Suy giãn tĩnh mạch sâu là một bệnh lý mãn tính rất phổ biến trong cộng đồng và đang có xu hướng ngày càng gia tăng. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì người bệnh sẽ phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm. Bài viết dưới đây trình bày cụ thể về những hậu quả khôn lường do suy giãn tĩnh mạch sâu gây ra và biện pháp giúp cải thiện bệnh lý này toàn diện nhất. Các bạn đừng bỏ lỡ nhé!
Suy giãn tĩnh mạch sâu là bệnh gì?
Suy giãn tĩnh mạch sâu là bệnh gì?
Tĩnh mạch là mạch máu thuộc hệ tuần hoàn, đảm nhiệm vai trò vận chuyển máu từ các mao mạch có lượng oxy thấp trở về tim. Hệ thống tĩnh mạch được chia làm 3 loại đó là tĩnh mạch nông (dưới da), tĩnh mạch sâu (sâu dưới các bó cơ) và tĩnh mạch xiên.
Khi thành tĩnh mạch bị suy yếu hoặc các van tĩnh mạch một chiều bị tổn thương, hư hại thì máu sẽ không được vận chuyển trở về tim mà ứ đọng lại làm tăng áp lực trong lòng mạch, đồng thời kéo giãn thành mạch. Điều đó khiến các tĩnh mạch bị giãn nở, căng phồng quá mức, từ đó hình thành nên bệnh lý suy giãn tĩnh mạch mạn tính.
Khi tình trạng suy giãn xảy ra ở các tĩnh mạch sâu thì được gọi là bệnh suy giãn tĩnh mạch sâu.
Biểu hiện của người bệnh suy giãn tĩnh mạch sâu
Người bị suy giãn tĩnh mạch sâu thường có những biểu hiện điển hình của bệnh suy giãn tĩnh mạch nói chung, bao gồm:
- Nặng và mỏi chân: Ở giai đoạn đầu, khi người bệnh đứng lâu, ngồi nhiều hoặc mang vác vật nặng, các triệu chứng này mới xuất hiện. Ở giai đoạn muộn hơn, người bệnh bị nặng mỏi chân ngay cả khi chỉ đi lại nhẹ nhàng, ảnh hưởng lớn tới khả năng vận động.
Nặng mỏi chân là triệu chứng điển hình ở người bệnh suy giãn tĩnh mạch sâu
- Tê chân: Khi chân bị tỳ đè (ngồi lâu ở 1 tư thế), người bệnh dễ bị tê chân. Triệu chứng này sẽ giảm khi bạn đung đưa hoặc xoa bóp, đi lại nhẹ nhàng.
- Buồn và khó chịu chân: Người bệnh sẽ vô cùng khó chịu khi vì cảm giác như có dịch chạy trong chân, cho dù gãi hay đi lại, triệu chứng này cũng không thuyên giảm nhiều.
- Chuột rút khi ngủ: Những cơn chuột rút xuất hiện nhiều vào ban đêm khiến người bệnh co cứng chân và đau đớn. Tần suất xảy ra cơn chuột rút khác nhau giữa từng người, có những người không bị lần nào, nhưng có nhiều trường hợp bị liên tục 6-7 lần/đêm.
- Phù chân: Bàn chân và cổ chân thường bị phù vào buổi chiều khi người bệnh đứng lâu.
Điểm khác biệt của suy giãn tĩnh mạch sâu so với suy giãn tĩnh mạch nông là không có triệu chứng các đường tĩnh mạch nổi rõ trên da vì các tĩnh mạch bị suy giãn nằm sâu trong các lớp cơ, cách xa bề mặt da nên không nhìn thấy được bằng mắt thường.
Những đối tượng có nguy cơ cao mắc suy giãn tĩnh mạch sâu
Những đối tượng có nguy cơ cao mắc suy giãn tĩnh mạch sâu bao gồm:
- Người cao tuổi: Khi về già, các tĩnh mạch bị lão hóa và suy yếu, mất dần sự đàn hồi và bị suy giãn.
- Người có công việc phải thường xuyên đứng lâu, ngồi nhiều hoặc đi lại liên tục: Giáo viên, nhân viên văn phòng, lái xe đường dài, thợ may, nhân viên bán hàng, nhân viên chạy bàn,…
Nhân viên văn phòng ngồi nhiều có nguy cơ cao bị suy giãn tĩnh mạch sâu
- Người có các thói quen gây áp lực lên chân: Người thường xuyên đi giày cao gót, mặc quần chật, ngồi vắt chéo chân, phơi nắng nhiều, chơi những môn thể thao cử động nhanh, mạnh và chuyển hướng đột ngột.
- Người thừa cân, béo phì, phụ nữ có thai.
- Người có người thân (bố, mẹ, anh chị em) bị suy giãn tĩnh mạch.
- Người thường xuyên sử dụng thuốc lá, rượu bia, cafe, nước ngọt có gas, đồ ăn mặn và thức ăn nhiều dầu mỡ.
Khi đã bị suy giãn tĩnh mạch sâu, những yếu tố như tuổi tác, đứng lâu, ngồi nhiều, đi lại liên tục… sẽ khiến bệnh ngày càng trầm trọng hơn.
Những hậu quả khôn lường do suy giãn tĩnh mạch sâu gây ra
Bệnh lý suy giãn tĩnh mạch sâu rất khó để chẩn đoán thông qua các triệu chứng lâm sàng. Vì thế, chúng ta thường không phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm, bệnh dễ tiến triển sang giai đoạn nặng và có nguy cơ cao gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Cụ thể:
- Biến chứng xuất huyết: Các tĩnh mạch khi bị giãn quá mức sẽ rất dễ vỡ khi va chạm hay chấn thương nhẹ, gây xuất huyết tạo ra các vết bầm trên da.
- Biến chứng loét chân, hoại tử: Trong giai đoạn cuối của bệnh suy giãn tĩnh mạch sâu, các tĩnh mạch giãn to, gây ứ trệ tuần hoàn, đồng thời làm thay đổi cấu trúc mô và các tổ chức dưới da, hình thành nhiều các vết loét ở vùng tĩnh mạch bị suy giãn. Những vết loét này ngày càng lan rộng, dễ dẫn đến nhiễm trùng rất khó lành, nhiều trường hợp hoại tử phải cắt cụt chân.
- Biến chứng huyết khối tĩnh mạch: Suy giãn tĩnh mạch sâu khiến máu bị ứ đọng lâu ngày, dễ hình thành các cục máu đông trong lòng tĩnh mạch. Nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời thì cục máu đông này sẽ theo dòng máu, trôi về về tim, rồi từ tim di chuyển theo dòng máu đến các cơ quan khác trong cơ thể. Nguy hiểm nhất là khi cục máu đông đi đến phổi, gây thuyên tắc phổi dẫn đến suy hô hấp. Bệnh nhân có thể tử vong trong vài phút nếu không được cấp cứu kịp thời.
Biến chứng huyết khối tĩnh mạch sâu vô cùng nguy hiểm
Như vậy, suy giãn tĩnh mạch sâu dễ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa đến tính mạng người bệnh. Vì vậy, khi có bất cứ triệu chứng cảnh báo nào hoặc nằm trong đối tượng nguy cơ cao, bạn nên đi khám để được chẩn đoán chính xác và điều trị sớm.
Khắc phục suy giãn tĩnh mạch sâu như thế nào?
Để bệnh suy giãn tĩnh mạch sâu được cải thiện tốt nhất, người bệnh nên áp dụng đồng thời các biện pháp sau:
Thay đổi thói quen sinh hoạt hợp lý
- Hạn chế đứng nhiều, ngồi lâu, sau mỗi khoảng thời gian 30 phút - 1 tiếng, bạn nên đứng lên thay đổi tư thế, tập 1 vài động tác nhẹ nhàng như vươn vai, mát xa cổ vai gáy, đi lại,... Điều này không chỉ giúp cải thiện tình trạng suy giãn tĩnh mạch sâu mà còn giúp bạn thư giãn, giải tỏa căng thẳng, stress.
- Đối với phụ nữ bị suy giãn tĩnh mạch sâu không nên mặc quần bó sát hay đi giày cao gót…, thay vào đó, chị em nên mặc quần rộng thoải mái, mang giày đế mềm, gót thấp…
- Dành thời gian tập luyện, vận động đều đặn hàng ngày bằng những động tác thể dục buổi sáng hay các môn thể thao nhẹ nhàng (yoga, đạp xe, bơi lội…).
Đạp xe tốt cho người bệnh suy giãn tĩnh mạch sâu
- Kê cao chân khi ngủ giúp máu được bơm ngược về tim tốt hơn, làm giảm các triệu chứng đau nhức, phù nề ở chân.
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học
Một chế độ ăn uống khoa học cũng góp phần quan trọng giúp cải thiện tình trạng suy giãn tĩnh mạch sâu hiệu quả. Người bệnh nên bổ sung vào chế độ ăn các loại thực phẩm sau đây:
- Thực phẩm giàu chất xơ: Rau quả, các loại ngũ cốc, lúa mì, lúa mạch, yến mạch, tảo, đậu…
- Thực phẩm giàu vitamin C và E: Hạt dẻ, óc chó, măng tây, đậu phộng, cam quýt, chanh, rau xanh như bông cải xanh, rau ngót…
Thực phẩm giàu vitamin E tốt cho người suy giãn tĩnh mạch sâu
- Thực phẩm giàu flavonoid: Hoa hòe, trà xanh, việt quất…
- Uống tối thiểu 2 lít nước mỗi ngày.
Sử dụng thảo dược thiên nhiên giúp tác động trực tiếp vào nguyên nhân gây bệnh
Việc thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt, tập luyện giúp cải thiện tình trạng bệnh suy giãn tĩnh mạch sâu nhưng chưa đủ. Bởi vì bản chất của suy giãn tĩnh mạch sâu là sự hư hại của các van tĩnh mạch, các biện pháp trên chỉ giúp giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh chứ không tác động được đến các nguyên nhân gây bệnh.
Chính vì vậy, các chuyên gia thường khuyên người bệnh suy giãn tĩnh mạch sâu nên bổ sung các thảo dược từ thiên nhiên giúp tác động trực tiếp vào nguyên nhân gây bệnh để bệnh được cải thiện một cách tối ưu nhất. Một trong những thảo dược nổi bật tốt cho người bệnh suy giãn tĩnh mạch sâu phải kể đến là cây dẻ ngựa.
Cây dẻ ngựa - Thảo dược quý giúp đẩy lùi bệnh suy giãn tĩnh mạch sâu
Cây dẻ ngựa - Thảo dược quý giúp đẩy lùi bệnh suy giãn tĩnh mạch sâu
Đã có nhiều nghiên cứu chứng minh tác dụng của hạt dẻ ngựa với người bệnh suy giãn tĩnh mạch, điển hình là nghiên cứu của hiệp hội các bác sĩ Thực hành tổng quát (GP) tại Đức thử nghiệm trên 5429 bệnh nhân trong độ tuổi từ 41-70.
Sau 10 tuần cho các bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch dùng Aescin (cao hạt dẻ ngựa) dạng uống, kết quả thu được là:
- Tất cả các triệu chứng được cải thiện trong tuần đầu và mức độ nghiêm trọng giảm đáng kể khi kết thúc thử nghiệm.
- Tỉ lệ phần trăm bệnh nhân không còn triệu chứng (đau, ngứa, sưng chân, đau chân…) tăng lên đáng kể.
Kết quả thử nghiệm lâm sàng về tác dụng của hạt dẻ ngựa với người bệnh suy giãn tĩnh mạch
Ngoài ra còn có 18 nghiên cứu lâm sàng trên 1.258 bệnh nhân, 3 nghiên cứu quan sát trên 10.725 bệnh nhân…. đều cho thấy rõ ràng tác dụng của hạt dẻ ngựa trong việc giúp làm giảm những triệu chứng khó chịu của bệnh suy giãn tĩnh mạch như đau nhức, nặng, sưng phù chân chân…
Để lý giải điều này, các nhà khoa học đã tiếp tục nghiên cứu và phát hiện ra rằng hạt dẻ ngựa chứa aescin có tác dụng:
- Giúp trợ tĩnh mạch: Do aescin làm tăng sản xuất Prostaglandin F2. Chất này giúp ức chế quá trình dị hóa của các mucopolysaccharide ở mô tĩnh mạch và cải thiện khả năng co bóp của tĩnh mạch.
- Giúp giảm phù và sưng: Aescin giúp tăng tính nhạy cảm đối với các ion canxi, giảm tính thấm của mao mạch và tăng cường co bóp của tĩnh mạch, nhờ vậy giúp cải thiện độ bền của tĩnh mạch, làm lành vết thương. Từ đó giúp giảm phù nề.
Nhận thấy tác dụng tuyệt vời của hạt dẻ ngựa, các nhà khoa học thuộc tập đoàn Viva Nutraceuticals của Mỹ đã nghiên cứu và cho ra đời công thức đột phá kết hợp hạt dẻ ngựa và nhiều thảo dược quý khác, tạo ra sản phẩm BoniVein + - Giải pháp tối ưu cho người bệnh suy giãn tĩnh mạch sâu.
BoniVein + - Giải pháp tối ưu cho người bệnh suy giãn tĩnh mạch sâu
BoniVein + là sự kết hợp hài hòa của hạt dẻ ngựa và 8 thảo dược quý từ thiên nhiên tạo nên công thức ưu việt, tác động đến mọi khía cạnh của bệnh suy giãn tĩnh mạch sâu.
Ngoài hạt dẻ ngựa, thành phần của BoniVein + còn chứa Diosmin, Hesperidin (chiết xuất từ vỏ cam chanh), Rutin (chiết xuất từ hoa hòe) giúp tăng sức bền và độ đàn hồi của thành mạch, khắc phục nguyên nhân gây suy giãn tĩnh mạch sâu. Đồng thời các thảo dược này còn giúp làm giảm những triệu chứng của bệnh như đau nhức, nặng chân, sưng phù, tê bì, chuột rút…
Bên cạnh đó, BoniVein + còn có các thành phần như lý chua đen, hạt nho, vỏ thông. Đây là những thảo dược có tác dụng giúp chống oxy hóa, bảo vệ và làm bền thành mạch, ngăn ngừa xơ vữa động mạch hiệu quả.
Không chỉ vậy, BoniVein + còn bổ sung thêm chiết xuất lá Bạch quả, Butcher's broom. Những thảo dược này có tác dụng giúp hoạt huyết, tăng tuần hoàn máu, từ đó giúp ngăn ngừa hình thành huyết khối, phòng ngừa biến chứng của suy giãn tĩnh mạch sâu.
Cải thiện tình trạng suy giãn tĩnh mạch sau nhờ BoniVein
Không chỉ nổi bật ở công thức toàn diện, BoniVein + còn vượt trội hơn so với các sản phẩm khác trên thị trường nhờ công nghệ bào chế hiện đại. Đó là công nghệ siêu nano Microfluidizer của Mỹ. Công nghệ này giúp các thành phần trong BoniVein + tồn tại dưới dạng những phân tử hạt nano có kích thước siêu nhỏ, đồng nhất và ổn định. Từ đó giúp làm tăng khả năng hấp thu các chất này của cơ thể con người lên tới 100%, hiệu quả đạt được là tối đa.
Như vậy BoniVein + chính là sự lựa chọn hoàn hảo cho bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch sâu.
Phản hồi của khách hàng sau khi dùng BoniVein +
Nếu bạn còn đang băn khoăn BoniVein có tốt không thì những phản hồi của các bệnh nhân đã sử dụng sản phẩm dưới đây sẽ là lời giải đáp khách quan nhất dành cho bạn.
Chú Hồ Văn Hiệp, 52 tuổi, số 3/2A ấp Mỹ Hòa 4, xã Xuân Thới Đông, huyện Hóc Môn, Tp Hồ Chí Minh, Đt 0945.805.815.
Chú Hồ Văn Hiệp, 52 tuổi
Chú Hiệp trầm tư kể lại: “Từ năm 2015, cứ 2-3 ngày chú bị sưng phù chân một lần, nhưng qua một đêm là hết. Đến cuối năm 2019, chú vẫn bị sưng phù hai bắp chuối nhưng nó không xẹp mà sưng to, căng bóng, cứng đơ. Không những thế, hầu như đêm nào chú cũng bị chuột rút, đau đến phát khóc. Gót chân chú thì đau như giẫm phải đinh, không thể đi lại bình thường được. Chú đi khám thì bác sĩ kết luận là suy giãn tĩnh mạch sâu và nông cả hai chân. Tuy chú đã uống nhiều loại thuốc nhưng không đỡ chút nào.”
“May thay chú biết tới BoniVein + nhờ một lần tình cờ lên mạng internet tìm hiểu về bệnh suy giãn tĩnh mạch. Chú ra nhà thuốc mua BoniVein + về uống ngay liều 6 viên mỗi ngày chia hai lần. Chú dùng tới hộp thứ 3, thứ 4 là chân đã đỡ hẳn, hết đau, sáng ngủ dậy chỉ hơi thốn thốn chút thôi nhưng vẫn đi lại được. Hai bắp chuối thì đã bớt sưng, mềm ra. Dùng tiếp 6 lọ BoniVein + nữa thì chân chú xẹp lại bình thường, hết đau, hết cả chuột rút. Chú mừng lắm!”
Cô Nguyễn Thị Trâm Anh, 64 tuổi, khối 16, phường Hương Bình, tp Vinh, tỉnh Nghệ An.
Cô Nguyễn Thị Trâm Anh, 64 tuổi
Cô Trâm Anh kể: “Ban đầu, cô chỉ thấy đau nhức, tê bì, nặng mỏi chân và chuột rút, tần suất cũng không thường xuyên nên cô chủ quan không đi khám. Các triệu chứng ngày càng nặng dần và xuất hiện nhiều hơn. Đỉnh điểm là cách đây khoảng 4 năm, chân trái của cô sưng phù to gấp đôi bình thường, giống hệt cái cột đình. Cô nằm bất động, không đi lại được và phải nhập viện đa khoa Nghệ An để cấp cứu đấy. Lúc đó, bác sĩ kết luận cô bị suy giãn tĩnh mạch sâu chân trái.”
“Tình cờ biết đến BoniVein +, cô còn cẩn thận hỏi thăm từng người đã dùng sản phẩm xem hiệu quả thực hư thế nào rồi mới quyết định ra nhà thuốc mua về uống thử. Chỉ sau khoảng 3-4 lọ là các triệu chứng đau nhức, tê bì, nặng mỏi, sưng phù chân, và chuột rút giảm hẳn. Có niềm tin nên cô tiếp tục dùng, sau 3 tháng là bệnh ổn định, cô đi lại nhẹ nhàng thoải mái lắm. Cô thực sự rất bất ngờ.”
BoniVein giá bao nhiêu?
Một lọ BoniVein + 30 viên có giá niêm yết là 250.000 đồng. Để tiết kiệm chi phí, bạn chú ý tham gia chương trình tích điểm tặng quà. Khi tích đủ 6 điểm, bạn được tặng một lọ BoniVein + 30 viên. Công ty sẽ gửi quà về tận nơi và hoàn toàn miễn phí.
BoniVein bán ở đâu?
Sản phẩm hiện đã được phân phối rộng rãi tại nhiều nhà thuốc tây trên cả nước.
Để hiểu rõ hơn về sản phẩm cũng như chương trình khuyến mại bonivein, liều dùng, cách dùng, mua ở đâu hay nhận miễn phí cuốn cẩm nang về bệnh suy giãn tĩnh mạch, bạn vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 1800.1044 để được hướng dẫn chi tiết.
Hy vọng qua bài viết trên đây, quý bạn đọc đã hiểu rõ về những hậu quả khôn lường do bệnh suy giãn tĩnh mạch sâu gây ra, đồng thời nắm được giải pháp giúp cải thiện tối ưu bệnh lý này. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, chúc bạn sức khỏe.
XEM THÊM:
- Suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới là bệnh gì? Tổng quan từ A-Z (2020)
- Tác hại của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân