Giãn mạch máu ở tĩnh mạch là hiện tượng không chỉ gây khó chịu mà còn có nhiều biến chứng nguy hiểm đe dọa đến tính mạng con người. Để khắc phục hiệu quả tình trạng này và ngăn ngừa những biến chứng đó, chúng ta cần hiểu rõ nguyên nhân gây ra, đồng thời có hướng điều trị phù hợp. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về “5 Nguyên nhân điển hình gây giãn mạch máu tĩnh mạch và cách khắc phục hiệu quả” cho các bạn, mời các bạn cùng theo dõi.
Giãn mạch máu là gì?
Giãn mạch máu là hiện tượng thành mạch bị giãn nở quá mức, làm rối loạn chức năng vận chuyển máu và gây biến dạng các tổ chức mô ở xung quanh.
Giãn mạch máu là gì?
Hệ thống mạch máu của cơ thể người gồm có động mạch, tĩnh mạch và mao mạch. Trong đó giãn mạch máu chủ yếu xảy ra ở hệ thống tĩnh mạch và mao mạch, phổ biến nhất là bệnh giãn tĩnh mạch.
Vậy nguyên nhân gây giãn mạch máu tĩnh mạch là gì? Câu trả lời sẽ có ở phần tiếp theo của bài viết, mời các bạn tiếp tục theo dõi.
5 Nguyên nhân điển hình gây giãn mạch máu tĩnh mạch
Bình thường, hệ thống tĩnh mạch có nhiệm vụ vận chuyển máu từ các cơ quan trở về tim. Nhiệm vụ này được kiểm soát bởi hệ thống các van trong lòng mạch, giúp máu chảy theo một chiều. Do vậy, khi các van này bị hư hại, máu sẽ chảy ngược lại, ứ đọng trong lòng mạch, làm tăng áp lực ở tĩnh mạch, từ đó kéo theo giãn mạch máu.
5 Yếu tố nguy cơ dẫn đến sự hình thành cũng như làm nặng thêm tình trạng giãn mạch máu tĩnh mạch đó là:
- Thứ nhất, yếu tố di truyền: Gia đình có người bị giãn mạch máu sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh này.
- Thứ hai, tính chất công việc phải đứng lâu, ngồi nhiều: Những tư thế đó khiến thành mạch phải chịu áp lực lớn trong thời gian dài, làm hệ thống van và thành tĩnh mạch bị suy yếu, gây giãn mạch máu.
- Thứ ba, thừa cân hoặc béo phì: Trọng lượng cơ thể quá lớn sẽ làm tăng áp lực trong lòng mạch, gây suy giãn mạch máu tĩnh mạch.
Béo phì dễ gây giãn mạch máu
- Thứ tư, giới tính: Bệnh này xuất hiện ở nữ nhiều hơn nam, do nữ có thói quen hay đeo giày cao gót, mặc quần áo bó sát, lười vận động hoặc dễ bị rối loạn nội tiết tố khi mang thai. Đây đều là những yếu tố làm tăng nguy cơ bị giãn mạch máu.
- Thứ năm, tuổi tác: Tuổi càng cao thì độ đàn hồi của thành tĩnh mạch càng kém, đồng thời quá trình lão hóa diễn ra nhanh làm suy giảm hoạt động và chức năng của các van trong lòng mạch. Vì thế, tỷ lệ mắc suy giãn mạch máu ở người già cao hơn nhiều so với người trẻ.
Từ những nguyên nhân trên, chúng ta thấy rằng giãn mạch máu tĩnh mạch có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Vậy dấu hiệu nhận biết tình trạng này là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu câu trả lời ở phần tiếp theo nhé.
Dấu hiệu nhận biết giãn mạch máu tĩnh mạch
Tùy từng vị trí mạch máu bị suy giãn sẽ có những dấu hiệu khác nhau.
Giãn mạch máu tĩnh mạch ở hậu môn trực tràng
Giãn mạch máu ở hậu môn trực tràng gây bệnh trĩ
Khi hệ thống mạch máu tĩnh mạch ở hậu môn trực tràng bị giãn nở sẽ hình thành bệnh trĩ. Dấu hiệu nhận biết bệnh này gồm có:
- Ngứa rát, sưng đau hậu môn.
- Đi đại tiện có lẫn máu tươi, kèm theo tình trạng táo bón kéo dài.
- Sa búi trĩ, chảy dịch hậu môn.
Giãn mạch máu tĩnh mạch ở phía trên tinh hoàn
Tình trạng này còn gọi là bệnh suy giãn tĩnh mạch thừng tinh. Triệu chứng lâm sàng của bệnh này thường không rõ ràng. Người bệnh có thể bị bệnh này ngay từ khi còn nhỏ tuổi thậm chí là tình trạng bẩm sinh nhưng đến khi trưởng thành mới phát hiện. Một số dấu hiệu người bệnh có thể gặp khi bị giãn tĩnh mạch thừng tinh là:
- Đau nhẹ hoặc có cảm giác nặng ở vùng bìu.
- Đau nhiều hơn vào chiều tối, khi đứng lâu, ngồi nhiều hoặc làm việc nặng.
- Có khối phồng lên ở góc trên bìu do tĩnh mạch giãn lớn, nổi trên da giống như sợi mì.
- Kích thước tinh hoàn trái nhỏ hơn tinh hoàn phải.
Giãn mạch máu tĩnh mạch ở các vị trí khác
Các tĩnh mạch ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể cũng đều có thể bị suy giãn. Điển hình nhất là suy giãn mạch máu chi dưới.
Dấu hiệu nhận biết tình trạng này bao gồm:
- Da dễ bị bầm, xuất hiện đốm đỏ li ti khi gãi.
- Chân hay bị tê, nặng, mỏi, cảm giác như có dịch chảy bên trong bắp chân hoặc dưới da chân.
- Các tĩnh mạch nông nổi trên da màu xanh tím, có thể là tĩnh mạch nhỏ li ti như mạng nhện hoặc là tĩnh mạch to đường kính trên 3mm.
Giãn mạch máu ở chân
- Chân bị phù, đi lại đau nhức, ban đêm thường bị chuột rút.
- Về lâu dài, màu da sẽ bị sạm lại, xuất hiện vết loét trên da.
Khi có một trong những dấu hiệu trên mà người bệnh không đi thăm khám và điều trị kịp thời, tình trạng giãn mạch máu sẽ tiến triển nặng hơn thành biến chứng nguy hiểm ví dụ như: Loét dinh dưỡng không lành, huyết khối tĩnh mạch, thuyên tắc mạch phổi, nhồi máu cơ tim, đột quỵ,... Do vậy, chúng ta cần điều trị giãn mạch máu tĩnh mạch càng sớm càng tốt!
Nguyên tắc khắc phục giãn mạch máu tĩnh mạch
Đối với các bệnh lý nói chung, nguyên tắc vàng là cần phải điều trị càng sớm càng tốt, bởi bệnh càng nhẹ thì càng nhanh cải thiện. Đặc biệt, nếu điều trị sớm tình trạng giãn mạch máu, khả năng khắc phục được bệnh sẽ cao hơn rất nhiều, bởi lẽ khi mạch máu mới bị giãn, độ đàn hồi còn tốt nên dễ co lại hơn. Với trường hợp mạch máu bị giãn trong thời gian dài, độ đàn hồi không còn nữa, khi đó để tránh biến chứng, người bệnh chỉ còn cách phẫu thuật loại bỏ mạch máu bị giãn mà thôi.
Hệ thống tĩnh mạch có mặt ở khắp mọi nơi trong cơ thể, do vậy để khắc phục tình trạng suy giãn, cần sử dụng sản phẩm có tác dụng đến tận gốc nguyên nhân gây bệnh, giúp tăng cường sức bền thành mạch, làm co mạch bị giãn. Đồng thời, sản phẩm đó cần giảm nhanh triệu chứng khó chịu và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm do bệnh giãn tĩnh mạch gây ra.
Không những vậy, giãn tĩnh mạch là bệnh lý mãn tính cần sử dụng thuốc lâu dài, vậy nên sản phẩm đó cần phải lành tính, an toàn, không gây tác dụng phụ có hại đến sức khỏe người bệnh.
Thêm nữa, giãn tĩnh mạch có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Do vậy, tính tiện lợi, dễ sử dụng, phù hợp với mọi đối tượng là yêu cầu không thể thiếu được ở các sản phẩm cho bệnh này.
Nổi bật nhất trong các dòng sản phẩm giúp khắc phục suy giãn tĩnh mạch, đáp ứng được những nguyên tắc và các yêu cầu trên, đó là BoniVein + của Mỹ.
Đẩy lùi giãn mạch máu tĩnh mạch nhờ BoniVein +
BoniVein + được nhập khẩu nguyên lọ từ Mỹ. Sản phẩm có công thức toàn diện với thành phần 100% từ thiên nhiên, kết hợp các loại thảo dược quý giúp người dùng cải thiện tốt tình trạng giãn tĩnh mạch, lấy lại cuộc sống thoải mái ngày trước.
Thành phần ưu việt của BoniVein + gồm có:
Thành phần toàn diện của BoniVein +
- Hạt dẻ ngựa: Hoạt chất Aescin trong hạt dẻ ngựa có tác dụng trợ tĩnh mạch, giúp cải thiện khả năng co bóp của mạch máu, giảm sưng, phù nề, cải thiện các triệu chứng giãn mạch máu.
- Rutin chiết xuất từ hoa hòe giúp tăng cường sức chịu đựng của mạch máu, bảo vệ thành mạch, phòng ngừa mạch máu bị đứt, vỡ.
- Diosmin và Hesperidin chiết xuất từ vỏ cam chanh giúp tăng trương lực tĩnh mạch, giảm tình trạng sưng phù, giảm ứ máu.
- Lý chua đen, hạt nho, vỏ thông: Bộ 3 thảo dược này có tác dụng giúp chống oxy hóa cực mạnh, bảo vệ thành mạch, ngăn ngừa xơ vữa và chống lão hóa mạch máu.
- Bạch quả và cây chổi đậu giúp hoạt huyết, tăng cường lưu thông máu, giảm triệu chứng chuột rút, căng tức, sưng, đau,... Từ đó giúp phòng ngừa huyết khối mạch máu - Biến chứng nguy hiểm của bệnh.
Nhờ những thành phần đó, BoniVein + giúp người dùng giải quyết các vấn đề do giãn mạch máu tĩnh mạch gây ra:
- Giúp giảm nhanh các triệu chứng khó chịu nặng mỏi, sưng đau, phù, chuột rút,...
- Giúp co nhỏ và làm mờ những tĩnh mạch xanh tím nổi lên trên da.
- Giúp phòng ngừa hiệu quả biến chứng của bệnh là huyết khối, viêm da, loét không liền sẹo,...
Cảm nhận của khách hàng sau khi sử dụng BoniVein +
Sau nhiều năm có mặt ở thị trường Việt Nam, BoniVein + đã giúp hàng vạn người bị giãn mạch máu lấy lại cuộc thoải mái, đẩy lùi tình trạng đó một cách nhẹ nhàng.
Chị Nguyễn Thị Diệu, 32 tuổi, ở 105 Trường Chinh, Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng.
Chị Nguyễn Thị Diệu, 32 tuổi
Chị chia sẻ: “Trước đây, chị thường xuyên bị nhức mỏi chân, đi lại khó khăn lắm, ban đêm chị còn hay bị chuột rút. Về sau, bàn chân chị sưng to, những tĩnh mạch xanh tím nổi từ đầu gối đến cổ chân, ngoằn ngoèo như con giun. Chị đi khám và biết mình bị giãn mạch máu tĩnh mạch ở chân, chị về uống thuốc tây và đeo vớ y khoa theo lời bác sĩ nhưng chỉ được một thời gian, bệnh lại tái lại. Tình cờ, chị đọc được bài báo viết về sản phẩm BoniVein + của Mỹ, có tác dụng tốt với người bị giãn tĩnh mạch nên chị mua về dùng thử. Sau khoảng 3 tuần, chị thấy chân mình bớt sưng, nhức mỏi, chuột rút. Sau 2 tháng, những tĩnh mạch nổi lên cũng bắt đầu mờ dần, chân chị đã đi lại thoải mái rồi, chị mừng lắm!”
Cô Nguyễn Thị Dung, 60 tuổi, ở phòng 504G7, phường Thanh Xuân Nam, quận Thanh Xuân, Hà Nội, số điện thoại: 0989.144.125
Cô Nguyễn Thị Dung, 60 tuổi
Cô tâm sự: “Cô bị các triệu chứng tê bì, nặng chân làm phiền suốt 6 năm rồi, cô đi lại rất đau nhức, ở bàn chân còn nổi gân xanh ngoằn ngoèo nữa, nhìn đáng sợ lắm. Cô đi khám thì biết mình bị giãn mạch máu tĩnh mạch ở chân, sau đó cô về dùng đủ loại thuốc tây mà không đỡ. Vậy mà từ ngày dùng BoniVein + với liều 4 viên/ngày, chỉ sau khoảng nửa tháng, cô thấy giảm tê bì, đỡ đau, đi lại nhẹ nhõm hơn. Từ tháng thứ 3 trở đi, cô đã đi lại thoải mái như bình thường rồi. Cô cảm ơn BoniVein + nhiều lắm!”
Qua bài viết, hy vọng các bạn đã nắm được thông tin về “5 Nguyên nhân điển hình gây giãn mạch máu tĩnh mạch và cách khắc phục hiệu quả”. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì về tình trạng này hay cần tìm hiểu thêm sản phẩm BoniVein +, mời bạn gọi vào số hotline miễn cước 1800 1044 để được hỗ trợ nhé. Cảm ơn các bạn!
XEM THÊM:
- Giãn tĩnh mạch mạng nhện là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và giải pháp khắc phục
- Bị suy giãn tĩnh mạch nhẹ, hãy chữa trị ngay trước khi gặp phải biến chứng