Bệnh suy van tĩnh mạch chi dưới là bệnh lý mạn tính phổ biến và chiếm tỷ lệ người mắc rất cao trên toàn thế giới. Đây là căn bệnh nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Bài viết dưới đây chúng ta cùng tìm hiểu về phân độ suy van tĩnh mạch chi dưới và một số phương pháp điều trị phù hợp.
-
Suy van tĩnh mạch chi dưới là gì?
Bình thường máu tĩnh mạch trở về tim nhờ có:
- Lực đẩy từ động mạch, lực hút do tim co bóp;
- Áp lực âm trong lòng ngực hút máu về tim;
- Sự co bóp của các khối cơ cẳng chân ("bơm cơ"), ép vào các tĩnh mạch sâu và đẩy máu đi về tim;
- Hệ thống van trong lòng tĩnh mạch, giữ không cho máu trào ngược dòng.
Khi hệ thống van một chiều của tĩnh mạch bị suy, sẽ xuất hiện dòng máu trào ngược, dẫn đến tình trạng ứ trệ máu trong lòng tĩnh mạch và làm tăng áp lực tĩnh mạch ở cẳng chân, lâu dần dẫn đến tình trạng các tĩnh mạch chi dưới không thể bơm đủ máu nghèo oxy trở về tim, hình thành suy van tĩnh mạch chi dưới.
Bệnh thường tiến triển chậm, không rầm rộ, gây ra nhiều trở ngại cho sinh hoạt và công việc hàng ngày. Khi bệnh tiến triển thành biến chứng gây ra nhiều khó khăn và tốn kém trong quá trình điều trị bệnh.
Suy van tĩnh mạch chi dưới do các van tĩnh mạch không đóng
-
Phân độ suy van tĩnh mạch chi dưới
Bệnh lý suy van tĩnh mạch chi dưới biểu hiện ở nhiều giai đoạn từ giãn nhánh mạch máu nhỏ li ti như mạng nhện xuất hiện trên chân đến giãn các mạch máu to ngoằn ngoèo dưới da; từ hoàn toàn không có tĩnh mạch giãn cho đến cẳng chân bị lở loét nặng, làm ảnh hưởng đến chức năng đi lại và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Theo C.E.A.P (Clinique-Etiologie-Anatomie-Physiopathologie), bệnh suy van tĩnh mạch chi dưới được chia thành 7 cấp độ dựa theo các dấu hiệu lâm sàng của bệnh như tình trạng suy giãn, phù chân, thay đổi sắc tố da, loét chân, cụ thể như sau:
- Suy van tĩnh mạch chi dưới độ 0: Ở giai đoạn này, bệnh nhân đã mắc bệnh nhưng không có dấu hiệu suy van tĩnh mạch lâm sàng được nhìn hay sờ thấy. Triệu chứng thường gặp là nặng chân, tê chân.
- Suy van tĩnh mạch chi dưới độ 1: Xuất hiện tình trạng giãn mao tĩnh mạch dạng lưới với đường kính <3mm
- Suy van tĩnh mạch chi dưới độ 2: Giãn tĩnh mạch với đường kính <3mm hay phì giãn các tĩnh mạch nông
- Suy van tĩnh mạch chi dưới độ 3: Phù chi dưới, mắt cá chân, màu da không thay đổi
- Suy van tĩnh mạch chi dưới độ 4: Có những biến đổi như rối loạn sắc tố da, da sạm, chàm tĩnh mạch, xơ bì.
- Suy van tĩnh mạch chi dưới độ 5: Như giai đoạn độ 4 kèm theo loét đã lành sẹo
- Suy van tĩnh mạch chi dưới độ 6: Như giai đoạn độ 4 kèm theo loét đang tiến triển
Dựa vào việc đánh giá cấp độ hay giai đoạn bệnh, các bác sĩ sẽ có phương hướng lựa chọn biện pháp điều trị phù hợp với từng đối tượng bệnh nhân suy van tĩnh mạch chi dưới khác nhau.
-
Phương pháp điều trị suy van tĩnh mạch chi dưới phù hợp
Các chuyên gia sức khỏe có đưa ra lời khuyên với các bệnh nhân suy van tĩnh mạch chi dưới như sau:
-
Phương pháp nội khoa dùng thuốc trong điều trị suy van tĩnh mạch chi dưới
Khi bệnh nhân cần tiến hành điều trị thì việc sử dụng thuốc là cần thiết, tuy nhiên, việc sử dụng thuốc trong thời gian dài gây ra rất nhiều tác hại với sức khỏe người bệnh, trong khi bệnh suy van tĩnh mạch chi dưới lại là căn bệnh mạn tính. Chính vì vậy mà các bác sĩ chỉ sử dụng thuốc điều trị cho bệnh nhân trong đợt cấp hoặc để dự phòng khi bệnh nhân có nguy cơ cao hình thành huyết khối tĩnh mạch sâu, gây nguy hiểm đến tính mạng.
-
Phương pháp dùng vớ ép y khoa trong điều trị suy van tĩnh mạch chi dưới
Vớ ép y khoa là loại vớ đặc biệt, mang từ chân đến đùi hoặc đầu gối. Vớ ép y khoa được làm bằng một loại sợi có tính đàn hồi mạnh ôm chặt bàn chân, áp lực vớ tăng dần dọc theo chiều dài chân, ít chặt hơn ở gối và cao nhất ở cổ chân. Áp lực của vớ có từng mức, điều này cho phép vớ ép đều đặn lên cơ cẳng chân, từ đó giúp tăng cường đưa máu trở về tim và làm giảm lượng máu chảy ngược xuống bàn chân, giảm sưng phù bàn chân và ngăn hình thành cục máu đông.
Mặc dù có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ các tĩnh mạch suy yếu của bệnh nhân suy van tĩnh mạch chi dưới thực hiện nhiệm vụ đưa máu về tim cũng như ngăn ngừa việc hình thành cục máu đông. Tuy nhiên biện pháp này lại không giúp bảo vệ các tĩnh mạch, các tĩnh mạch vẫn có nguy cơ suy giãn tiếp theo thời gian.
Điều quan trọng là bạn không được tự ý dùng vớ ép y khoa. Nếu dùng vớ quá lỏng thì không có hiệu quả còn dùng vớ quá chặt thì nguy cơ ứ máu và hình thành huyết khối sẽ cao lên. Thêm nữa, dùng vớ ép cũng hay gây ngứa, dị ứng ở da chân.
Dùng vớ ép y khoa có làm giảm tình trạng suy van tĩnh mạch chi dưới không?
-
Phương pháp tiêm xơ trong điều trị suy van tĩnh mạch chi dưới
Phương pháp tiêm xơ hay chích xơ sử dụng một chất gây xơ tiêm vào trong tĩnh mạch nông. Chất này gây tổn thương nội mạc và thành phần lân cận của lớp trung mạc, dẫn đến hình thành huyết khối làm tắc lòng tĩnh mạch bị suy. Khi đó tĩnh mạch sẽ không còn máu và được loại bỏ. Thủ thuật chỉ kéo dài khoảng 3 phút. Số lượng thuốc được tiêm vào tĩnh mạch mỗi lần tùy thuộc vào kích thước và vị trí tĩnh mạch, cũng như tình trạng sức khỏe chung của bệnh nhân.
Tiêm xơ là thủ thuật đã được kiểm chứng và áp dụng trên thế giới từ nhiều năm gần đây.
Tuy nhiên, phương pháp này chỉ áp dụng tốt khi bệnh nhân đang ở giai đoạn C1-C4 theo phân độ của CEAP, đồng thời không phù hợp với một số trường hợp bệnh nhân có dị ứng với thuốc gây xơ, bệnh nhân mắc chứng rối loạn đông máu hoặc đang điều trị chống đông, phụ nữ có thai và một số trường hợp khác.
Bên cạnh đó, phương pháp này cũng có nguy cơ để lại một số biến chứng hậu phẫu như:
- Tiêm nhầm vào động mạch, gây tắc động mạch cấp, có nguy cơ phải cắt cụt chi.
- Máu tụ tại vị trí tiêm xơ.
- Viêm tĩnh mạch hay viêm vùng quanh tĩnh mạch (do tiêm quá nhiều chất gây xơ).
- Rối loạn sắc tố da, viêm mô dưới da, hoại tử da.
-
Phương pháp dùng thuốc bôi da trong điều trị suy van tĩnh mạch chi dưới
- Hầu hết chỉ có tác dụng ở tĩnh mạch nông ngay sát da, không có tác dụng với tĩnh mạch sâu.
- Các thuốc bôi giãn tĩnh mạch này thấm vào máu, chuyển hóa và thải trừ qua gan, thận, vì vậy vẫn có nguy cơ gây hại tới sức khỏe nếu sử dụng trong thời gian dài.
- Hiệu quả của các thuốc bôi da tỏ ra khá mờ nhạt trong điều trị suy van tĩnh mạch chi dưới.
-
Phương pháp can thiệp nội tĩnh mạch trong điều trị suy van tĩnh mạch chi dưới
Phương pháp này phóng thích một năng lượng nhiệt vừa đủ vào trong lòng tĩnh mạch để phá hủy tĩnh mạch bằng những phản ứng sinh lý không thể đảo ngược.
Thường được được chỉ định với những bệnh nhân thuộc phân loại lâm sàng (CEAP) từ C2 → C6 mà các triệu chứng lâm sàng ảnh hưởng nhiều đến bệnh nhân; trường hợp có dòng trào ngược tĩnh mạch hiển phát hiện trên siêu âm Doppler; bệnh nhân đáp ứng kém với điều trị nội khoa.
Phương pháp này cũng để lại khá nhiều nhược điểm:
- Chống chỉ định với bệnh nhân không có khả năng đi lại, bệnh nhân huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới, dị dạng động tĩnh mạch và phụ nữ có thai.
- Hạn chế với bệnh nhân suy tĩnh mạch sâu chi dưới, tĩnh mạch ở quá nông, kích thước tĩnh mạch quá nhỏ hay với bệnh nhân đang sử dụng thuốc chống đông.
-
Phương pháp phẫu thuật trong điều trị suy van tĩnh mạch chi dưới
Hiện nay điều trị suy van tĩnh mạch chi dưới bằng phương pháp phẫu thuật thường dùng 3 thủ thuật: stripping, CHIVA, Muller.
Phương pháp phẫu thuật Stripping điều trị suy van tĩnh mạch chi dưới
Việc phẫu thuật thường là biện pháp cuối cùng được lựa chọn trong điều trị suy van tĩnh mạch chi dưới vì những biến chứng và tai biến có thể xảy ra trong khi phẫu thuật. Ngoài ra, phẫu thuật cũng chỉ loại bỏ hoặc khắc phục phần nào tĩnh mạch bị suy giãn và không bảo vệ được các tĩnh mạch bình thường.
-
Giải pháp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị suy van tĩnh mạch chi dưới
Như vậy, chúng ta đều thấy được tầm quan trọng của việc luyện tập, thay đổi lối sống với quá trình điều trị bệnh suy van tĩnh mạch chi dưới. Bệnh nhân suy van tĩnh mạch chi dưới cần chú ý thực hiện những điều sau để hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh tiến triển:
- Chế độ sinh hoạt
- Béo phì là một yếu tố làm tăng nguy cơ suy giãn tĩnh mạch, vì vậy, nếu bạn quá béo hãy thực hiện chế độ ăn uống và tập luyện để giảm trọng lượng.
- Tránh mang vác, khiêng xách nặng vì sẽ làm cho máu dồn xuống chân nhiều hơn và làm cho tĩnh mạch càng bị quá tải.
Tránh mang vác nặng để phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch
- Tập thể dục thể thao đều đặn: Nên tập và chơi những môn thể thao có động tác nhịp nhàng và nhẹ nhàng như, đi bộ, bơi lội, xe đạp, khiêu vũ... Không nên chơi những môn thể thao phải cử động mạnh và chuyển hướng đột ngột gây chấn động lên hệ tĩnh mạch chân như bóng đá, nhảy cao, nhảy xa, chạy nhanh…
- Không nên mặc loại quần áo chật, đặc biệt là quần chật bó sát ở vùng chậu hông và chân
- Chế độ ăn uống
- Uống đủ nước mỗi ngày (nhu cầu nước mỗi ngày cho cơ thể một người lớn là 2 lít nước)
- Đảm bảo khẩu phần ăn hàng ngày đủ vitamin và các chất dinh dưỡng. Đặc biệt, không quên bổ sung vitamin C, vitamin E, flavonoid, rutin. Bổ sung chất xơ, trái cây và các loại rau quả tươi, ngũ cốc...
- Tránh ăn các đồ ăn chế biến sẵn, đồ ăn chiên rán
- Tránh sử dụng rượu, bia, thuốc lá
- Sử dụng BoniVein - Giải pháp thảo dược thiên nhiên từ Mỹ và Canada giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch
BoniVein là sản phẩm nhập khẩu nguyên lọ từ Mỹ và Canada, được phân phối tại Việt Nam bởi công ty Botania. Đây là sản phẩm có nguồn gốc 100% thảo dược thiên nhiên với công thức hoàn hảo dành cho bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch, đó là:
+ Nhóm hoạt chất chiết xuất từ thảo dược tác động trực tiếp đến bệnh suy giãn tĩnh mạch: Diosmin, Hesperidin, Rutin
+ Nhóm thảo dược giúp chống oxy mạnh: Lý chua đen, hạt nho, vỏ thông
+ Nhóm hoạt huyết tăng lưu thông máu: Bạch quả, Butcher’s broom
Thành phần BoniVein
Đặc biệt, trong thành phần BoniVein có chứa Hạt dẻ ngựa - đây là một loại thảo dược kinh điển trong khắc chế bệnh suy giãn tĩnh mạch.
Hạt dẻ ngựa chứa chất Aescin có tác dụng làm bền thành mạch, hàn gắn các thành mạch bị tổn thương, cải thiện độ đàn hồi và sức bền thành mạch, giúp giảm các triệu chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân như giảm đau chân, ngứa, sưng phù.
Hạt dẻ ngựa và hoạt chất Aescin
Đã có rất nhiều các nghiên cứu về tác dụng của hạt dẻ ngựa trên bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch. Điển hình là nghiên cứu của hiệp hội các bác sĩ Thực hành tổng quát (GP) tại Đức, trên 5429 bệnh nhân mắc suy giãn tĩnh mạch và sử dụng cao Hạt dẻ ngựa để điều trị. Kết quả cho thấy tất cả các triệu chứng của các bệnh nhân đã được cải thiện trong tuần đầu điều trị và mức độ nghiêm trọng của bệnh giảm đáng kể khi kết thúc điều trị. Ngoài ra tỉ lệ phần trăm bệnh nhân không còn triệu chứng tăng lên đáng kể khi kết thúc điều trị.
Ngoài ra, BoniVein còn chứa diosmin và hesperidin là flavonoid từ cam quýt, sự hiệp đồng tác dụng này sẽ làm tăng bền vững thành tĩnh mạch, tăng trương lực thành tĩnh mạch nên làm giảm hiện tượng ứ máu.
Vì thế, với liều 4-6 viên mỗi ngày, BoniVein làm giảm nhanh những triệu chứng đau chân, nặng chân, tê bì, nhức mỏi, chuột rút sau 2-3 tuần sử dụng và làm co nhỏ tĩnh mạch suy giãn sau 2-3 tháng.
Đánh giá của khách hàng sử dụng BoniVein
BoniVein là một trong số ít những sản phẩm dành cho bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch được đánh giá cao hiện nay. Dưới đây là một số trường hợp, quý bạn đọc có thể tham khảo:
Bác Nguyễn Nam Tấn, 80 tuổi ở phòng 34, số nhà 33 Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
“Một năm trước, bác hay nhức mỏi, nặng chân, tê và đau, thường xuyên chuột rút, đi lại khoảng 30 phút là 2 chân trùng xuống không muốn bước tiếp, bác dùng dầu nóng xoa bóp nhưng không đỡ. Đi khám mới biết mình bị suy giãn tĩnh mạch chân. Bác sĩ dặn bác mang vớ y khoa và uống Daflon thường xuyên theo chỉ định, thế nhưng hơn 2 tháng mà không đỡ. Tình cờ biết đến tpcn BoniVein của Mỹ và Canada, bác mới mua uống thử. Bác uống 4 viên/ngày, liên tục khoảng nửa tháng đã thấy bớt hẳn nặng, mỏi chân, mỗi lần chuẩn bị lên cơn đau chuột rút bác lại nâng chân lên cao, xoa bóp nhẹ nhàng. Giờ mỗi tối đi ngủ bác đều gác chân lên cái gối cao là yên tâm ngủ ngon tới sáng. Uống BoniVein được 2 tháng bác thấy các tĩnh mạch chằng chịt màu xanh tím đã mờ dần, cơn đau nặng đã bớt, bác bỏ luôn cả vớ y khoa”.
Nguyễn Nam Tấn, 80 tuổi
Bác Đỗ Thúy Nga, 71 tuổi. Địa chỉ: số 10B5, khu TT trường Đại học Thủ đô-ngõ 165, Dương Quảng Hàm, Cầu giấy, Hà Nội
“Giảng dạy trong trường đại học Thủ Đô cũng đã lâu, công việc của bác chủ yếu là đứng, nếu không thì cũng đi lại nhiều, chẳng được nghỉ ngơi nên bác nghĩ đó là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh suy giãn tĩnh mạch. Đến tận đầu năm 2015, chân bác đau và nặng rõ rệt hẳn lên, lúc nào cũng tê bì, nặng nề bác đi lại rất khó khăn, không muốn làm gì cả. Nằm trên giường lúc nào cũng chổng ngược 2 chân lên mới dễ chịu, còn khi ngồi thì phải lấy 2 tay vỗ “bồm bộp” vào chân cho đỡ đau. Sau khi dùng BoniVein, tình trạng của bác tốt hơn hẳn, bởi chỉ sau khi uống độ 2,3 tuần thôi tình trạng nặng, mỏi chân và chuột rút giảm hẳn. Bác mừng quá, kiên trì dùng đều đặn. Sau 4 lọ, những mạch máu nổi rõ trên da hay mảng da sậm màu cũng mờ rõ đi trông thấy, bác đi đứng, vận động nhẹ nhàng. Nấu cơm, giặt giũ, chăm lo mẹ chồng đã gần 100 tuổi, bác cũng chẳng ngại ngần.”
Bác Đỗ Thúy Nga, 71 tuổi
Cô Huỳnh Thị Út, 63 tuổi, ấp Thuận Bắc, xã Thuận Thành, Cần Giuộc, Long An, đt: 0377.514.579
“Cô bị bệnh suy giãn tĩnh mạch gần 2 năm nay, với những triệu chứng là nặng chân, đi bộ thấy rất mệt, tê bì ở phần bắp chuối, cô phải kê cao gối treo chân thì mới ngủ yên được vài tiếng. Cô đã dùng nhiều loại thuốc nhưng không đỡ, mà chỉ thấy chân nổi nhiều tĩnh mạch xanh tím và sờ vào thấy có những cục như hạt đậu tương nổi lên. Tình cờ đọc báo cô có biết tới sản phẩm BoniVein của Mỹ và Canada, thấy hay quá nên cô mua về dùng ngay. Dùng được có 1 lọ mà chân đã đỡ tê bì, nặng và nhức, sau 3 lọ thì đã hết hẳn khó chịu. Sau 1.5 tháng tĩnh mạch xanh tím cũng mờ được tới 50% rồi, đi lại chạy nhảy thoải mái, không ảnh hưởng..”
Cô Huỳnh Thị Út, 63 tuổi
Như vậy, qua bài viết, hy vọng quý bạn đọc đã hiểu hơn về việc lựa chọn phương pháp điều trị suy van tĩnh mạch chi dưới cũng như các biện pháp phòng ngừa bệnh. Đây là căn bệnh mạn tính tiến triển theo thời gian, việc điều trị bệnh và phương pháp điều trị được các bác sĩ đánh giá, lựa chọn dựa trên phân độ bệnh. Bên cạnh đó, các chuyên gia sức khỏe khuyên rằng, bệnh cần kết hợp tốt với các biện pháp phòng ngừa bệnh và ngăn ngừa bệnh tiến triển.
XEM THÊM: