Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800 1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Vớ ép y khoa, những điều nên biết !

Thứ ba, 25-04-2017 15:08 PM

Trong phòng ngừa và hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch , vớ ép y khoa là 1 biện pháp hỗ trợ điều trị rất cần thiết. Tuy nhiên, rất nhiều bệnh nhân phạm sai lầm khi dùng vớ ép y khoa như dùng liên tục cả ngày và đêm, tự ý mua vớ về dùng mà ko qua chỉ định của bác sĩ, dùng mãi 1 chiếc vớ trong nhiều năm,...

Vậy vớ ép y khoa là gì và những điều cần lưu ý trong quá trình sử dụng, chúng ta hãy cùng tìm hiểu !

1. Vớ ép y khoa là gì?

Vớ ép y khoa là loại vớ đặc biệt, mang từ chân đến đùi hoặc đầu gối. Đây là loại vớ tạo áp lực cao ở bàn chân và giảm dần khi lên trên. Vớ ép y khoa là một trong những phương cách hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh suy giãn tĩnh mạch chân.

2. Vớ ép y khoa có tác động như thế nào ?

Vớ ép y khoa được làm bằng một loại sợi có tình đàn hồi mạnh ôm chặt bàn chân, áp lực vớ tăng dần dọc theo chiều dài chân ít chặt hơn ở gối và cao nhất ở cổ chân. Áp lực của vớ có từng mức, điều này cho phép vớ ép đều đặn lên cơ cẳng chân, từ đó giúp đưa máu về tim giảm lượng máu chảy ngược xuống bàn chân , giảm sưng phù bàn chân và ngăn hình thành cục máu đông.

3. Có sử dụng vớ y khoa cho người nằm viện được không ?

Những bệnh nhân nằm viện rất dễ bị tình trạng huyết khối(cục máu đông) do xơ vữa động mạch khiến máu không thể lưu thông. Đây là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở Mỹ. Do đó, phần lớn các bệnh viện ở những nước phát triển đều khuyên tất cả các bệnh nhân nằm viện dùng vớ ép y khoa , đặc biệt là những người không thể cử động.

4. Nên dùng vớ y khoa trong bao lâu ?

Nên mang vớ hàng ngày đối với những bệnh nhân có nguy cơ hình thành huyết khối nơi cẳng chân cao. Nên dùng vớ vào ban ngày, ngay khi mới thức dậy mỗi buổi sáng, càng sớm càng tốt, không dùng ban đêm. Những bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch chân, loét tĩnh mạch và phù do mạch bạch huyết thường được khuyên nên dùng vớ hỗ trợ điều trị một thời gian lâu dài, thậm chí suốt đời. Nên giữ chân ở vị trí cao bất cứ khi nào không dùng vớ y khoa vào ban đêm.

 

Mời các bạn xem thêm: Thực phẩm có lợi cho người bị suy giãn tĩnh mạch

 

5. Làm thế nào để chọn đúng loại vớ và cỡ (size) vớ?

  • Vớ ép y khoa thường có 3 loại chính:
  • Class 1: Áp lực tạo 15 – 20 mmHg (áp lực ở cổ chân là 15 và ở bắp chân là 20)

Dùng hằng này cho những người bị chứng suy giãn tĩnh mạch chân trung bình cần được hỗ trợ điều trị; hoặc dùng để phòng ngừa bệnh suy giãn tĩnh mạch chân cho những người có nguy cơ mắc bệnh cao như: giáo viên, nhân viên văn phòng, nhân viên bán hàng, tài xế, đầu bếp, thợ làm tóc hay massage, phẫu thuật viên, phụ nữ có thai, người đi máy bay hay tàu xe đường dài…

  • Class 2: Áp lực tạo 20 – 30 mmHg (áp lực ở cổ chân là 20 và ở bắp chân là 30)

Dùng cho những người bị suy giãn tĩnh mạch chân với những triệu chứng nặng hơn, đặc biệt khi có nhu cầu tập thể dục thể thao, hoặc vật lý trị liệu.

  • Class 3: Áp lực tạo 30 – 40 mmHg (áp lực ở cổ chân là 30 và ở bắp chân là 40)

Khi dùng vớ loại class 3 phải có chỉ định rõ ràng và theo dõi của bác sĩ, người bệnh không được tự ý mua dùng.

  • Chọn cỡ (size) vớ: Chọn đúng size là yếu tố quan trọng nhất quyết định hiệu quả của phương pháp hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch bằng vớ ép y khoa. 

6. Chọn vớ đến gối hay đến đùi và dùng như thế nào?

  • Vì điều kiện khí hậu nóng ẩm như ở Việt Nam người bị suy giãn tĩnh mạch chân nên dùng vớ đến gối, mang vớ đến gối vẫn đạt hiệu quả hỗ trợ điều trị nhưng mong muốn và người bệnh dễ dàng tuân thủ hơn.
  • Khi mang vớ ép y khoa người bệnh nên mang khoảng 3 giờ rồi cởi ra nghỉ khoảng 2-3 giờ mang lại. Vì vớ ép y khoa sẽ ép một phần động mạch làm tình trạng dinh dưỡng vùng chân kém đi, một số người mang vớ ép y khoa thường xuyên xuất hiện tình trạng teo cơ.
  • Tối đi ngủ không mang vớ ép y khoa.
  • Những người hay đứng nhiều ngồi nhiều nên mang vớ những lúc này.
  • Khi tập thể dục hay chơi thể thao như đi bộ, chạy bộ, chơi quần vợt… nên mang vớ                                        

7. Đối tượng nào không nên dùng vớ ép y khoa?

  • Vớ ép y khoa ép các cơ vùng cẳng chân và dẫn lưu máu từ cẳng chân về tim. Những người bị đái tháo đường, những người hút nhiều thuốc lá hoặc những người có bệnh lý động mạch ngoại biên, những bệnh lý làm giảm lượng máu cung cấp cho cẳng chân đều không nên đi vớ ép y khoa vì chúng có thể làm giảm lượng máu tưới và làm bệnh trở nên trầm trọng hơn.
  • Đang có những vết thương hay những vết loét tại vùng da mang vớ cũng không nên mang.
  • Dị ứng với vớ                                                                                                                                                                  

8. Dùng vớ ép y khoa có gây biến chứng gì không?

Không có tác dụng phụ gì khi sử dụng vớ y khoa. Những khó chịu thông thường khi dùng vớ có thể là: ngứa da(do dị ứng với chất liệu làm vớ), nóng bức hay đổ nhiều mồ hôi, hôi chân, dùng quá thường xuyên gây teo cơ.

9. Những lưu ý khi dùng vớ ép y khoa:

  • -Những người lần đầu tiên dùng vớ ép y khoa nên dùng class 1(vớ mỏng) trước cho quen dần với áp lực của vớ, sau một thời gian hỗ trợ điều trị mới chuyển sang dùng class 2. Nếu các triệu chứng nặng hơn, có thể bắt đầu ngay với class 2.
  • -Với những người có da ẩm, nên bôi một ít kem dưỡng (body lotion) vào chân để đi vớ dễ dàng hơn. Không nên mang vớ khi chân còn ẩm ướt.
  • - Với những người dễ bị dị ứng trước khi mang vớ có thể thoa phấn rôm ( loại dùng cho trẻ em) để giảm bớt tình trạng dị ứng.
  • - 6 tháng nên thay vớ mới một lần để đảm bảo hiệu quả của áp lực hỗ trợ điều trị: có thể vớ vẫn còn sử dụng được, nhưng hiệu quả hỗ trợ điều trị hay phòng ngừa đã giảm nhiều. Nên đo lại chân để chọn size vớ chính xác.
  • - Khi có những khó chịu hay những thay đổi bất thường ở chân, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để việc hỗ trợ điều trị bằng vớ ép mang lại hiệu quả tốt nhất.

 

Mời các bạn xem thêm: Chấm dứt tháng ngày khổ sở như đi tù vì bệnh suy giãn tĩnh mạch nhờ BoniVein

 

Đặt câu hỏi cho bác sĩ

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800 1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniVein+ 30V

250.000đ

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800 1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc