Với những công việc phải đứng nhiều, ngôi nhiều ít vận động bắp chân, có nguy cơ bị suy giãn tĩnh mạch rất cao. Dưới đây là 9 công việc có nguy cơ bị mắc suy giãn tĩnh mạch hàng đầu.
1. Công nhân đứng ca
Công nhân đứng ca phải đứng hay ngồi liên tục suốt ca làm việc ( công nhân may, công nhân thủy sản,...), do đó chân bị phù nề, tê bì và rất dễ bị suy giãn tĩnh mạch.
2. Bác sĩ phẫu thuật
Bác sĩ phẫu thuật cũng là đối tượng có nguy cơ mắc suy giãn tĩnh mạch chi dưới, bởi mỗi ngày phải đứng nhiều giờ liên tục cho mỗi ca mổ.
3. Giáo viên
Giáo viên cũng phải đứng nhiều giờ để giảng dạy, không có nhiều không gian để vận động do đó cũng là đối tượng của bệnh.
4. Nhân viên văn phòng
Nhân viên văn phòng là đối tượng hàng đầu dễ bị mắc bệnh vì phải ngồi liên tục hàng giờ bên máy tính. Tính chất công việc khiến cho máu huyết lưu thông kém, không có thời gian vận động nên tỷ lệ người mắc bệnh cao.
5. Nhân viên đứng bán hàng, bán thuốc
Nhân viên bán hàng, bán thuốc, đi lại tương đối ít, do đó, số người mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch chân cao.
6. Bảo vệ
Đặc thù của nhân viên bảo vệ là phải đứng nhiều giờ hoặc ngồi lâu, do đó bảo vệ cũng là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh.
7. Cảnh sát
Cảnh sát, đặc biệt là cảnh sát giao thông phải đứng gác, đứng cả ngày để chỉ đường, gần như không có cơ hội để cho đôi chân nghỉ ngời, vì thế cảnh sát cũng dễ mắc bệnh.
8. Tài xế
Tài xế ôm vô lăng, ngồi lái xe, chạy xe đường dài, đôi chân ít vận động, máu huyết lưu thông kém, vì thế áp lực lên đôi chân dẫn đến suy giãn tĩnh mạch.
9. Nghề tiếp xúc với môi trường nóng
Những người tiếp xúc với môi trường nóng như thở hàn, thờ lò rèn, lò bánh tráng… dễ bị suy giãn tĩnh mạch vì hơi nóng làm nóng đôi chân, làm cho tĩnh mạch bị giãn và dẫn đến suy giãn tĩnh mạch.
Bên trên là 9 công việc có nguy cơ bị suy giãn tĩnh mạch chân, vì thế người làm những công việc cần có biện pháp phòng ngừa căn bệnh.
Mời các bạn xem thêm: