Người bệnh Suy giãn tĩnh mạch chân nên ăn uống như thế nào để hỗ trợ điều trị hiệu quả và hạn chế được những triệu chứng khó chịu xuất hiện nhiều? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về 5 chú ý quan trọng nhất trong chế độ ăn cho người suy giãn tĩnh mạch chân ở bài viết này nhé!
Chế độ ăn cho người suy giãn tĩnh mạch chân
Suy giãn tĩnh mạch chân và một số thông tin quan trọng
Suy giãn tĩnh mạch chân là 1 trong số vô vàn các bệnh lý tim mạch khác nhau có thể xảy ra trong cơ thể của chúng ta. Bệnh lý này cũng là 1 trong những bệnh lý mạn tính có tỷ lệ mắc phải trong dân số cao nhất trên thế giới.
Sự suy yếu của thành mạch hay sự tổn thương, mất chức năng của các van tĩnh mạch 1 chiều sẽ gây ra tình trạng suy giãn tĩnh mạch tại chi dưới.
Lúc này các tĩnh mạch sẽ bị ứ đọng máu lại, căng phồng và giãn nở ra quá mức mà dẫn đến hàng loạt các triệu chứng điển hình như: chân đau nhức, tê bì, chuột rút, sưng phù, những đường tĩnh mạch xanh tím nổi rõ trên da, da sậm màu, bầm tím…
Suy giãn tĩnh mạch chân có thể xảy ra ở nhiều đối tượng khác nhau và những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất là: người già, người cao tuổi, phụ nữ mang thai, người hay đứng nhiều, ngồi nhiều, ít đi lại vận động, người có thói quen mặc đồ bó sát, đi giày cao gót…
Nếu như mắc căn bệnh này mà người bệnh không phát hiện được sớm và điều trị kịp thời thì không chỉ chất lượng cuộc sống bị suy giảm nghiêm trọng mà bệnh nhân còn phải đối diện với nguy cơ cao gặp phải các biến chứng nguy hiểm như: vỡ tĩnh mạch xuất huyết trong, viêm nhiễm lở loét da, hoại tử, huyết khối tĩnh mạch, tai biến đột quỵ…
5 Chú ý quan trọng trong chế độ ăn cho người suy giãn tĩnh mạch chân
Để góp phần hỗ trợ hiệu quả cho quá trình điều trị cũng như tránh để bệnh tiến triển nặng và hạn chế các biểu hiện khó chịu thì người bệnh suy giãn tĩnh mạch chân cần phải chú ý 5 điều sau đây trong chế độ ăn uống hằng ngày:
Các loại thực phẩm giàu vitamin C
Ăn nhiều các loại thực phẩm giàu vitamin C
Các loại thực phẩm giàu vitamin C như: cam, quýt, bưởi, cherry, kiwi, dâu tây, mâm xôi, nho, ớt chuông, bông cải xanh… sẽ là sự bổ sung vô cùng hữu ích vào thực đơn ăn uống hằng ngày cho người bệnh suy giãn tĩnh mạch chân.
Bởi vì vitamin C là 1 loại vitamin có đặc tính chống oxy hóa rất mạnh giúp cơ thể loại bỏ các gốc tự do gây hại, từ đó có thể bảo vệ tĩnh mạch khỏi các tác nhân gây tổn thương trong cơ thể.
Đồng thời Vitamin C còn là 1 dưỡng chất giúp kích thích sản sinh collagen và elastin- 2 thành phần quan trọng trong cấu trúc thành mạch, giúp tăng cường sức bền, độ đàn hồi của các mạch máu. Vì vậy nó sẽ giúp cho hệ thống tĩnh mạch của người bệnh khỏe mạnh hơn.
Tăng cường sử dụng các loại thực phẩm giàu vitamin E
Cùng với vitamin C thì vitamin E cũng là 1 trong những loại vitamin có khả năng chống oxy hóa cao nhất. Bổ sung đầy đủ vitamin E cũng chính là cách người bệnh suy giãn tĩnh mạch chân bảo vệ các tĩnh mạch của mình trước những tác nhân gây hại.
Hơn nữa vitamin E còn là 1 dưỡng chất rất quan trọng với sức khỏe của hệ tim mạch và các mạch máu trong cơ thể. Vitamin E giúp giảm viêm, ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm gây tổn hại đến các mạch máu.
Người bệnh có thể sử dụng vitamin E thông qua các loại thực phẩm sau đây: dưa chuột, cà chua, quả bơ, đu đủ, dầu oliu, trứng, măng tây, rau cải, rau bina, củ cải xanh…
Các thực phẩm giàu vitamin E
Uống đầy đủ nước mỗi ngày
Bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể mỗi ngày là 1 thói quen có vai trò rất quan trọng với người bệnh suy giãn tĩnh mạch chân. Bởi vì có đủ nước thì hệ tuần hoàn mới hoạt động tốt, khí huyết mới có thể lưu thông ổn định được.
Tình trạng thiếu nước sẽ càng làm cho sự ứ đọng máu trong lòng tĩnh mạch ở 2 chi dưới thêm trầm trọng hơn.
Do đó bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch cần chú ý bổ sung đủ nước cho cơ thể khoảng 2-2,5 lít nước mỗi ngày tùy thuộc vào cơ địa từng người, điều kiện thời tiết cũng như tần suất hoạt động thể chất…
Hạn chế các đồ ăn giàu chất béo bão hòa, cholesterol
Chất béo bão hòa và cholesterol là những tác nhân gây hại hàng đầu cho hệ tim mạch khiến cho bệnh lý suy giãn tĩnh mạch trở nên nặng nề hơn. Sử dụng quá nhiều các loại thực phẩm chứa 2 chất này sẽ làm cho thành mạch bị suy yếu và dễ dẫn đến tình trạng xơ vữa mạch máu.
Hơn nữa chúng còn khiến cho cơ thể thừa chất dinh dưỡng, tích mỡ tăng cân. Cân nặng tăng cao cũng đồng nghĩa với việc gia tăng áp lực lên 2 chân và làm cho các tĩnh mạch bị suy giãn nhiều hơn.
Do đó người bệnh suy giãn tĩnh mạch chân cần phải tránh và hạn chế tối đa các loại đồ ăn sau đây: thịt nguội, thịt chế biến sẵn, nội tạng động vật, thức ăn chiên rán nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh…
Người bệnh suy giãn tĩnh mạch cần tránh những thực phẩm xấu
Kiêng sử dụng những đồ nhiều đường
Các đồ ăn thức uống chứa nhiều đường như: bánh kẹo, chocolate, các loại mứt, nước ngọt có ga, nước giải khát đóng chai… cũng là những loại thực phẩm mà người bệnh suy giãn tĩnh mạch chân cần phải tránh vì chúng gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tim mạch và dễ dẫn đến tình trạng mất kiểm soát cân nặng.
Thực tế việc xây dựng chế độ ăn uống khoa học như trên chỉ mang lại hiệu quả rõ rệt cho những trường hợp người bệnh suy giãn tĩnh mạch ở mức độ nhẹ. Còn nếu ở mức độ nặng, người bệnh cần phải có giải pháp toàn diện hơn, tác động đến nhiều mặt của suy giãn tĩnh mạch hơn.
Và 1 trong những giải pháp hàng đầu hiện nay dành cho người bệnh suy giãn tĩnh mạch chân chính là sản phẩm BoniVein của Mỹ và Canada.
Cơ chế tác dụng của BoniVein
BoniVein tăng cường khả năng chống oxy hóa cho cơ thể - Khắc tinh của bệnh suy giãn tĩnh mạch
Chất chống oxy hóa là thành phần quan trọng và không thể thiếu được trong những sản phẩm dành cho bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch, bởi những tác động tích cực của chúng trên hệ thống mạch máu, đặc biệt là các tĩnh mạch:
+ Gốc tự do là sát thủ gây ra quá trình lão hóa và phần lớn các bệnh trong cơ thể, nhất là tác động trên hệ thống mạch máu. Chúng sẽ gây rối loạn chức năng tế bào nội mô từ đó làm tổn thương thành mạch, thúc đẩy sự hình thành các mảng xơ vữa và tạo huyết khối. Từ đó sẽ gây suy giãn tĩnh mạch và biến chứng huyết khối như thuyên tắc động mạch phổi, đột quỵ.
+ Chất chống oxy hóa sẽ có tác dụng cân bằng lại, vô hiệu hoá các gốc tự do có hại, từ đó sẽ bảo vệ thành mạch được khỏe mạnh, ngăn ngừa tĩnh mạch bị phá hoại, thúc đẩy quá trình hồi phục tĩnh mạch và phòng ngừa huyết khối.
Hiểu rõ được vai trò của các hoạt chất chống oxy hóa, các chuyên gia của tập đoàn Viva Nutraceuticals từ Mỹ và Canada đã bổ sung vào thành phần của sản phẩm BoniVein 3 thảo dược có tác dụng chống oxy hóa cực mạnh, đó là: Lý chua đen, hạt nho và vỏ thông.
Hiệu quả chống oxy hóa của các thảo dược trên mạnh gấp 20 lần vitamin C và 50 lần vitamin E. Đặc biệt khi phối hợp với nhau chúng còn làm tăng khả năng vô hiệu hóa gốc tự do lên nhiều lần,chính vì thế làm tăng tác dụng trên bệnh suy giãn tĩnh mạch.
Ngoài 3 thành phần trên, trong BoniVein còn có nhiều thành phần thảo dược khác (rutin từ hoa hòe, diosmin và hesperidin từ cam chanh, hạt dẻ ngựa, cây chổi đậu…) chúng vừa có tác dụng chống oxy hóa vừa giúp làm tăng sức bền thành tĩnh mạch, giảm triệu chứng, đồng thời giúp hoạt huyết và ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm của bệnh suy giãn tĩnh mạch.
Cảm nhận của người bệnh về hiệu quả của BoniVein
BoniVein đã giúp hàng vạn bệnh nhân xóa tan nỗi lo suy giãn tĩnh mạch. Dưới đây là một số phản hồi của những khách hàng đã từng sử dụng BoniVein.
Bác Hoàng Sơn trú tại 5/43A Thủ Khoa Huân, tp Vũng Tàu, điện thoại: 0708.670.572
Bác Hoàng Sơn
“Bác kiên trì dùng thuốc tây tới 10 năm trời mà bệnh suy giãn tĩnh mạch chỉ đỡ chút đỉnh thôi. Tới đầu năm 2017 chân bác bị sưng phù như chân trâu, tĩnh mạch yếu quá nên thường xuyên bị vỡ, nhìn rõ vùng máu đỏ thẫm loang lổ dưới da. Vậy mà dùng BoniVein bệnh thuyên giảm rất nhanh, các triệu chứng như nặng nhức mỏi, tê bì chuột rút giảm sau 1 tháng sử dụng, càng dùng lâu dài thì phần da bị thâm sì do tĩnh mạch vỡ cũng hồng rồi trở lại trạng thái bình thường. Bây giờ bác vẫn duy trì uống BoniVein đều đặn để phòng tái phát vì suy giãn tĩnh mạch là bệnh mạn tính mà”.
Bác Nguyễn Nam Tấn, 80 tuổi ở phòng 34, số nhà 33 Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Bác Nguyễn Nam Tấn
“Bác bị suy giãn tĩnh mạch tính đến nay đã mấy chục năm rồi. Trước đây bác hay mang vớ y khoa và uống Daflon theo chỉ định của bác sĩ mà cũng không đỡ đi được là bao. Chỉ đến khi biết và sử dụng sản phẩm BoniVein của Mỹ và Canada thì mọi thứ mới thay đổi.
Bác uống 4 viên/ngày, liên tục khoảng nửa tháng đã thấy bớt hẳn nặng, mỏi chân, mỗi lần chuẩn bị lên cơn đau chuột rút bác lại nâng chân lên cao, xoa bóp nhẹ nhàng. Uống BoniVein được 2 tháng bác thấy các tĩnh mạch chằng chịt màu xanh tím đã mờ dần, cơn đau nặng đã bớt, bác bỏ luôn cả vớ y khoa. Giờ là 5 tháng dùng BoniVein rồi, bác gần như không còn thấy tĩnh mạch chằng chịt nổi lên nữa”.
Thầy giáo Thạch Văn Việt (64 tuổi, nguyên Giảng viên trường đại học Hòa Bình Hà Nội, hiện tại bác vẫn là quản lý Trung tâm Giáo dục của trường, địa chỉ số 47, ngõ 146, Ngọc Thụy, Long Biên, Hà Nội)
Thầy giáo Thạch Văn Việt
“Bác bị suy giãn tĩnh mạch đã lâu, dùng BoniVein mới được khoảng 2 tuần mà chân đã nhẹ nhàng đi trông thấy, sau 3 tháng bệnh thuyên giảm rõ rệt, hết hẳn triệu chứng đau, tức, mỏi nhức, chuột rút. Bác vẫn kiên trì dùng đều đặn, BoniVein hầu như không có tác dụng phụ gì và bác cũng không hề gặp biến chứng nào. Trước đây bác đã từng dùng thuốc tây và dùng nhiều phương pháp khác nhau mà không đỡ, nhưng từ ngày dùng BoniVein, hiện nay bác còn có thể đi bộ được quãng đường tương đương với 3 km đấy”.
Qua bài viết về chủ đề “chế độ ăn cho người suy giãn tĩnh mạch chân” này hy vọng rằng người bệnh sẽ có thêm được nhiều kiến thức để xây dựng cho mình 1 thực đơn ăn uống phù hợp nhất. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan xin bạn đọc vui lòng gọi điện đến tổng đài tư vấn miễn phí 1800 1044 để được các chuyên gia tư vấn trực tiếp.
XEM THÊM:
- Suy giãn tĩnh mạch chân uống thuốc gì? Biện pháp nào khắc phục hiệu quả?
- Người bệnh suy giãn tĩnh mạch chân có nên đạp xe không ?