Nếu thường xuyên bị đi ngoài ngay sau khi ăn, đi nhiều lần trong ngày, chắc hẳn bạn cảm thấy rất khó chịu, đồng thời không khỏi lo lắng về sức khỏe của mình. Sự lo lắng đó là đúng bởi triệu chứng đó có thể là biểu hiện của một số bệnh đường tiêu hóa và cần có phương pháp điều trị sớm. Vậy ăn xong đau bụng đi ngoài là bệnh gì? Giải pháp tối ưu giúp cải thiện tình trạng này là gì? Mời bạn cùng chúng tôi tìm câu trả lời trong bài viết ngay sau đây.
Ăn xong đau bụng đi ngoài là bệnh gì?
Giải thích hiện tượng ăn xong đau bụng đi ngoài
Hiện tượng đau bụng, đi ngoài ngay sau khi ăn khiến không ít người tưởng rằng lượng thức ăn vừa được đưa vào đã ngay lập tức bị đẩy ra đường hậu môn. Thế nhưng, sự thực không phải vậy. Khi vào cơ thể, thức ăn sẽ mất khoảng 1-2 ngày để tiêu hóa hết, sau đó mới được tống khỏi đường tiêu hóa dưới dạng phân.
Hiện tượng ăn xong đi ngoài là do phản xạ dạ dày - đại tràng. Khi ăn, những thay đổi ở dạ dày sẽ kích thích thần kinh, cơ thể sẽ tiết ra hormone khiến đại tràng tăng co bóp, nhu động ruột sẽ tăng lên. Khi đó, những phần phân được hình thành từ trước sẽ được đẩy dọc theo đường tiêu hóa đến gần hậu môn, khiến con người muốn đi vệ sinh.
Đi ngoài sau khi ăn là hiện tượng bình thường nếu chúng chỉ xuất hiện 1 lần/ngày, thường là sau bữa ăn sáng, không đau hoặc đau bụng nhẹ, có thể cầm lại được, phân thành khuôn bình thường và đi xong cảm thấy thoải mái, không khó chịu trong bụng.
Tuy nhiên, nếu bạn ăn xong bị đi ngoài ngay, không cầm lại được kèm theo hiện tượng đau bụng, khuôn phân không bình thường, triệu chứng lặp lại nhiều hơn 2 lần/ngày… thì đó là dấu hiệu của một số bệnh lý đường tiêu hóa và cần có phương pháp điều trị thích hợp.
Ăn xong đau bụng đi ngoài nhiều lần là dấu hiệu của một số bệnh lý đường tiêu hóa
Ăn xong đau bụng đi ngoài là bệnh gì?
Hiện tượng ăn xong đau bụng đi ngoài có thể là cấp tính hoặc mạn tính, các bệnh lý gây tình trạng đó cũng không giống nhau.
Ăn xong đau bụng đi ngoài cấp tính là bệnh gì?
Khi đột ngột gặp các triệu chứng đau bụng, tiêu chảy sau khi ăn, bạn có thể đã gặp 1 hoặc một số các nguyên nhân sau đây:
- Do nhiễm khuẩn: Các vi khuẩn thường gặp là Salmonella, E. coli do ăn thức ăn chưa chế biến kỹ, đồ ăn ôi thiu, mốc hỏng…
- Do ngộ độc thực phẩm.
- Do nhiễm virus (nhiễm norovirus hay còn gọi là cúm dạ dày).
- Do nhiễm ký sinh trùng.
- Do thuốc: Thuốc kháng acid, thuốc kháng sinh, hóa trị liệu…
- Do ăn hay uống ở các sản phẩm từ sữa ở người không dung nạp lactose.
- Do hội chứng ruột kích thích IBS-D (triệu chứng tiêu chảy là chủ yếu).
Trong đó, hội chứng ruột kích thích và không dung nạp lactose vừa là nguyên nhân cấp tính vừa là nguyên nhân mạn tính.
Ăn xong đau bụng đi ngoài cấp tính là bệnh gì?
Ăn xong đau bụng đi ngoài kéo dài nhiều ngày là bệnh gì?
Hiện tượng ăn xong đau bụng đi ngoài lặp đi lặp lại trong nhiều ngày là biểu hiện của một số bệnh mạn tính như:
Hội chứng ruột kích thích (IBS)
Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây hiện tượng ăn xong đau bụng đi ngoài. Nguyên nhân của bệnh là do hệ thần kinh ruột nhạy cảm quá mức (gấp 3 lần so với bình thường). Vì vậy, cho dù chế độ ăn lành mạnh, hợp vệ sinh, người bệnh vẫn dễ gặp tình trạng ăn xong là ngay lập tức bị đau bụng và đi ngoài.
Hội chứng ruột kích thích IBS là nguyên nhân hàng đầu gây hiện tượng ăn xong đau bụng đi ngoài
Rối loạn tái hấp thu axit mật (BAD)
Acid mật được tiết vào đường ruột để tiêu hóa chất béo. Sau đó, nếu acid mật không được tái hấp thu sẽ kích thích các cơn co thắt trong ruột già, từ đó gây hiện tượng đau bụng, tiêu chảy. Các triệu chứng trở nên trầm trọng hơn ở người bệnh mắc thêm hội chứng ruột kích thích IBS.
Cắt bỏ túi mật
Túi mật bị cắt bỏ có nghĩa là nơi dự trữ mật của cơ thể bị mất đi. Vì vậy, gan buộc phải tiết ra lượng dịch mật nhiều hơn để tiêu hóa thức ăn, lượng muối mật đổ xuống ruột non tăng lên và không kịp tái hấp thu theo chu trình bình thường. Lượng dư thừa đó sẽ kích thích đại tràng, gây co thắt dẫn đến tình trạng tiêu chảy tạm thời hoặc kéo dài (Gặp ở khoảng 17% bệnh nhân cắt túi mật). Các triệu chứng cũng trở nên trầm trọng hơn khi người bệnh mắc hội chứng ruột kích thích IBS.
Không dung nạp lactose, đường
Không dung nạp lactose có thể gây tình trạng ăn xong đau bụng đi ngoài trong thời gian dài nếu người bệnh thường xuyên uống sữa hoặc các chế phẩm từ sữa. Ngoài đường lactose, một số người không thể tiêu hóa đường fructose và sorbitol. Hai loại đường này có mặt trong nhiều loại trái cây, siro… Vì vậy, trong chế độ ăn hàng ngày, người bệnh dễ ăn phải các loại đường này và dẫn tới tình trạng tiêu chảy, đau bụng.
Người không dung nạp lactose sẽ bị đau bụng đi ngoài sau khi uống sữa hoặc ăn các chế phẩm từ sữa
Ở người bệnh viêm đại tràng mạn tính, niêm mạc đại tràng bị viêm và tổn thương, chức năng của đại tràng bị suy giảm. Vì vậy, người bệnh có những triệu chứng như đi ngoài và đau bụng nhiều lần trong ngày, thường là sau khi ngủ dậy và sau khi ăn xong, phân lỏng, sống, nát và thường có lẫn máu.
Hội chứng Dumping
Hội chứng này thường gặp nhất ở những người phẫu thuật cắt 1 phần hoặc toàn bộ dạ dày khiến dạ dày được làm rỗng nhanh chóng. Từ đó dẫn đến các kích thích mạnh đến đại tràng và hàng loạt các phản ứng khác dẫn đến hiện tượng đau bụng, tiêu chảy sau khi ăn.
Suy tuyến tụy
Suy tuyến tụy khiến tuyến tụy không sản xuất đủ các enzym tiêu hóa để tiêu hóa hoàn toàn thức ăn trong ruột và dẫn tới hiện tượng ăn xong đau bụng đi ngoài. Một đánh giá cho thấy một nghiên cứu cho thấy một tỷ lệ nhỏ bệnh nhân IBS-D bị suy tuyến tụy.
Ngoài ra, một số bệnh lý khác cũng dẫn đến hiện tượng ăn xong đau bụng đi ngoài như viêm đại tràng vi thể, ung thư ruột kết, bệnh celiac....
Cần làm gì khi bị ăn xong đau bụng đi ngoài cấp tính?
Khi bị đau bụng, tiêu chảy cấp tính sau khi ăn, việc cần làm đó là:
- Bổ sung đủ nước và điện giải.
- Không tự ý dùng các thuốc kháng sinh, thuốc điều trị tiêu chảy.
- Chia bữa ăn thành các bữa nhỏ, ăn đồ dễ tiêu.
- Đến bệnh viện ngay khi có một hoặc một số các triệu chứng: Có lẫn máu trong phân, có các triệu chứng mất nước như giảm lượng nước tiểu, khô miệng, trũng mắt, sốt cao kéo dài trên 2 ngày, đau bụng dữ dội, các triệu chứng tiêu chảy ngày càng trầm trọng, nôn mửa, chán ăn, sụt cân nặng.
Cần uống đủ nước và bổ sung chất điện giải khi bị đi ngoài cấp tính
Cần làm gì khi bị ăn xong đau bụng đi ngoài mạn tính?
Nếu tình trạng ăn xong đau bụng đi ngoài tái đi tái lại nhiều lần trong thời gian dài, bạn nên đi khám sớm để được điều trị đúng hướng. Đồng thời, bạn nên ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày, tránh thức ăn dầu mỡ, đồ ăn chiên xào, đồ ăn kích thích.
Trong các nguyên nhân gây hiện tượng ăn xong đau bụng đi ngoài, mắc hội chứng ruột kích thích là nguyên nhân phổ biến nhất. Đồng thời, với các nguyên nhân khác như cắt bỏ túi mật, rối loạn hấp thu acid mật, rối loạn tiết men tiêu hóa… khi có kèm theo tình trạng thần kinh ruột quá nhạy cảm thì tình trạng cũng trở nên trầm trọng hơn, do đó làm giảm sự nhạy cảm của đại tràng cũng là việc cần làm.
Vì vậy, để cải thiện tình trạng ăn xong đau bụng đi ngoài, việc khắc phục tình trạng thần kinh ruột nhạy cảm quá mức, ổn định nhu động ruột trong hội chứng ruột kích thích là việc cần làm.
Khắc phục tình trạng thần kinh ruột nhạy cảm quá mức - Chìa khóa giúp cải thiện hiện tượng ăn xong đau bụng đi ngoài
Sự nhạy cảm của thần kinh ruột bị chi phối bởi thần kinh trung ương và một số yếu tố khác. Điều đó giải thích tại sao khi chúng ta gặp căng thẳng, stress thì đại tràng sẽ trở nên nhạy cảm, dễ bị đi ngoài hơn.Vậy, để khắc phục tình trạng trần kinh ruột nhạy cảm quá mức, việc cần làm đó là giải tỏa căng thẳng, stress, lo âu.
Hợp chất 5-HTP được chứng minh có tác dụng giúp giải tỏa căng thẳng, lo âu, stress hiệu quả nhờ cơ chế làm tăng nồng độ serotonin trong cơ thể (Serotonin là một chất dẫn truyền thần kinh có vai trò quan trọng trong điều chỉnh tâm trạng con người).
Như vậy, khi bổ sung 5-HTP cho cơ thể sẽ giúp khắc phục hiệu quả tình trạng thần kinh ruột nhạy cảm quá mức. Đại tràng sẽ không còn bị co bóp quá mức mỗi khi có kích thích từ hoạt động ăn uống như trước nữa. Từ đó, triệu chứng ăn xong đau bụng đi ngoài cũng sẽ được cải thiện tốt.
5-HTP giúp tinh thần thư giãn, giảm tình trạng đại tràng nhạy cảm quá mức
Lời khuyên từ chuyên gia đầu ngành dành cho người bị ăn xong đau bụng đi ngoài
PGS.Ts Hoàng Công Đắc nguyên trưởng khoa tiêu hóa, phó giám đốc bệnh viện E cho biết: “Hiện tượng ăn xong đau bụng đi ngoài có nguyên nhân chủ yếu là do hội chứng ruột kích thích. Với những nguyên nhân khác, tình trạng thần kinh ruột nhạy cảm quá mức trong hội chứng ruột kích thích cũng sẽ khiến triệu chứng đau bụng đi ngoài sau khi ăn trầm trọng hơn.Vì vậy, để tình trạng này được cải thiện tốt, việc quan trọng cần làm là giải quyết được hiện tượng thần kinh ruột nhạy cảm’’.
“Tôi luôn khuyên bệnh nhân của mình sử dụng sản phẩm BoniBaio + của Mỹ để bệnh được cải thiện tốt nhất. Bởi sản phẩm này không những có chứa 5-HTP giúp khắc phục nguyên nhân gốc của bệnh mà trong công thức còn rất nhiều thành phần khác, giúp sức khỏe đường tiêu hóa được tăng cường, mang lại lợi ích lớn nhất cho người bệnh”.
Sử dụng BoniBaio + - Bí quyết giúp cải thiện hiệu quả hiện tượng ăn xong đau bụng đi ngoài
Sản phẩm được nhập khẩu từ Mỹ - BoniBaio + với công thức toàn diện, tác động trực tiếp vào nguyên nhân phổ biến nhất của hiện tượng ăn xong đau bụng đi ngoài sẽ giúp tình trạng này được cải thiện tốt nhất. Thành phần của BoniBaio + là sự kết hợp hoàn hảo của:
- 5-HTP: Giúp giải tỏa căng thẳng lo âu, stress, từ đó giúp giảm sự nhạy cảm của thần kinh đại tràng. Nhờ vậy, đại tràng sẽ không còn bị co bóp quá mức sau mỗi bữa ăn, tình trạng ăn xong đau bụng đi ngoài cũng nhờ đó được cải thiện.
- Bạch truật, bạc hà, lá bài hương: Giúp giảm co thắt đại tràng, từ đó giảm tình trạng đau bụng, đi ngoài. Đặc biệt, thành phần bạch truật có hiệu quả rất tốt trong việc giúp ổn định nhu động đại tràng. Tác dụng này có ý nghĩa rất lớn với người bị hội chứng ruột kích thích bởi ngoài những khoảng thời gian nhu động ruột tăng mạnh thì cũng có những thời điểm nhu động ruột bị chậm lại (gây tình trạng táo bón). Tác dụng điều hòa nhu động ruột 2 chiều của bạch truật sẽ giúp cầm tiêu chảy khi bị tiêu chảy, đi ngoài nhiều lần và giúp nhuận tràng, giảm táo bón khi bị táo bón.
- 6 tỷ lợi khuẩn: Các lợi khuẩn trong BoniBaio + sẽ giúp cân bằng lại hệ vi khuẩn đường ruột, mang lại nhiều lợi ích cho hệ tiêu hóa như: Bảo vệ niêm mạc đại tràng, tăng tiết enzym tiêu hóa giúp tiêu hóa thức ăn tốt hơn, phân hủy độc tố từ thức ăn, ức chế hại khuẩn phát triển, từ đó giúp đường tiêu hóa luôn khỏe mạnh.
Không chỉ vậy, trong BoniBaio + còn chứa nhiều thảo dược giúp chống viêm, kháng khuẩn, các men tiêu hóa đạm, thảo dược giúp bảo vệ màng nhầy… Tất cả các thành phần đó đều góp phần giúp cải thiện tốt tình trạng ăn xong đau bụng đi ngoài và giúp tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa.
Công thức vượt trội của BoniBaio +
Nhờ các tác dụng trên, BoniBaio + là lựa chọn tuyệt vời khi bạn gặp phải tình trạng ăn xong đau bụng đi ngoài.
Cảm nhận của người dùng BoniBaio +
Nếu bạn còn đang băn khoăn BoniBaio + có thật sự tốt hay không thì những chia sẻ từ các bệnh nhân đã từng sử dụng sản phẩm sẽ là lời giải đáp chính xác nhất dành cho bạn.
Bác Phạm Ngọc Chuyên (74 tuổi) - một bệnh nhân mắc viêm đại tràng mãn tính trú tại nhà 03, ngõ 5, phố Cầu Hang, phường Xuân Khanh, Sơn Tây, Hà Nội; sđt 0832.584.102
Bác Phạm Ngọc Chuyên (74 tuổi)
Bác Chuyên chia sẻ: “Suốt 7 năm nay, sáng nào ngủ dậy bác cũng bị đau quặn bụng rồi phải chạy đi vệ sinh ngay. Sau đấy, dù là bữa sáng hay bữa trưa, chiều, tối, bác cứ ăn vào là đau bụng rồi phải bỏ dở bữa để đi “giải quyết”. Lúc nào vui vui mồm mà ăn cái bánh vào là 15 phút sau bác cũng phải chạy vào nhà vệ sinh ngay. Phân chẳng bao giờ thành khuôn cả, lúc nào cũng tuôn ra như suối, đã thế còn lẫn rất nhiều bọt nữa. Vì thế nên bác chẳng dám ăn gì nhiều, mỗi bữa chỉ ăn một chút đủ để sống thôi, người lúc nào cũng như con cá khô, khổ lắm”.
“Giờ thì mọi chuyện đã khác rồi, bác ăn uống vô tư không lo lắng gì. Tất cả là nhờ BoniBaio + của Mỹ cả đấy. Thời gian đầu bác uống BoniBaio + với liều 4 viên/ngày. Sau 3 tuần thì bác thấy tình trạng của mình bắt đầu có tiến triển rõ. Số lần đi ngoài và mức độ đau bụng đã giảm rõ rệt, phân cũng bắt đầu có khuôn hơn, không tuôn ra như suối như trước nữa. Sau 2 tháng thì các triệu chứng đã giảm được 9 phần rồi. Cho đến giờ thì bác ăn uống thoải mái mà không phải lo đau bụng hay đi ngoài nữa, ăn để bù lại 7 năm trời bóp mồm bóp miệng trước đây.” - Bác Chuyên cười nói.
Anh Vũ Duy Tùng (địa chỉ: Đội 13, xã Nghĩa Bình, Nghĩa Hưng, Nam Định, đt: 097.342.6938).
Anh Vũ Duy Tùng
“Hội chứng ruột kích thích khiến anh mất ăn mất ngủ. Anh cứ ăn vào là sôi bụng đi ngoài. Phân thì lỏng, sống, nát, có khi còn ra nguyên cọng rau nữa, sợ lắm. Từ ngày bị bệnh anh gầy lắm, vì chẳng dám ăn gì cả!”
“ Sau khi dùng BoniBaio + đúng theo hướng dẫn thì giờ anh lại béo tốt rồi, vì ăn uống không phải kiêng gì nữa. Sau khoảng 4 lọ thì anh thấy ít bị đi ngoài hơn, không còn đau bụng như trước nữa, phân cũng bắt đầu có khuôn rồi. Sau 3 tháng dùng đều BoniBaio + thì anh ăn uống thoải mái mà chưa thấy các triệu chứng tái phát lại lần não nữa, anh mừng lắm.”
Hy vọng với những thông tin chúng tôi cung cấp trong bài viết này, bạn đã biết được hiện tượng ăn xong đau bụng đi ngoài là bệnh gì và tìm ra cho mình giải pháp đúng đắn. BoniBaio + với hiệu quả vượt trội, tác động trực tiếp vào nguyên nhân của hiện tượng trên chính là lựa chọn tối ưu dành cho bạn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.
XEM THÊM:
- Các biện pháp phòng ngừa hội chứng ruột kích thích
- Viêm đại tràng có nên uống mật ong không? Cách uống như thế nào là đúng?