Vớ ép y khoa được coi là giải pháp giúp cải thiện tốt các triệu chứng bệnh suy giãn tĩnh mạch chân. Chính vì thế mà nhiều người lầm tưởng rằng chữa trị suy giãn tĩnh mạch chân chỉ cần có vớ ép là đủ. Vậy sự thật, mang vớ ép y khoa có chữa khỏi bệnh suy giãn tĩnh mạch chân hay không? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây. Mời các bạn cùng đón đọc!
Mang vớ ép y khoa có chữa khỏi bệnh suy giãn tĩnh mạch chân không?
Vớ ép y khoa là gì?
Vớ ép y khoa (hay còn gọi là tất y khoa) là một loại vớ đặc biệt chuyên được sử dụng trong y tế. Đây là một phương pháp hỗ trợ cải thiện tình trạng suy giãn tĩnh mạch chân - đặc trưng bởi sự giãn nở, căng phồng quá mức của các tĩnh mạch ở 2 chi dưới do sự tổn thương, suy yếu của thành mạch và các van trong lòng tĩnh mạch, làm suy giảm chức năng đưa máu trở về tim, dẫn đến hiện tượng máu bị ứ đọng trong lòng mạch gây ra những biến đổi về huyết động và sự biến dạng các tổ chức mô xung quanh.
Tùy theo mục đích sử dụng mà có thể mang vớ ép từ chân đến đùi hoặc đầu gối.
Cơ chế hoạt động của vớ ép y khoa
Vớ ép y khoa được đan dệt bằng các kỹ thuật đặc biệt tạo ra một áp lực: Chặt hơn ở gần cổ chân và lỏng dần khi lên cao, ôm lấy chân, tạo áp lực cao ở bàn chân và giảm dần khi lên trên, từ đó giúp đẩy máu theo tĩnh mạch chân lên tim.
Khi mang tất với áp lực thích hợp, các van tĩnh mạch vốn bị hư hại sẽ khép kín hơn, giảm tình trạng máu ứ trệ chảy ngược, cải thiện dòng hồi lưu máu từ tĩnh mạch chân trở về tim, từ đó giúp giảm các triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch: Phù, đau nhức, nặng mỏi chân, tê chân, chuột rút… đồng thời giúp giảm nguy cơ hình thành huyết khối tĩnh mạch sâu.
Cơ chế hoạt động của vớ ép y khoa
Vớ ép y khoa có chữa khỏi bệnh suy giãn tĩnh mạch chân không?
Suy giãn tĩnh mạch chân là một bệnh lý mãn tính, hiện tại chưa có bất kỳ thuốc nào có thể chữa khỏi hoàn toàn căn bệnh này. Và vớ ép y khoa cũng không thể chữa khỏi bệnh suy giãn tĩnh mạch chân vì nó chỉ giúp co nhỏ các tĩnh mạch bị suy giãn tạm thời, tạo ra áp lực phù hợp để đưa máu trở về tim, làm giảm triệu chứng khó chịu của suy giãn tĩnh mạch chân trong thời gian người dùng mang tất. Khi không sử dụng vớ ép y khoa nữa, các triệu chứng của bệnh thường sẽ nhanh chóng tái phát trở lại.
Để việc mang vớ ép y khoa mang đến tác dụng cải thiện các triệu chứng khó chịu của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân một cách tốt nhất, người bệnh cần tìm hiểu rõ để sử dụng đúng cách.
Cách dùng vớ ép y khoa như thế nào?
Trước khi tìm hiểu cách dùng vớ ép y khoa, đầu tiên người bệnh cần phải biết cách lựa chọn vớ ép phù hợp với tình trạng bệnh của mình.
Cách chọn vớ ép y khoa phù hợp
Việc lựa chọn loại vớ phù hợp với bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch chân là rất quan trọng. Nếu chọn sai loại không phân độ hoặc băng chun quá mạnh có thể làm nặng thêm tình trạng bệnh. Một số loại không có đủ áp lực cần thiết sẽ không giảm được các triệu chứng cũng như không có hiệu quả trong việc phòng tránh huyết khối tĩnh mạch.
Do đó, người bệnh không thể tự ý sử dụng vớ ép y khoa bừa bãi mà phải đi thăm khám để các bác sĩ lựa chọn loại tất có áp lực phù hợp với tình trạng bệnh của từng người.
Với điều kiện khí hậu nóng ẩm như ở Việt Nam, người bệnh suy giãn tĩnh mạch chân nên dùng vớ đến đầu gối để đạt được hiệu quả như mong muốn và người bệnh dễ tuân thủ hơn.
Cách sử dụng vớ ép y khoa
Sau khi đã chọn được loại vớ ép phù hợp, người bệnh nên:
- Mang vớ ép khoảng 3 giờ rồi cởi ra nghỉ khoảng 2-3 giờ rồi lại tiếp tục mang vào chân.
- Khi tập thể dục hay chơi thể thao như đi bộ, đạp xe đạp,… người bệnh cũng cần mang vớ.
- Tối đi ngủ không mang vớ ép y khoa bởi khi ngủ, trọng lực trải đều cơ thể, mang vớ sẽ siết chặt chân, cản trở máu di chuyển, gây tê nhức, tím tái chân. Đồng thời, người bệnh nên lấy 1 chiếc gối kê chân khi ngủ.
Khi ngủ người bệnh nên bỏ vớ ép y khoa ra và kê chân cao
- Những lúc đứng lâu hay ngồi nhiều, người bệnh nên mang vớ.
Người bệnh cần lưu ý rằng, sau 6 tháng sử dụng bạn nên thay vớ ép y khoa mới để đảm bảo hiệu quả của áp lực tác động lên tĩnh mạch chân. Vớ ép cũ có thể vẫn còn tác dụng, nhưng hiệu quả cải thiện và phòng ngừa bệnh tiến triển đã giảm đi đáng kể.
Việc sử dụng vớ ép y khoa đúng cách có tác dụng tốt giúp cải thiện các triệu chứng. Tuy nhiên như đã trình bày ở trên khi bệnh nhân ngừng sử dụng, bệnh lại bị tái phát như cũ. Chính vì thế mà người bệnh có thể phải đeo chúng đến hết cuộc đời. Thế nhưng vớ ép gây ra rất nhiều khó chịu, bất tiện trong cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày nên nhiều người không khỏi băn khoăn, lo lắng rằng "Liệu vớ ép y khoa có gây nguy hiểm gì không? Có biện pháp nào giúp cải thiện tình trạng bệnh mà không gây nhiều bất tiện không?" Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp nhé!
Vớ ép y khoa có gây nguy hiểm gì không?
Vớ ép y khoa hoàn toàn không có thuốc bên trong, chỉ tác động vào các tĩnh mạch bằng cách tạo 1 lực ép lên chúng, nên phương pháp này được coi là an toàn đối với người bệnh.
Tuy nhiên, việc dùng vớ ép y khoa có thể gây ra nhiều khó chịu, bất tiện trong sinh hoạt như: Ngứa do dị ứng với chất liệu làm vớ ép, nóng bức, đổ mồ hôi nhiều, hôi chân,... Ngoài ra, việc dùng vớ ép lâu dài hoặc không đúng cách cũng tiềm ẩn một số rủi ro như: Teo cơ, tăng nguy cơ gây tụ huyết khối (do dùng vớ ép quá chặt)...
Sử dụng vớ ép y khoa có thể gây hôi chân
Bên cạnh đó, không phải ai cũng có thể sử dụng vớ ép y khoa. Những người bệnh đái tháo đường, bệnh lý động mạch ngoại biên, nghiện thuốc lá hay những bệnh lý làm giảm lượng máu tới cẳng chân… đều không nên đi vớ ép y khoa vì chúng làm giảm lượng máu tưới khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Để cải thiện các triệu chứng và ổn định bệnh suy giãn tĩnh mạch chân ngay cả khi không cần đeo vớ ép y khoa, các chuyên gia khuyên người bệnh nên sử dụng các loại thảo dược thiên nhiên có tác dụng giúp co mạch, làm bền thành mạch, tăng độ đàn hồi dẻo dai của mạch máu như hoa hòe. Bởi hoa hòe có chứa thành phần rutin quý giá rất cần thiết cho bệnh suy giãn tĩnh mạch.
Rutin - Tinh chất "vàng" cho người bệnh suy giãn tĩnh mạch chân
Rutin là hoạt chất tự nhiên được chiết xuất chủ yếu từ hoa hòe, hàm lượng của rutin từ nụ hoa hòe cực kỳ cao chiếm từ 6-30%.
Đây là một loại vitamin P, là một flavonoid thuộc nhóm Euflavonoid, có tác dụng giúp làm bền thành mạch, giảm tính thấm của mao mạch, đồng thời giúp cải thiện độ đàn hồi của tĩnh mạch.
Cuốn sách nổi tiếng “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của Giáo sư Đỗ Tất Lợi đã khẳng định tác dụng tuyệt vời của rutin như sau: “Rutin có tác dụng chủ yếu giúp bảo vệ sức chịu đựng của tĩnh mạch, thiếu chất này sức chịu đựng của thành mạch bị giảm rõ, mạch máu rất dễ bị đứt vỡ, trước đây người ta thường cho rằng đó là do thiếu Vitamin C nhưng gần đây mới phát hiện đó là do vitamin P”.
Rutin trong hoa hòe có tác dụng tốt cho người suy giãn tĩnh mạch chân
Nhận thấy tác dụng tuyệt vời của rutin trong hoa hòe, các nhà khoa học hàng đầu thuộc tập đoàn Viva Nutraceuticals của Mỹ đã nghiên cứu và cho ra đời công thức thảo dược đột phá cho người bệnh giãn tĩnh mạch chân – BoniVein +.
BoniVein + - Bí quyết chiến thắng bệnh suy giãn tĩnh mạch chân
BoniVein + là sự kết hợp hài hòa của rutin trong hoa hòe và 8 thảo dược quý từ thiên nhiên tạo nên công thức ưu việt, tác động đến mọi khía cạnh của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân.
Trước hết, BoniVein + chứa các thành phần hạt dẻ ngựa, Diosmin, Hesperidin (chiết xuất từ vỏ cam chanh), Rutin (chiết xuất từ hoa hòe). Những thảo dược này sẽ giúp tăng sức bền thành mạch, cải thiện độ đàn hồi tĩnh mạch, giúp khắc phục nguyên nhân gây bệnh suy giãn tĩnh mạch chân. Đồng thời chúng còn giúp làm giảm những triệu chứng của bệnh như đau nhức, nặng chân, sưng phù, tê bì, chuột rút…
Bên cạnh đó, BoniVein + còn bổ sung các thảo dược có tác dụng giúp chống oxy hóa như lý chua đen, hạt nho, vỏ thông, giúp làm bền và bảo vệ thành mạch khỏi các tác nhân oxy hóa có hại.
Không những vậy, trong thành phần của BoniVein + còn có bạch quả, Butcher's broom có tác dụng giúp hoạt huyết, tăng tuần hoàn máu, từ đó giúp ngăn ngừa hình thành huyết khối, phòng ngừa hiệu quả biến chứng của suy giãn tĩnh mạch chân.
Công thức toàn diện của BoniVein +
BoniVein + được chiết xuất hoàn toàn từ thảo dược thiên nhiên nên tuyệt đối an toàn, không gây bất kỳ tác dụng phụ nào cho người sử dụng, phù hợp với mọi đối tượng. Đồng thời, BoniVein + sử dụng đường uống cũng sẽ không gây ra tình trạng ngứa ngáy, khó chịu, hôi chân hay teo cơ… như khi sử dụng vớ ép y khoa.
Tại nhà máy J&E International đặt tại Mỹ, BoniVein + được tối ưu hóa tác dụng nhờ công nghệ bào chế Microfluidizer. Với công nghệ này, các thành phần của BoniVein + sẽ có kích thước siêu nhỏ (<70nm). Do đó, chúng sẽ dễ dàng được hấp thu vào cơ thể, sinh khả dụng có thể lên tới 100%. Từ đó hiệu quả thu được là tối đa.
Nhờ đó, BoniVein + vừa giúp cải thiện các triệu chứng khó chịu, vừa giúp ngăn ngừa bệnh tái phát và phòng ngừa nguy cơ xảy ra nhiều biến chứng nguy hiểm của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân.
Phản hồi của khách hàng sau khi sử dụng BoniVein +
Sau nhiều năm có mặt trên thị trường, BoniVein + đã giúp rất nhiều bệnh nhân vượt qua gánh nặng suy giãn tĩnh mạch chi dưới. Dưới đây là một số phản hồi của các khách hàng đã sử dụng BoniVein + :
Cô giáo Nguyễn Thị Thảo, 61 tuổi, ở tiểu khu Vườn Đào, thị trấn nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La, điện thoại: 0912.291.960
Cô giáo Nguyễn Thị Thảo, 61 tuổi
Cô Thảo chia sẻ: “Năm 2017, cô phát hiện ra mình bị suy giãn tĩnh mạch chân. Tĩnh mạch xanh ở đầu gối đã nổi lên rất to, 2 chân sưng vù, ấn vào rất đau, sưng bầm cả bàn chân và ngón chân. Bác sĩ kê thuốc tây cho cô uống nhưng cô thấy chẳng cải thiện gì cả. Năm 2018, bệnh tiến triển xấu hơn, bác sĩ chỉ định tiêm thuốc gì cô cũng không nhớ kèm theo đeo vớ ép y khoa. Đeo vớ khiến cô khó chịu lắm mà sau 1 thời gian ngừng đeo các triệu chứng lại tái trở lại.”
“Giá như cô biết đến BoniVein + sớm hơn, cô cũng không phải khổ sở và tốn kém như vậy. Sau 1 tháng sử dụng, chân cô bớt sưng, đau hẳn. Thấy hiệu quả nên cô quyết tâm dùng đủ liệu trình 3 tháng. Cô vô cùng bất ngờ. Các tĩnh mạch nổi trước đây chìm hết rồi, không còn xanh lét như trước nữa, các vết bầm trên chân cũng đã mờ dần đi. Giờ đây cô không cần đeo vớ ép y khoa nữa. Cô mừng lắm!”
Chị Tạ Thị Diệu Nguyên (54 tuổi) ở số nhà 16 đường Trường Chinh, khu trung tâm thương mại Tân Châu, thị xã Tân Châu, An Giang, điện thoại: 0983.971.224
Chị Tạ Thị Diệu Nguyên (54 tuổi)
“Khoảng 10 năm trước, chân chị có những dấu hiệu đau nhức, nặng mỏi chân, khó chịu. Các triệu chứng ngày càng nặng hơn, đặc biệt là chuột rút, bắp chân cứ tự nhiên co quắp, căng cứng lại. Chân chị còn xuất hiện đầy những vết bầm dập không rõ nguyên nhân, nhiều tĩnh mạch nổi cuồn cuộn như con giun. Chị đi khám mới biết mình bị suy giãn tĩnh mạch. Bác sĩ chỉ định dùng thuốc tây và vớ ép y khoa. Mà chị đeo vớ nóng bức khó chịu vô cùng, các triệu chứng cũng không cải thiện nhiều”.
“Thật may mắn vì chị gặp được BoniVein +. Sau 2 tháng sử dụng, các triệu chứng đau nhức, nặng mỏi chân, chuột rút đã giảm hẳn. Chị kiên trì dùng thêm thì các tĩnh mạch lặn dần từ lúc nào chị cũng không hay, vết thâm bầm cũng không còn nữa. Tuyệt vời nhất là chị không phải đeo cái vớ ép khó chịu nữa. Chị cảm ơn BoniVein + nhiều lắm!”
Giải thưởng dành cho BoniVein +
Nhờ công thức thành phần toàn diện, công nghệ bào chế hiện đại cùng hiệu quả tích cực mà BoniVein + mang lại nên năm 2017-2018, BoniVein + đã vinh dự được lựa chọn là một trong những sản phẩm tiêu biểu nhận giải thưởng “Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng” do PGs.Ts Trần Đáng – chủ tịch VAFF trao tặng. Giải thưởng là sự công nhận của giới chuyên môn và người bệnh dành cho BoniVein + .
BoniVein + - Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng
Mong rằng qua bài viết này đã giúp các bạn có được lời giải đáp đầy đủ về thắc mắc “Mang vớ ép y khoa có chữa khỏi bệnh suy giãn tĩnh mạch chân không?” đồng thời biết thêm về giải pháp hoàn hảo BoniVein + dành cho người bệnh suy giãn tĩnh mạch chân. Nếu còn thắc mắc nào khác, bạn vui lòng liên hệ tổng đài miễn phí 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn các bạn!
XEM THÊM:
- Giãn tĩnh mạch mạng nhện là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và giải pháp khắc phục
- Người bệnh suy giãn tĩnh mạch chân nên uống cây gì? Loại thảo dược nào tốt?