lại hiệu quả cao và vượt trội trên bệnh nhân mắc bệnh trĩ giai đoạn 3:

  • Giúp phòng ngừa bệnh trĩ giai đoạn 3 tiến triển, giảm các triệu chứng của bệnh trĩ giai đoạn 3 như chảy máu, sa búi trĩ, đau rát, ngứa ngáy khó chịu vùng hậu môn…
  • Đặc biệt là giúp giảm tối đa nguy cơ xảy ra các biến chứng của bệnh trĩ giai đoạn 3.

 

Đánh giá của khách hàng sử dụng BoniVein

“BoniVein có tốt không? BoniVein có hiệu quả không?” chắc hẳn sẽ là thắc mắc của rất nhiều người khi chuẩn bị và mới bắt đầu sử dụng BoniVein. Để trả lời câu hỏi này mời quý bạn đọc theo dõi lời phản hồi của những khách hàng đã từng sử dụng sản phẩm BoniVein ở phần dưới đây:

 

Cô Vũ Thị Tâm, 50 tuổi. Địa chỉ: số 275, đường Trường Chinh, phường Lãm Hà, Kiến An, Hải Phòng). Số điện thoại: 0912.140.254

“Cô bị trĩ từ ngày sinh xong bé thứ 2, trước đây cô thường xuyên bị đau rát, chảy máu nhưng về sau tình trạng này cũng đỡ, chỉ có búi trĩ là ngày càng to ra, đi vệ sinh xong cô phải đẩy thì búi trĩ mới vào trong hậu môn được. Cô đã dùng nhiều cách nhưng không đỡ, sau đành chấp nhận sống chung. Thật may vì cô đã sớm biết tới sản phẩm BoniVein của Mỹ và Canada, sau 3 tháng dùng BoniVein, búi trĩ đã co hoàn toàn trong hậu môn, đi vệ sinh hay làm việc nặng cũng không thấy đâu nữa. Cô mừng lắm!”

 

Cô Vũ Thị Tâm, 50 tuổi

Cô Vũ Thị Tâm, 50 tuổi

 

Chú Nguyễn Thành Nghiệp, 58 tuổi. Địa chỉ: số 26/10 Đồng Đen, p.14, Tân Bình, HCM 

“Chú bị trĩ lâu đến mức chú không nhớ bệnh bắt đầu từ khi nào. Chú bị trĩ nội độ 3, bệnh cứ nặng dần, lần nào đi vệ sinh cũng rất đau, máu chảy thành giọt, ngứa hậu môn và được chỉ định phẫu thuật. Nhưng may nhờ có BoniVein mà chú đã không phải phẫu thuật nữa. Chỉ sau 2 tuần dùng với liều 4 viên/ngày, bệnh đã cải thiện rõ, không còn ngứa và đau. Sau 3 tháng thì búi trĩ từ 1.5cm đã giảm chỉ còn khoảng 0.5cm, đi vệ sinh xong tự thụt vào chứ không cần dùng tay đẩy như trước nữa.”

 

Chú Nghiệp, 58 tuổi

Chú Nghiệp, 58 tuổi

 

    Bệnh trĩ gây ra nhiều ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, đồng thời, bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời. Hy vọng qua bài viết bạn đã nắm được sơ bộ về bệnh trĩ giai đoạn 3 và một số phương pháp điều trị bệnh trĩ giai đoạn 3 đang được sử dụng hiện nay. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về bệnh trĩ cần được giải đáp, mời quý bạn đọc gọi điện tới tổng đài tư vấn miễn cước 18001044 để được hỗ trợ.

 

 

XEM THÊM:

 

Đặt câu hỏi cho bác sĩ

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800 1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniVein+ 30V

250.000đ

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800 1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc