Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800 1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Bệnh gút và chế độ ăn uống: nên ăn gì, kiêng gì ?

Thứ sáu, 15-11-2019 14:09 PM

 

 

 

Bệnh gút là 1 loại viêm khớp mạn tính, tình trạng viêm này do nồng độ acid uric quá cao trong cơ thể gây ra. Những người bị căn bệnh này sẽ thường xuyên phải trải qua các cơn đau, sưng và viêm khớp đột ngột, dữ dội.

Tuy nhiên, may mắn thay bệnh gút hoàn toàn có thể kiểm soát được bằng thuốc điều trị kết hợp với cả chế độ ăn uống và sinh hoạt nữa. Vậy người bệnh gút nên ăn gì và kiêng ăn gì? Nếu bạn chưa biết thì hãy đọc bài viết dưới đây để có được câu trả lời chính xác nhé!

 

Tầm quan trọng của chế độ ăn uống với người bệnh gút

    Thực phẩm có thể gây ra sự tăng hoặc giảm nồng độ acid uric ở trong cơ thể của chúng ta, tùy thuộc vào hàm lượng purine của chúng. Nguyên nhân là do purine trải qua quá trình chuyển hóa sẽ trở thành acid uric và làm cho nồng độ tăng cao trong máu.

    Nếu ăn nhiều các loại thực phẩm này với những người bình thường thì không sao do khả năng đào thải acid uric dư thừa ra ngoài cơ thể của họ vẫn bình thường. Nhưng với người bệnh gút thì hoàn toàn ngược lại acid uric sẽ tích tụ lại và gây ra các cơn gút cấp, viêm khớp rất khó chịu và đau đớn.

Do đó chỉ cần tránh ăn các loại thực phẩm có nhiều purine là người bệnh gút đã có thể hạn chế được khá nhiều nguy cơ bị tái phát cơn gút cấp rồi. Tuy nhiên có 1 ngoại lệ là các loại rau xanh mặc dù giàu purine nhưng lại không kích hoạt các cơn  gút. 

Ngoài các thực phẩm chứa purine ra thì theo nghiên cứu của các nhà khoa học, đồ ăn chứa fructose và các loại đồ uống có đường có thể làm tăng nguy cơ bị bệnh gút và tái phát gút, mặc dù chúng không có purine. Nguyên nhân là do chúng có thể làm tăng nồng độ acid uric gián tiếp thông qua một số quá trình tế bào.

Ví dụ điển hình là theo một nghiên cứu tại Mỹ bao gồm hơn 125.000 người tham gia cho thấy những người tiêu thụ nhiều fructose nhất có nguy cơ mắc bệnh gút cao hơn 62% so với người bình thường.

Mặt khác, nghiên cứu cũng cho thấy là các sản phẩm sữa ít béo, các sản phẩm từ đậu nành và thực phẩm giàu vitamin C có thể giúp ngăn ngừa các cơn gút hiệu quả bằng cách giảm nồng độ acid uric trong máu.

 

Những loại thực phẩm mà người bệnh gút nên kiêng

Như đã nói đến ở phần trên thì những loại thực phẩm mà người bệnh gút cần phải kiêng tuyệt đối là những đồ ăn có chứa hàm lượng purin cao. Cụ thể là những thực phẩm có chứa hơn 200 mg purin trên 3,5 ounce (100 gram). Bên cạnh đó những loại thực phẩm có hàm lượng fructose cao thì người bệnh gút cũng nên tránh. 

Những loại thực phẩm giàu purine là:

+ Tất cả các loại nội tạng động vật bao gồm: gan, thận, dạ dày, tim, ruột, dạ dày…

+ Một số loại thịt đỏ: gà lôi, thịt bê và thịt nai.

+ Một số loại cá: cá trích, cá thu, cá ngừ, cá mòi, cá cơm, cá tuyết…

+ Các loại hải sản khác: Sò điệp, cua, tôm, ghẹ

+ Nấm men: men dinh dưỡng, men bia và các chất bổ sung men khác

Các loại thực phẩm giàu fructose cũng như đường người bệnh cần tránh là:

+ Mật ong, si-rô, mật hoa agave

+ Đồ uống đóng chai có đường: nước ngọt có ga, nước ép trái cây

Ngoài ra, người bệnh gút cũng nên tránh các loại thực phẩm chế biến từ tinh bột như bánh mì trắng, bánh ngọt và bánh quy. Mặc dù chúng không có nhiều purin hoặc fructose, nhưng chúng ít chất dinh dưỡng và có thể làm tăng nồng độ acid uric trong cơ thể.

 

Những loại thực phẩm mà người bệnh gút nên ăn 

 

 

 

Mặc dù chế độ ăn kiêng là cần thiết với người bệnh gút nhưng không cần phải kiêng  1 cách quá mức. Người bệnh hoàn toàn có thể thoải mái thưởng thức các loại thực phẩm có hàm lượng purine thấp. Chỉ cần chúng có ít hơn 100 mg purin trên 3,5 ounce (100 gram) là có thể chấp nhận được. 

Dưới đây là một số loại thực phẩm có hàm lượng purin thấp thường an toàn cho người bị bệnh gút:

+ Trái cây: hầu như tất cả các loại trái cây thường tốt cho bệnh gút, nhất là các loại quả mọng nước, giàu vitamin C và các chất chống oxy hóa. Đặc biệt theo nghiên cứu quả anh đào thậm chí có thể giúp ngăn chặn các cuộc tấn công gút bằng cách làm giảm nồng độ acid uric và giảm viêm .

+ Rau củ: tất cả các loại rau đều tốt, bao gồm cả khoai tây, đậu Hà Lan, nấm, cà tím và rau lá xanh đậm.

+ Các loại đậu: tất cả các loại đậu đều tốt, bao gồm đậu lăng, đậu, đậu nành và đậu phụ.

+ Các loại hạt: đa số các loại hạt người bệnh gút đều sử dụng được.

+ Ngũ cốc nguyên hạt bao gồm yến mạch, gạo nâu và lúa mạch.

+ Các sản phẩm từ sữa: tất cả các sản phẩm sữa đều an toàn với bệnh gút, nhưng sữa ít béo, ít đường là tốt nhất.

+ Trứng

+ Đồ uống:  trà và chè xanh .

+ Dầu thực vật bao gồm: dầu dừa, dầu ô liu và dầu hạt lanh.

 

Một số thực phẩm mà người bệnh gút có thể ăn vừa phải

Ngoài các loại thịt nội tạng, thịt đỏ và một số loại cá đã kể trên thì hầu hết các loại thịt người bệnh gút đều có thể được tiêu thụ ở mức độ vừa phải được. Người bệnh có thể ăn nhưng nên ăn ít một số loại thực phẩm dưới đây:

+ Thịt bao gồm: thịt gà, thịt bò, thịt lợn và thịt cừu.

+ Các loại cá khác: cá hồi tươi hoặc đóng hộp thường chứa hàm lượng purin thấp hơn hầu hết các loại cá khác.

 

Hy vọng qua bài viết này quý bạn đọc sẽ biết thêm chế độ ăn uống cho người  bị bệnh gút. Chế độ ăn góp phần không nhỏ giúp ngăn ngừa cơn gút cấp. Bên cạnh đó bạn cũng nên sử dụng những sản phẩm thảo dược giúp hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.

 

>>> Xem thêm:

Đặt câu hỏi cho bác sĩ

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800 1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniGut+ 30V

230.000đ

BoniGut+ 60V

405.000đ

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800 1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc