Từ khi chồng mắc bệnh gút, chị H. như bị “treo giò” vì hầu như chồng chị chẳng đòi hỏi chuyện ấy bao giờ, thậm chí chị chủ động tiến lại gần nhưng chồng chị lại tránh né xa, chỉ nói rằng “bệnh này của tôi phải kiêng quan hệ bà ạ” khiến chị lại ôm nỗi thất vọng não nề. Vậy thực sự bị bệnh gút có kiêng quan hệ không? Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn có câu trả lời chính xác nhất và cùng các bạn đi tìm lời giải cho chuyện ấy của bệnh nhân gút.
Tại sao người mắc bệnh gút lại sợ “quan hệ”
Không chỉ là chồng chị H. mà đa phần những người mắc bệnh gút đều không mặn mà chuyện “quan hệ” vợ chồng nữa bởi vì bệnh gút gây ra những ảnh hưởng không nhỏ, cụ thể bởi những lý do sau đây:
Tại sao người mắc bệnh gút lại sợ quan hệ?
- Các cơn đau gút khiến bệnh nhân mất hứng thú với chuyện vợ chồng: Bệnh gút còn được gọi là “thống phong” tức là đau tới mức gió thổi qua cũng đau. Người bệnh đột ngột thấy sưng, đau, nóng, đỏ dữ dội ở khớp bàn ngón chân cái hoặc các khớp khác (ít hơn) như khớp gối, cổ chân, khuỷu tay, cổ tay, bàn ngón tay. Trong cơn đau gút cấp người bệnh thường cảm thấy sốt nhẹ mệt mỏi, không có đủ sức lực để làm bất cứ việc gì cả. Cơn đau chỉ qua đi sau 1 khoảng thời gian (có thể 1 tuần hoặc hơn tùy từng bệnh nhân) hoặc sau khi người bệnh phải sử dụng thuốc giảm đau.
- Khi bệnh nhân đã chuyển sang giai đoạn gút mạn tính có hình thành có hạt tophi lắng đọng ở các cơ quan tổ chức gây nổi các u cục, có thể ở ngón chân, đầu gối, mắt cá chân, vành tai, ngón tay, khuỷu tay, thận… khiến bệnh nhân đến vận động cũng còn gặp nhiều khó khăn trở ngại chứ đừng nói tới việc có thể quan hệ được.
- Đặc biệt, tinh thể muối urat lắng đọng trong xoang thận sẽ tạo thành sỏi thận và có thể làm tắc đường nước tiểu, viêm đường tiểu, ứ nước, giãn thận,… Lắng đọng trong các ống thận sẽ gây: Viêm thận kẽ, tắc các ống thận, làm tổn thương nhu mô thận và giảm chức năng thận. Theo quan niệm của Đông y thì thận tàng tinh, tức là thận chính là chủ vận của chức năng sinh lý vì thế khi chức năng thận bị ảnh hưởng thì sẽ làm cho người bệnh suy giảm dần chức năng sinh lý, từ đó dẫn tới lãnh cảm, không muốn và thậm chí là sợ quan hệ.
- Mặt khác, bệnh gút là bệnh mạn tính nên thường xuyên phải sử dụng thuốc hạ acid uric liên tục, còn các thuốc giảm đau vẫn phải sử dụng khi bệnh nhân có cơn gút cấp, các loại giảm đau, chống viêm như colchicin, corticoid… những loại thuốc này ảnh hưởng cả trực tiếp và gián tiếp tới nhu cầu “quan hệ” của người bệnh. Tức là chúng không những trực tiếp làm suy giảm ham muốn, rối loạn chức năng cương dương mà sử dụng lâu dài sẽ ảnh hưởng tới chức năng các cơ quan nội tạng của cơ thể trong đó có chức năng thận, từ đó làm ảnh hưởng tới sinh lý.
- Bệnh gút là bệnh có nguyên nhân chính gây bệnh đó là do chế độ ăn uống, vì thế khi đã mắc bệnh gút, người bệnh cần phải kiêng khem rất nhiều, từ các loại thịt đỏ, hải sản cho tới một số loại thực vật cũng làm tăng acid máu, do đó sẽ khiến sức khỏe người bệnh suy giảm do phải kiêng khem quá nhiều. Đặc biệt, vì đau đớn khiến người bệnh khó lòng có thể vận động được, cộng thêm với việc sử dụng thuốc tây liên tục sẽ làm người bệnh càng mệt mỏi hơn.
- Đặc biệt, tâm lý người luôn mang bệnh tật trong người khiến những người bệnh gút cảm thấy không thoải mái, luôn trong tình trạng lo lắng. Đó cũng chính là nguyên nhân khiến họ không thể “lên đỉnh” được khi quan hệ.
Bệnh gút có kiêng quan hệ không?
Như vậy chúng ta đã biết tại sao người mắc bệnh gút lại sợ quan hệ nhưng liệu khi mắc bệnh gút thì người bệnh có cần phải kiêng quan hệ hay không?
Bị bệnh gút không cần kiêng quan hệ
Câu trả lời đó là người bệnh gút không cần phải kiêng quan hệ mặt khác người bệnh gút thậm chí còn được khuyên là nên duy trì quan hệ thường xuyên ở mức có thể tùy theo thể trạng của người bệnh. Bởi khi quan hệ, thăng hoa trong chuyện yêu sẽ giúp người bệnh có tư tưởng thoải mái, nhận được sự hòa hợp, gắn kết của người bạn đời từ đó sẽ giúp bệnh gút có thể có những tiến triển rõ rệt, ảnh hưởng tích cực tới việc điều trị bệnh.
Làm gì để cải thiện chuyện ấy ở bệnh nhân gút
Như vậy là chúng ta đã biết nếu mắc bệnh gút thì vẫn có thể duy trì “quan hệ” được bình thường, tuy nhiên người bệnh nên lựa chọn các tư thế quan hệ sao cho thích hợp. Dưới đây là một số tư thế thích hợp dành cho người bệnh gút:
- Tư thế trai “dưới”, gái “trên”: Với việc quan hệ bình thường thì trai trên gái dưới. Nhưng đối với nam giới mắc gút, các quý ông nên nhường “thế thượng phong” cho người bạn đời của mình bởi khi nằm dưới, bạn chỉ cần “hưởng thụ” mà không cần quá gắng sức, bạn nên chuyển động vùng mông thay vì phần xương cột sống từ đó giảm thiểu cảm giác đau đớn hiệu quả hơn.
- Tư thế nằm nghiêng: Nếu những tư thế quan hệ khác, người bệnh gút phải quỳ gối sẽ dẫn tới dây chằng bị kéo dãn quá mức và sinh ra những cơn đau, thì ở tư thế nằm nghiêng nỗi lo lắng sẽ được giải tỏa. Bên cạnh đó, tư thế nằm nghiêng còn giúp dương vật tiến sâu vào âm đạo, vì thế lứa đôi sẽ dễ dàng thăng hoa hơn.
- Tư thế nữ cao bồi: Để tạo cảm giác phiêu lưu, mạo hiểm hơn, người bệnh gút đừng bỏ qua tư thế “nữ cao bồi ngược” - nữ ngồi ở trên, quay mặt về phía sau trong khi người nam nằm. Nhưng lưu ý, không được ngả người về trước vì nó có thể làm tăng cảm giác đau.
Ngoài các tư thế khi “yêu” ở trên, để kiểm soát tốt bệnh gút và cải thiện được chuyện ấy thì người bệnh gút cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Kiểm soát axit uric máu: Duy trì axit uric trong máu ở mức dưới 420mmol/l với nam hoặc dưới 360mmol/l với nữ có ý nghĩa quan trọng để giảm nguy cơ mắc gút và bệnh thận. Hãy kiểm tra axit uric định kỳ để kiểm soát chỉ số quan trọng này ở ngưỡng an toàn, đồng thời thông báo cho bác sĩ nếu bạn đang cảm thấy trục trặc ở bất cứ vấn đề nào, nhất là khi bạn thấy chức năng thận bị ảnh hưởng.
Kiểm soát tốt acid uric giúp cải thiện “chuyện yêu” ở bệnh nhân gút
- Chế độ ăn uống hợp lý: Khi ăn quá nhiều thức ăn có hàm lượng purin cao, sẽ làm tăng nồng độ axit uric trong máu. Nếu nồng độ axit uric tăng, chúng sẽ tích tụ tại các khớp và gây ra cơn đau bệnh gút. Không chỉ có vậy, axit uric còn có thể lắng đọng trong thận và gây ra sỏi thận, suy thận. Người bị bệnh gút không nên ăn quá 150g thịt đỏ/ngày, không ăn nội tạng động vật, các loại hải sản, nấm khô,... Thay vào đó, nên ăn các loại rau củ tốt cho bệnh gút như rau xanh, sữa tách béo, uống nhiều nước để có thể bài tiết qua đường tiểu chất purin có hại.
- Chế độ tập luyện phù hợp: Tập thể dục thường xuyên sẽ giúp bạn cảm thấy mạnh mẽ và có nhiều năng lượng hơn. Các bài tập làm giảm đau và tăng năng lượng cũng duy trì cho bạn một trọng lượng khỏe mạnh. Hãy tập luyện nhẹ nhàng, thường xuyên để đẩy lùi cơn đau gút, phòng ngừa bệnh suy thận hiệu quả.
BoniGut – Giải pháp cải thiện “chuyện ấy” ở bệnh nhân gút
Bên cạnh việc thay đổi chế độ dinh dưỡng, tăng cường tập thể dục hàng ngày, người mắc gút có thể lựa chọn cho mình sản phẩm BoniGut của Mỹ để hỗ trợ điều trị bệnh gút và phòng ngừa được các cơn đau gút hiệu quả mà ít gây tác dụng phụ ảnh hưởng đến cơ thể, từ đó không những giúp người bệnh kiểm soát tốt bệnh gút mà còn giúp người bệnh dễ dàng thăng hoa trong “chuyện ấy”.
BoniGut là sản phẩm duy nhất trên thị trường hiện nay có khả năng hạ acid uric một cách toàn diện theo 3 vòng liên tiếp đó là:
Vòng 1 - Ức chế hình thành acid uric máu nhờ tác dụng của quả anh đào đen, hạt cần tây và hạt nhãn. Chúng có tác dụng ức chế enzyme xanthin oxydase là enzyme xúc tác chuyển hóa thực phẩm chứa nhân purin ngay thành acid uric, từ đó giúp ngăn ngừa hình thành acid uric máu.
Vòng 2 - Trung hòa acid uric máu: Nếu acid uric nào vượt qua được vòng 1 thì ngay lập tức sẽ bị trung hòa nhờ thảo dược có tính kiềm là quả anh đào đen và hạt cần tây.
Vòng 3 - Phá vỡ cấu trúc acid uric và đào thải ra ngoài theo đường nước tiểu: Acid uric qua được vòng thì tiếp tục bị phá vỡ cấu trúc nhờ tác dụng của chất Athocyanin trong quả anh đào đen: Đây là chất chống oxy hoá rất mạnh, gấp 50 lần vitamin c và 20 lần vitamin E, có tác dụng phá vỡ tinh thể Axit Uric, giúp đào thải Acid Uric được đào thải ra ngoài theo đường nước tiểu nhờ tác dụng lợi tiểu của các thảo dược là trạch tả, mã đề, ngưu bàng tử nhanh hơn, dễ dàng hơn.
Nhờ 3 vòng liên tiếp đó giúp chỉ số acid uric của người bệnh nhanh chóng về được ngưỡng an toàn. Không những thế, BoniGut còn bổ sung thêm các thành phần sau:
- Thành phần giúp giảm đau, chống viêm: Nhờ tác dụng của hàng loạt các thảo dược như húng tây, tầm ma, kim sa, gừng…chúng có tác dụng giảm đau chống viêm trên cả hệ thần kinh trung ương lẫn ngoại vi, đồng thời còn hiệp đồng tác dụng giúp khả năng giảm đau, chống viêm nhanh và mạnh hơn. Việc sử dụng những thảo dược này vừa an toàn lại giúp người bệnh không phải sử dụng thuốc tây nên hạn chế được tác dụng phụ của thuốc tây y.
- Thành phần giúp chống oxy hóa, bảo vệ các khớp xương: Các khớp xương được bảo vệ, chống lại các tác động của các gốc tự do có hại từ đó cũng hạn chế biến chứng tàn phế ở người bệnh gút nhờ những thảo dược là quả anh đào đen, ngưu bàng tử, tầm ma, hạt cần tây
Thành phần của BoniGut
Nhờ đó mà khi sử dụng BoniGut, người bệnh sẽ giảm dần cơn đau tới hết hẳn, acid uric luôn ở ngưỡng an toàn nên ngăn được việc hình thành lắng đọng tại các tổ chức khác gây hạt tophi, từ đó giúp cải thiện hiệu quả “chuyện yêu” của người bệnh gút.
Đã có rất nhiều bệnh nhân gút sử dụng BoniGut và cho hiệu quả tích cực. Hãy cùng xem chia sẻ của Chú Phạm Văn Lâm, 55 tuổi - trưởng thôn My Khê, xã Vĩnh Hồng, Bình Giang, Hải Dương, điện thoại: 0983.486.239 người đã may mắn lựa chọn được cho mình biện pháp cải thiện phù hợp.
Chú Phạm Văn Lâm
Bị gút chú được bác sĩ kê đơn thuốc tây nhưng chú lại bị dị ứng nên không dám dùng nên chú chuyển sang dùng các loại thảo dược của Việt Nam nhưng bệnh càng nặng hơn, acid uric là 580, chú đau liên tục, có khi vừa dứt được cơn đau này, cơn đau khác lại tới khiến chú phải nghỉ làm , chuyện sinh hoạt vợ chồng từ ngày bị bệnh cũng giảm sút nhiều. Từ ngày biết tới và sử dụng BoniGut, dùng được một thời gian acid uric đã về được ngưỡng chỉ còn 380, người khỏe, sinh lý cải thiện, mấy năm dùng BoniGut chú chưa hề bị đau lại cơn gút cấp lần nào. BoniGut an toàn không tác dụng phụ nên chú sẽ dùng liên tục để phòng bệnh tái phát.
Hi vọng bài viết trên sẽ giúp mọi người có được câu trả lời cho câu hỏi “bệnh gút có cần kiêng quan hệ không?” cũng như tìm ra được giải pháp để cải thiện “chuyện ấy” ở người bệnh gút, nếu vẫn còn vấn đề thắc mắc, mọi người có thể gọi tới số điện thoại dược sĩ tư vấn sản phẩm BoniGut vào giờ hành chính là 18001044 (miễn cước) hoặc 0984464844 – 1800.1044
XEM THÊM:
- Bệnh gút kiêng gì? Bí quyết giúp người bệnh gút ăn uống thoải mái hơn?
- Bệnh Gout có nguy hiểm không? Các cách phòng ngừa biến chứng bệnh Gout