Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800 1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Bệnh tiểu đường ở trẻ em và 5 điều cha mẹ cần phải biết

Thứ tư, 16-10-2019 16:56 PM

Hiện nay, tiểu đường dường như đã trở thành căn bệnh phổ biến của xã hội với tỷ lệ người mắc phải ở mức rất cao. Điều đáng lo ngại hơn cả là độ tuổi mắc bệnh đang ngày càng trở nên trẻ hóa. Đặc biệt tiểu đường ở trẻ em ngày nay đã không còn là một tình trạng hiếm gặp nữa.

 

 

Trẻ em có bị mắc bệnh tiểu đường không và thường ở loại nào ?

Bệnh tiểu đường ở trẻ em trước đây không phổ biến lắm, nhưng hiện nay trên thế giới, số lượng trẻ mắc bệnh đang ngày một gia tăng. Trong 30 năm qua, số lượng trẻ em mắc bệnh tiểu đường đã tăng gấp 3 lần và cũng đã có nhiều trẻ em mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Đó có thể là một phần do bệnh béo phì đã gia tăng ở các nước phát triển, đặc biệt số lượng trẻ em mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 ngày một cao.

Tiểu đường tuýp 1 là loại bệnh thường gặp ở trẻ em, chiếm 90-95 % trẻ dưới 6 tuổi. Nguyên nhân là do tuyến tụy bị phá hủy và không thể sản sinh được insulin.

Tiểu đường tuýp 1 được phân loại giống như một bệnh tự động miễn dịch, điều đó có nghĩa là hệ thống miễn dịch trong cơ thể sẽ tấn công vào chính mô hoặc một trong những tổ chức tế bào của chúng ta. 

Khi bị tiểu đường tuýp 1 thì insulin sẽ không được sản sinh ra ở tuyến tụy nữa, vì vậy cha mẹ cần phải kiểm soát chặt chẽ chế độ ăn của trẻ, không nên cho trẻ ăn quá nhiều đồ ngọt, đồ ăn nhiều chất béo… Hãy cho trẻ dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sỹ, kết hợp với chế độ tập luyện phù hợp.

 

Trẻ em mắc bệnh tiểu đường có những triệu chứng gì ?

Triệu chứng chính ở trẻ em khi mắc căn bệnh này cũng tương tự  như người lớn. Chúng sẽ có các dấu hiệu xuất hiện nhiều, liên tục trong một vài tuần như: khát nước, giảm cân, mệt mỏi, thường xuyên đi tiểu.

Ngoài ra bệnh tiểu đường còn có các triệu chứng khác đối với trẻ như: đau bụng, đau đầu hay có những hành vi cư xử khác thường, mất kiểm soát.

Khi con mình đã mắc bệnh đái tháo đường, cha mẹ cần phải nắm vững được những điều đặc biệt về bệnh lý này ở trẻ em để có thể chăm sóc tốt nhất cho con.

 

Mời các bạn xem thêm:  Tụt cân, khát nước, dấu hiệu dễ bỏ qua của căn bệnh nguy hiểm chết người

 

Chứng béo phì ở trẻ em và bệnh tiểu đường tuýp 2 có liên quan như thế nào ?

Do điều kiện kinh tế ngày được nâng cao cùng với việc thực hiện sinh đẻ có kế hoạch, sinh ít con hơn nên con trẻ sinh ra được chăm bẵm đầy đủ hơn. Cũng chính vì vậy mà bệnh béo phì ở trẻ em ngày càng phổ biến. 

Ngay cả khi không bị bệnh tiểu đường thì chứng béo phì cũng là một gánh nặng lớn cho trẻ. Trẻ em bị béo phì sẽ thường bị bạn bè trêu chọc, có thân hình xấu, mắc cảm, khả năng tương tác với bên ngoài kém…

Trẻ vừa bị béo phì lại vừa tiểu đường tuýp 2 đôi khi rất nguy hại. Vì khi có thân hình béo phì, trẻ muốn trốn tránh bất kỳ các hoạt động nào có thể làm cho chúng có vẻ khác lạ với các bạn cùng trang lứa. Vì vậy nếu như trong gia đình đã có người mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2 thì cha mẹ cần phòng ngừa, giữ gìn cho con tránh khỏi tình trạng béo phì.

Hiện nay, chứng thừa cân nặng hay béo phì ở trẻ em của các nước phát triển đã lên tới 25% và chỉ có một phần nhỏ trẻ béo phì này có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là chúng ta được coi thường mà không phòng ngừa cho con trẻ.

Khi trẻ đã mắc bệnh, điều quan trọng nhất là phải xác định được chính xác là loại tiểu đường nào. Thường thì tiểu đường tuýp 2 sẽ nhẹ hơn tuýp 1.

Trẻ bị tiểu đường tuýp 2 là loại tiểu đường nhẹ, có thể được điều trị bằng thuốc uống cùng với chế độ ăn kiêng và luyện tập thể dục hằng ngày. Thế nhưng do trẻ thường không hiểu được tác dụng của các phương pháp điều trị nên cha mẹ phải thường xuyên sát sao, kèm cặp bên trẻ thường xuyên.

Nếu trẻ béo phì mà không bị tiểu đường thì cha mẹ cũng cần phải giúp trẻ giảm cân vì hầu như khi chúng lớn lên cũng vẫn sẽ thành người trưởng thành bị béo phì. Do vậy, khi con trẻ béo phì, cha mẹ cần phải tìm sự giúp đỡ của các bác sỹ dinh dưỡng để có thể điều chỉnh lại chế độ ăn uống. Phải lựa chọn các loại thực phẩm phù hợp để vừa giúp trẻ giảm cân được mà vừa  duy trì được sự tăng trưởng và phát triển bình thường của cơ thể.

 

Mời các bạn xem thêm:  Đường huyết và ngưỡng giá trị an toàn tại từng thời điểm

 

Khi trẻ em mắc tiểu đường, cha mẹ phải làm gì ?

Chung sống với bệnh tiểu đường thực chất là một cuộc chiến về mặt tâm lý, đặt các gia đình có người bệnh trong tình trạng căng thẳng. Vậy nên họ cần được trang bị những phương pháp điều trị đúng đắn, tích cực. Điều này cần phải được tư vấn từ các bác sỹ chuyên khoa, từ bệnh viện hoặc từ sự giúp đỡ của cộng đồng xã hội.

Việc nắm được những thông tin cần thiết, quan trọng về đái tháo đường và cách điều trị không hề dễ dàng gì nhưng điều này thực sự rất có lợi cho con trẻ và hạnh phúc gia đình. 

Hầu hết trẻ em mắc bệnh tiểu đường cần được điều trị bằng insulin (do đa phần là tiểu đường loại 1), cần được cung cấp insulin hằng ngày (tác dụng nhanh hoặc chậm) và cần tăng lượng insulin theo tuổi.

Hiện nay có rất nhiều loại insulin tác dụng nhanh chậm khác nhau, do đó việc điều trị cần tuân thủ nghiêm ngặt theo chỉ định của bác sỹ.

Thường thì trong những năm đầu sau khi chẩn đoán bị bệnh, con trẻ có thể chỉ cần một lượng nhỏ insulin. Đây được coi là thời kỳ đầu tiên của bệnh.

Khi điều trị insulin, việc điều chỉnh sao cho lượng đường trong máu ổn định và không bị hạ đường huyết đột ngột là điều rất quan trọng, vì sẽ có nhiều loại bệnh phức tạp nảy sinh. Đó là những biến chứng tiểu đường phát sinh sau một thời gian dài bị bệnh.

Vì vậy, khi con trẻ mắc đái tháo đường, cha mẹ cần phải:

+ Học cách tiêm insulin như thế nào cho đúng: insulin sẽ thường được tiêm ở bụng hoặc bắp đùi.

+ Nhận biết được các triệu chứng về glucose trong máu thấp (hạ đường huyết), bệnh tiểu đường nhiễm acid ceton và biết cách khắc phục nó.

+ Phải luôn đảm bảo rằng glucose luôn có sẵn trong nhà để xử lý kịp thời nếu tình trạng tụt đường huyết xảy ra.

+ Luôn đo mức độ glucose trong máu thường xuyên và phải dạy con trẻ biết phải làm gì ngay khi chúng đã lớn, có nhận thức đầy đủ về căn bệnh này.

+ Dạy cho con cách tiêm insulin như thế nào.

+ Đưa con đến gặp bác sỹ thường xuyên để kiểm tra tình trạng bệnh và đặc biệt  nếu con trẻ bị ốm vì bất cứ lý do gì thì phải được điều trị kịp thời, càng sớm càng tốt để tránh những biến chứng nguy hiểm.

+ Thông báo cho nhà trường và bạn bè của con về các triệu chứng của tình trạng hạ đường huyết và chỉ cho họ phải làm gì khi gặp trường hợp đó.

 

Trẻ em mắc bệnh tiểu đường có phải ăn uống kiêng khem không ?

Khi con trẻ mắc bệnh tiểu đường thì việc tham khảo hỏi ý kiến các chuyên gia dinh dưỡng là điều không thể thiếu được trong quá trình điều trị. Nhưng quan trọng hơn cả là chính cha mẹ của trẻ cũng phải giúp con mình thực hiện được chế độ dinh dưỡng cân bằng tốt cho tình trạng bệnh mà vẫn đảm bảo quá trình tăng trưởng và phát triển bình thường.

Cha mẹ cần phải giúp con trẻ có những hiểu biết cần thiết về các phản ứng của cơ thể trong việc ăn uống, tiếp nhận insulin. Chúng cần phải ăn đồ ngọt ở mức điều độ và phù hợp với liều lượng insulin đang sử dụng.

Về chế độ ăn uống kiêng khem cho trẻ bị tiểu đường thì không thể đưa ra một cách cụ thể được vì từng bệnh nhân của từng lứa tuổi sẽ có phương pháp ăn uống sao cho phù hợp nhất. Do đó cha mẹ cần phải tham khảo kỹ ý kiến của bác sỹ điều trị.

Về cơ bản, chế độ ăn uống của trẻ em bị tiểu đường cũng gần giống như người mắc bệnh đái tháo đường tuýp 1. Nhưng khi thực hiện chế độ ăn uống này thì cần phải chú ý nguyên tắc cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ, đừng quá hạn chế để đảm bảo cho các em phát triển bình thường.

Cần hạn chế mỡ (nhất là mỡ động vật) để tránh cho trẻ em mắc bệnh tim mạch quá sớm.

 

Hỗ trợ điều trị tiểu đường ở trẻ em như thế nào?

Tiểu đường là bệnh mạn tính, hiện nay chưa có phương pháp nào điều trị khỏi hẳn. Mục tiêu điều trị bệnh tiểu đường là hạ đường huyết về mức an toàn và duy trì ổn định để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh. Lời khuyên của các chuyên gia y tế là kiểm soát tốt đường huyết kết hợp với chế độ ăn uống sinh hoạt như đã nêu ở trên là giải pháp tối ưu nhất. Tuy nhiên, các bậc cha mẹ cũng cần lưu ý thêm, thuốc tây trong điều trị tiểu đường có rất nhiều tác dụng phụ trên gan thận, lại chỉ hạ mà không ổn định đường huyết nên không ngăn ngừa được biến chứng của bệnh tiểu đường. Do đó, lời khuyên dành cho cha mẹ là nên tham khảo ý kiến bác sĩ, phối hợp cả đông tây y để đem lại hiệu quả trị tiểu đường tốt nhất.

 

Khổ qua ( mướp đắng) - Dược liệu "vàng" cho người tiểu đường

Theo Đông y, khổ qua hay còn gọi là mướp đắng, tên khoa học là  Momordica charantia L.,  được xem là vị dược liệu quý có tính hàn, vị đắng, không độc, khổ qua giúp cơ thể thanh nhiệt, giải độc, trừ đờm, nhuận trường, ổn định lượng huyết trong máu, rất tốt người cho bệnh tiểu đường.

Theo nghiên cứu khoa học được công bố tại Ấn Độ năm 2015 cho biết khổ qua có khả năng giúp tăng quá trình hấp thu glucose của tế bào, đồng thời cải thiện sự dung nạp glucose.

Nghiên cứu khoa học được công bố trên tạp chí Journal of Ethnopharmacology cũng chỉ ra rằng: khi dùng khoảng 2000mg khổ qua rừng hằng ngày có khả năng làm giảm đáng kể lượng huyết áp cho người mắc bệnh tiểu đường loại 2.

Ngoài có lợi cho người mắc bệnh tiểu đường, khổ qua còn rất tốt cho người cao huyết áp và người gặp các vấn đề về tim mạch.

Khổ qua có thể được bổ sung dưới dạng nguyên trái, chế biến sấy khô... nhưng hàm lượng rất thấp, khổ qua có trong sản phẩm BoniDiabet mới là dạng bào chế đường uống có hàm lượng cao, sinh khả dụng và tác dụng toàn diện nhất.

 

BoniDiabet - Công thức tối ưu cho bệnh nhân tiểu đường

BoniDiabet có thành phần chính là khổ qua, phối hợp cùng với các thảo dược kinh điển khác cho bệnh tiểu đường là dây thìa canh, hạt mê thi, lô hội, quế cùng các nguyên tố vi lượng như magie, selen, kẽm, và alpha lipoic acid. BoniDiabet không những giúp hỗ trợ hạ và ổn định đường huyết, ngăn ngừa biến chứng tiểu đường trên cả tim gan, thận, mắt, thần kinh trung ương mà còn giúp giảm cholesterone và lipid máu.  Nghiên cứu được thực hiện tại bệnh viện Y học cổ truyền Hà Đông về tác dụng của BoniDiabet được đánh giá trên các phương diện: triệu chứng của tiểu đường: cảm giác khát và đi tiểu, chỉ số đường huyết, chỉ số HBA1C, cho kết quả 96.67% bệnh nhân cải thiện cho kết quả tốt và khá. Và đặc biệt là dùng BoniDiabet rất an toàn, không có tác dụng phụ.

BoniDiabet hàng chính hãng được nhập khẩu nguyên lọ từ Canada và Mỹ, là hàng chính hãng được sản xuất tại hệ thống nhà máy Viva Pharmaceutical Inc  - Canada và nhà máy J&E International - Mỹ thuộc tập đoàn đa quốc gia Viva Nutraceuticals – tập đoàn sản xuất Dược phẩm, thực phẩm chức năng uy tín hàng đầu thế giới, đạt tiêu chuẩn cGMP của: FDA Hoa Kỳ, Bộ y tế Canada, tổ chức Y tế thế giới WHO.

Phân phối rộng rãi trên toàn quốc bởi công ty Botania - địa chỉ 169 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội.

BoniDiabet - Chiến thắng bệnh tiểu đường quá đơn giản

 

Mời các bạn xem thêm: Nụ cười mãn nguyện khi chiến thắng tiểu đường nhờ BoniDiabet

 

 

Đặt câu hỏi cho bác sĩ

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800 1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniDiabet+ 60v

405.000đ

BoniDiabet+ 30v

230.000đ

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800 1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc