Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800 1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Người bệnh suy giãn tĩnh mạch chân có nên đạp xe không ?

Thứ hai, 01-06-2020 15:29 PM

Mục lục [Ẩn]

 

Đạp xe là một trong những môn thể thao nâng cao thể chất và cải thiện sức khỏe được nhiều người yêu thích . Tuy nhiên những người bị suy giãn tĩnh chân có nên đạp xe không ? Đạp xe tác động tốt hay xấu đến tình trạng bệnh ? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ở bài viết này nhé !

 

Đạp xe có tốt cho người bệnh suy giãn tĩnh mạch không ?

Đạp xe có tốt cho người bệnh suy giãn tĩnh mạch không ?

 

Bị suy giãn tĩnh mạch chân, đừng chủ quan mà gặp biến chứng nguy hiểm

Trước khi tìm hiểu về vấn đề “người bệnh suy giãn tĩnh mạch chân có nên đạp xe không”, chúng ta cần phải hiểu rõ về bệnh lý này: từ khái niệm nguyên nhân, dấu hiệu đến các biến chứng có thể gặp phải.

 

Suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh gì ?

Suy giãn tĩnh mạch chân là tình trạng các tĩnh mạch ở vùng 2 chi dưới bị suy yếu và giãn nở quá mức khiến cho máu không thể được vận chuyển trở về tim bình thường mà bị ứ đọng lại trong lòng mạch.

 

Nguyên nhân suy giãn tĩnh mạch chân

Nguyên nhân gây ra bệnh lý mạn tính này hiện nay vẫn chưa được xác định 1 cách rõ ràng.

Tuy nhiên, theo nhận định của các chuyên gia, những yếu tố nguy cơ tác động vào tĩnh mạch khiến cho thành tĩnh mạch bị suy yếu hoặc gây tổn thương các van tĩnh mạch 1 chiều thì có thể là nguyên nhân gây bệnh.

Các yếu tố nguy cơ của suy giãn tĩnh mạch chân bao gồm: yếu tố di truyền, tuổi tác, nội tiết, thói quen làm việc, sinh hoạt hằng ngày, thời kỳ mang thai ở phụ nữ…

 

Dấu hiệu nhận biết suy giãn tĩnh mạch chân

Tình trạng ứ đọng máu trong lòng tĩnh mạch chi dưới của người bệnh sẽ dẫn đến một số biểu hiện triệu chứng đặc trưng như là: đau nhức chân vùng xung quanh tĩnh mạch bị suy giãn, nặng chân khó đi lại vận động, tê bì như có kiến bò trên da, sưng phù chân hay nổi rõ các tĩnh mạch xanh tím ở trên da…

 

Biến chứng nguy hiểm của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân

Suy giãn tĩnh mạch chân mặc dù là bệnh lý lành tính nhưng nếu chủ quan không điều trị kịp thời và đúng cách thì vẫn có nguy cơ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

Những biến chứng của suy giãn tĩnh mạch mà người bệnh có thể gặp phải là: vỡ tĩnh mạch, xuất huyết, viêm loét hoại tử, huyết khối tĩnh mạch, tắc mạch, đột quỵ…

 

Suy giãn tĩnh mạch chân có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm

Suy giãn tĩnh mạch chân có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm

 

Người bệnh suy giãn tĩnh mạch chân có nên đạp xe không ?

Việc người bị suy giãn tĩnh mạch chân có nên đạp xe không sẽ phụ thuộc nhiều vào tình trạng bệnh nặng hay nhẹ, thể chất của người bệnh khỏe hay yếu…

Để tránh gặp phải những hậu quả không mong muốn, bạn nên tham khảo kỹ ý kiến của của bác sĩ chuyên khoa trước khi đưa ra quyết định có nên tập luyện hay không ?

Thông thường trong giai đoạn suy giãn tĩnh mạch vừa và nhẹ, nếu thể trạng người bệnh cho phép, đạp xe sẽ là 1 trong những phương pháp tập luyện tốt, giúp cải thiện bệnh và hạn chế những triệu chứng khó chịu.

Còn nếu suy giãn tĩnh mạch ở giai đoạn nặng hay thể trạng người yếu thì không nên cố gắng đạp xe làm gì cả. Bởi vì điều này sẽ không những không mang lại hiệu quả mà còn có thể khiến cho tình trạng bệnh trở nên nặng nề và nghiêm trọng hơn.

 

Đạp xe ảnh hưởng như thế nào đến tĩnh mạch ở vùng chân ?

Theo các chuyên gia, đạp xe là một phương pháp tập luyện tốt cho sức khỏe, hệ tim mạch nói chung và hệ thống tĩnh mạch nói riêng.

Trong khi đạp xe, 2 chân ở trong trạng thái hoạt động liên tục, các khớp chân cử động, phần gân cơ co duỗi nhịp nhàng. Quá trình này sẽ thúc đẩy tuần hoàn khí huyết lưu thông tốt hơn ở hệ thống các mạch máu ở 2 chi dưới.

Từ đó tình trạng ứ đọng máu trong lòng tĩnh mạch của người bệnh suy giãn tĩnh mạch chân sẽ được cải thiện. Khí huyết được thúc đẩy vận động trở về tim nhiều hơn.

Hiệu quả của phương pháp đạp xe với tình trạng suy giãn tĩnh mạch chân cũng tương tự như phương pháp đi bộ.

Tuy nhiên nhiều chuyên gia còn đánh giá đạp xe tốt hơn bởi vì phương pháp này thực hiện ở trong tư thế ngồi trên yên xe nên 2 chân không phải chịu đựng nhiều áp lực của trọng lượng cơ thể. Vì vậy hiệu quả mang lại sẽ cao hơn so với đi bộ. 

 

Người bệnh nên đạp xe bằng xe đạp thể thao

Người bệnh nên đạp xe bằng xe đạp thể thao

 

Bị suy giãn tĩnh mạch chân nên đạp xe như thế nào ?

Để hiệu quả đạt được là tốt nhất, người bệnh suy giãn tĩnh mạch chân nên đạp xe với những chú ý sau đây:

+ Nên chọn loại xe đạp thể thao sẽ tốt hơn là xe đạp thường.

+ Nếu mới bắt đầu tập luyện đạp xe thì nên tập với cường độ nhẹ nhàng trước: đạp xe chậm rãi với quãng đường ngắn.

+ Khi đã quen dần với phương pháp tập luyện này rồi thì người bệnh có thể tăng cường độ đạp xe lên và nâng cao quãng đường đi được dài hơn.

+ Nên đạp xe vào khoảng thời gian sáng sớm lúc có nắng nhẹ để cơ thể được tăng cường khả năng tổng hợp vitamin D rất tốt cho sức khỏe.

+ Nên đạp xe ở nơi trong lành thoáng mát, điều kiện đường xá tốt.

+ Tránh những nơi đông xe cộ, đường gồ ghề, nhiều khói bụi, ô nhiễm môi trường và đặc biệt là có nguy cơ xảy ra tai nạn cao.

+ Nếu xuất hiện tình trạng đau nhức nhiều trong khi đạp xe thì người bệnh nên tạm nghỉ, không nên quá cố gắng.

+ Nên đeo vớ y khoa hỗ trợ trong quá trình đạp xe để hiệu quả mang lại được tốt hơn. 

+ Nếu người bệnh đã có biến chứng loét chân thì cần được vật lý trị liệu cổ chân và liệu pháp giảm đau trước khi đạp xe.

 

Một số phương pháp tập luyện tại nhà hiệu quả cho người bệnh suy giãn tĩnh mạch chân

Nếu như người bệnh không có điều kiện đi ra ngoài đạp xe thì những bài tập dưới đây sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời để cải thiện tình trạng suy giãn tĩnh mạch chân tại nhà.

 

Các bài tập ở trong tư thế ngồi

1. Bài tập nhón gót chân

+ Người tập ngồi trên ghế có chiều cao phù hợp như bài tập ở trên sau đó thực hiện tập nhón gót chân.

+ Nâng chân lên cho đến khi khớp cổ chân duỗi thẳng chỉ còn các đầu ngón chân sát sàn nhà rồi đưa trở lại vị trí bắt đầu.

+ Luân phiên chân trái rồi chân phải, sau đó là cả hai chân cùng một lúc, tập từ 10 đến 15 lần như vậy.

+ Mỗi ngày tập từ 2 đến 3 lần.

 

Bài tập trong tư thế ngồi cho người bệnh suy giãn tĩnh mạch chân

Bài tập trong tư thế ngồi cho người bệnh suy giãn tĩnh mạch chân

 

2. Bài tập xoay khớp cổ chân

+ Người tập ngồi trên ghế, hai bàn chân đặt trên sàn nhà cách nhau khoảng 20cm.

+ Sau đó nâng mũi bàn chân phải lên khỏi sàn nhà chỉ có gót chân sát trên sàn nhà rồi tập xoay khớp cổ chân vào trong, ra ngoài từ 10 đến 15 lần.

+ Tập tương tự như vậy đối với chân trái và cả hai chân.

+ Mỗi ngày tập từ 2 đến 3 lần.

 

3. Bài tập gấp, duỗi luân phiên hai chân

+ Người tập ngồi trên ghế sau đó luân phiên nhấc từng chân lên khỏi sàn nhà.

+ Gấp khớp cổ chân, khớp gối, khớp háng rồi duỗi thẳng chân đó ra, đưa trở lại vị trí ban đầu.

+ Tiếp tục tập như vậy 10 đến 15 lần, tập tương tự như vậy với chân còn lại.

+ Mỗi ngày tập từ 2 đến 3 lần.

 

4. Bài tập nâng cẳng chân

+ Người tập ngồi trên ghế có chiều cao phù hợp để hai bàn chân sát trên sàn nhà, khớp cổ chân, khớp gối, khớp háng vuông góc, lưng thẳng.

+ Sau đó tập luân phiên nâng bàn chân phải lên khỏi sàn nhà, duỗi thẳng chân phải, rồi đưa chân phải về vị trí ban đầu.

+ Tập tương tự với chân trái, mỗi chân từ 10 đến 15 lần, sau đó tập với cả hai chân như vậy.

+ Mỗi ngày tập từ 2 đến 3 lần.

 

Bài tập cho người bệnh suy giãn tĩnh mạch chân

Bài tập cho người bệnh suy giãn tĩnh mạch chân

 

Các bài tập ở trong tư thế nằm

1. Bài tập đạp xe trên không

+ Bệnh nhân nằm ngửa trên giường hoặc bàn tập.

+ Nâng hai chân lên khỏi mặt giường, gấp khớp háng và khớp gối sau đó tập như là đạp xe đạp với cả hai chân từ 10 đến 15 lần.

+ Sau đó đưa hai chân trở lại vị trí ban đầu trên mặt giường.

+ Mỗi ngày tập từ 2 đến 3 lần.

 

2. Bài tập xoay khớp cổ chân

+ Bệnh nhân nằm ngửa trên giường hoặc bàn tập, hai chân duỗi thẳng, nâng chân trái lên khỏi mặt giường khoảng 30 đến 50 độ.

+ Sau đó tập xoay khớp cổ chân từ phải qua trái rồi từ trái qua phải 10 đến 15 lần.

+ Đưa chân trái trở về vị trí ban đầu rồi tập tương tự như vậy đối với chân phải.

+ Mỗi ngày tập 2 đến 3 lần.

 

3. Bài tập gấp và duỗi khớp cổ chân

+ Bệnh nhân nằm ngửa trên giường hoặc bàn tập, hai chân duỗi thẳng, nâng chân trái lên khỏi mặt giường khoảng 30 đến 50 độ.

+ Sau đó tập duỗi khớp cổ chân, rồi gấp khớp cổ chân đến mức tối đa từ 10 đến 15 lần.

+ Đưa chân trái về tư thế ban đầu, tập tương tự như vậy đối với chân phải.

+ Mỗi ngày tập 2 đến 3 lần.

 

Bài tập trong tư thế nằm

Bài tập trong tư thế nằm

 

4. Bài tập vắt chéo chân

+ Bệnh nhân nằm ngửa trên giường hoặc bàn tập, hai chân duỗi thẳng.

+ Nâng hai chân lên khỏi mặt giường rồi tập bắt chéo chân trái qua chân phải rồi chân phải qua chân trái luân phiên từ 10 đến 15 lần.

+ Đưa hai chân trở lại vị trí ban đầu trên mặt giường.

+ Mỗi ngày tập từ 2 đến 3 lần.

 

Việc tập luyện bằng cách đạp xe hay các bài tập tại nhà kể trên sẽ là phương pháp hỗ trợ mang lại hiệu quả tốt với người bệnh suy giãn tĩnh mạch trường hợp nhẹ. Còn với trường hợp nặng, người bệnh cần phải có giải pháp toàn diện hơn, tác động đến nhiều khía cạnh của bệnh hơn.

Để cải thiện các triệu chứng và ổn định suy giãn tĩnh mạch ngay cả khi không tập luyện, người bệnh nên sử dụng các loại thảo dược thiên nhiên có tác dụng co mạch, làm bền thành mạch, tăng độ đàn hồi dẻo dai của mạch máu như hoa hòe, bởi hoa hòe có chứa thành phần rutin vô cùng quý giá.

 

Rutin – Dưỡng chất tự nhiên không thể thiếu cho tĩnh mạch khỏe mạnh

Rutin là hoạt chất tự nhiên được chiết xuất chủ yếu từ hoa hòe, hàm lượng của rutin từ nụ hoa hòe cực kỳ cao chiếm từ 6-30%.

Đây là một loại vitamin P, là một flavonoid thuộc nhóm Euflavonoid, có tác dụng làm bền và giảm tính thấm của mao mạch, bảo vệ sức chịu đựng bình thường của mao mạch. Thiếu vitamin này sức chịu đựng của mao mạch có thể bị giảm, mao mạch dễ bị đứt vỡ.

Cuốn sách nổi tiếng “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của Giáo sư Đỗ Tất Lợi đã khẳng định tác dụng tuyệt vời của rutin như sau: “Rutin (vitamin P) có tác dụng chủ yếu bảo vệ sức chịu đựng của tĩnh mạch, thiếu chất này sức chịu đựng của thành mạch bị giảm rõ, mạch máu rất dễ bị đứt vỡ, trước đây người ta thường cho rằng đó là do thiếu Vitamin C nhưng gần đây mới phát hiện đó là do vitamin P”.

 

Hoa hòe với hoạt chất rutin

Hoa hòe với hoạt chất rutin

 

Rutin trong BoniVein – Hiệu quả vượt trội nhờ công nghệ siêu nano

BoniVein là sản phẩm thảo dược hàng đầu hiện nay dành cho người bệnh suy giãn tĩnh mạch chân. Đây là sản phẩm chính hãng của tập đoàn Viva Nutraceuticals – tập đoàn sản xuất dược phẩm, thực phẩm chức năng lớn nhất tại Mỹ và Canada và là một trong những tập đoàn dược phẩm hiếm hoi đạt GMP (sản xuất thuốc tốt) của 3 tổ chức uy tín nhất đó là Tổ chức y tế thế giới WHO, Bộ y tế Canada và Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ

Bình thường Rutin có khả năng hòa tan, hấp thụ vào máu thấp nên hiệu quả kém, nhưng rutin trong BoniVein lại khác biệt bởi những ưu điểm sau đây:

+ Được bào chế theo công nghệ siêu nano hiện đại bậc nhất thế giới, công nghệ này giúp tạo ra những hạt phân tử có kích thước nano, không những có thể dễ dàng đi qua những kẽ hở của các tế bào và phân bổ đều vào máu, tăng sinh khả dụng lên gấp hàng chục lần so với các loại rutin thông thường mà còn loại bỏ được hết những tạp chất, giúp sản phẩm đạt tới độ tinh khiết cực kỳ cao từ đó phát huy được tối đa hiệu quả mà hoàn toàn không có tác dụng phụ.

+ Rutin trong BoniVein còn được phối hợp với hàng loạt các thảo dược kinh điển khác dành cho bệnh suy giãn tĩnh mạch như hạt dẻ ngựa, hạt nho, vỏ thông, quả lý chua đen, bạch quả, cây chổi đậu, diosmin, hesperidin… tất cả đều được bào chế dưới dạng siêu nano giúp hiệp đồng tác dụng, từ đó tác động tới tất cả các khía cạnh khác nhau của bệnh suy giãn tĩnh mạch, giúp người bệnh nhanh chóng thoát khỏi bệnh suy giãn tĩnh mạch.

 

 

BoniVein – Công thức thảo dược toàn diện cho người bị suy giãn tĩnh mạch

 

BoniVein – Công thức thảo dược toàn diện cho người bị suy giãn tĩnh mạch

 

Nhờ những công thức thành phần toàn diện và công nghệ bào chế hiện đại, BoniVein sẽ mang lại hiệu quả vượt trội cho người sử dụng:

+ Giúp làm giảm những triệu chứng khó chịu của bệnh suy giãn tĩnh mạch như: đau chân, nặng chân, tê bì, chuột rút, nhức mỏi, sưng phù….

+ Giúp co nhỏ những tĩnh mạch bị suy giãn, giảm sưng phồng tĩnh mạch

+ Giúp phòng ngừa và hạn chế bệnh tái phát

Để BoniVein phát huy được hiệu quả cao nhất, người bệnh nên sử dụng đúng liều ngày 6 viên chia 2-3 lần, và duy trì đủ liệu trình từ 3-6 tháng. Vì suy giãn tĩnh mạch là bệnh mãn tính nên sau khi bệnh ổn định, bệnh nhân vẫn nên duy trì liều thấp để phòng ngừa bệnh tái phát.

 

BoniVein – Hiệu quả đã được kiểm chứng trên hàng vạn bệnh nhân

Sau nhiều năm có mặt tại Việt Nam, BoniVein đã trở thành cứu cánh cho hàng vạn người bệnh bị suy giãn tĩnh mạch. BoniVein không chỉ giúp giảm triệu chứng nâng cao chất lượng cuộc sống mà còn giúp người bệnh hoàn toàn yên tâm, không còn phải lo lắng về nguy cơ xảy ra biến chứng nữa.

Dưới đây là một số trường hợp người bệnh tiêu biểu, mọi người có thể tham khảo:

 

Bác Trần Thị Nghiêm (70 tuổi, ở số 58, ngõ 275 đường Trần Nguyên Hãn, quận Lê Chân, Tp Hải Phòng, điện thoại: 0332.914.239)

 

Bác Trần Thị Nghiêm

Bác Trần Thị Nghiêm

 

“Bệnh suy giãn tĩnh mạch gây ra nhiều đau đớn tới mức đã nhiều lần bác có ý định cắt luôn chân của mình đi vì đau buốt dọc từ hông xuống như muốn rụng rời cả chân, vừa tê bì lại chuột rút nữa. Nhưng thật may mắn khi chú biết được thông  tin về sản phẩm BoniVein của Mỹ và Canada. Bác dùng liên tục với liều 6 viên mỗi ngày. Bây giờ bác đã đi đứng lại như bình thường, chân hết đau nhức, tê bì, chuột rút, bác vô cùng hài lòng. Bác đã đi chữa trị ở nhiều nơi mà không đỡ, nhờ dùng BoniVein bệnh ổn định lại an toàn không tác dụng phụ nên chắc chắn bác sẽ sử dụng lâu dài để phòng ngừa bệnh tái phát”.

 

Cô Phạm Thị Quỳnh Hoa (61 tuổi, ở tổ 20, kp2, phường Trảng Dài, Biên Hòa, Đồng Nai), Điện thoại: 0327.904.756

 

Cô Phạm Thị Quỳnh Hoa

Cô Phạm Thị Quỳnh Hoa

 

“Cô bị bệnh đã lâu, dùng nhiều cách nhưng bệnh không đỡ, nhưng nhờ dùng Bonivein mà bệnh mới thuyên giảm rõ.Ban đầu triệu chứng của bệnh chỉ âm ỉ nhưng dần dần mới nặng dần lên, chân sưng phù lên như chân voi, nửa tháng mà không xẹp, chân vừa tức, vừa khó chịu, lâm râm như kiến bò mà rất nặng, đi nó đau, nhức, đi lại phải có người xốc nách mới đi được. Dùng BoniVein được 4 tuần, những triệu chứng này đã đỡ, được 3 tháng thì gần như đỡ hẳn, không những thế càng dùng tĩnh mạch còn mờ đi rõ rệt. Hiện tại cô vẫn kiên trì dùng để phòng bệnh tái phát”.

 

Cô Cao Thị Liễu (58 tuổi, ở Xóm Chợ. xã Lâm Động, Thủy Nguyên, Hải Phòng), điện thoại: 0788.410.887

 

Cô Cao Thị Liễu

Cô Cao Thị Liễu

 

“Bị suy giãn tĩnh mạch đã lâu, cô biết tới BoniVein và sử dụng với liều 6 viên mỗi ngày mà bệnh cải thiện rõ, trước đây chân cô thường xuyên bị đau nhức, nặng trĩu, tê bì đi lại rất vất vả mệt nhọc, thường xuyên bị chuột rút khiến cô mất ngủ liên tục. Cô dùng Bonivein hộp thứ 5 trở đi, chân cô đi lại đỡ nặng nề hơn, tần suất chuột rút cũng giãn thưa hơn. Dần dần những triệu chứng khó chịu nhẹ dần rồi biến mất hết, không còn tê bì, chuột rút, nặng chân, cô đã đi lại bình thường, đứng bán hàng hay thể dục thể thao không làm sao cả”.

 

Hy vọng rằng những thông tin và kiến thức hữu ích trong bài viết này đã giúp độc giả có được câu trả lời cho thắc mắc “Người bệnh suy giãn tĩnh mạch chân có nên đạp xe không”. Nếu còn có bất cứ thắc mắc gì liên quan đến suy giãn tĩnh mạch, xin vui lòng liên hệ đến tổng đài tư vấn miễn phí cước 1800 1044.

 

XEM THÊM:

Đặt câu hỏi cho bác sĩ

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800 1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniVein+ 30V

250.000đ

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800 1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc