Bệnh tiểu đường được ví như một "kẻ giết người thầm lặng" bởi căn bệnh này tiến triển âm thầm và gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm trên mắt, thần kinh, thận, tim… Và nhiễm trùng là một trong những biến chứng thường gặp nhưng đáng sợ nhất đối với người bệnh. Theo thống kê, gần một nửa bệnh nhân tiểu đường có ít nhất một lần nhập viện hoặc điều trị ngoại trú vì các bệnh nhiễm trùng. Vậy tại sao người bệnh tiểu đường dễ bị nhiễm trùng? Và biến chứng này nguy hiểm như thế nào? Chúng ta cùng đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!
Tại sao người bệnh tiểu đường dễ bị biến chứng nhiễm trùng?
Nhiễm trùng là một trong những biến chứng thường gặp do một loại vi khuẩn nào đó gây ra tình trạng nhiễm khuẩn từ nhẹ tới nặng ở bệnh nhân tiểu đường. Có rất nhiều nguyên nhân tổng hợp lại khiến bệnh nhân tiểu đường dễ gặp biến chứng nhiễm trùng. Bao gồm:
- Đường huyết trong máu cao: Đây là điều kiện cực kỳ thuận lợi để các vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Chỉ cần người bệnh có một vết xước nhỏ hay trầy da cũng trở thành khe cửa lý tưởng để vi khuẩn xâm nhập và gây nhiễm trùng.
- Mất cảm giác: Phần lớn bệnh nhân tiểu đường thường mắc phải biến chứng rối loạn thần kinh cảm giác, tức là người bệnh giảm hoặc không cảm thấy đau đớn. Vì thế, nhiều người thường bỏ qua những vết thương nhỏ, tới khi vi khuẩn tấn công tạo thành những vết loét lớn có nguy cơ cao bị nhiễm trùng thì họ mới nhận ra.
Bệnh nhân tiểu đường thường mất cảm giác nên dễ bị bỏ qua những vết thương nhỏ
- Hệ miễn dịch suy yếu: Ở bệnh nhân tiểu đường, hệ miễn dịch và sức đề kháng thường bị suy yếu, khả năng chống đỡ bệnh tật hay virus xâm nhập vào cơ thể là rất thấp.
Sự kết hợp của tất cả các nguyên nhân trên khiến cho bệnh nhân tiểu đường luôn tiềm ẩn những nguy cơ cao trong việc mắc phải những bệnh lý nhiễm trùng.
Những bệnh lý nhiễm trùng thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường
Dưới đây là những bệnh lý nhiễm trùng thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường mà các bạn cần lưu ý:
- Nhiễm trùng răng miệng:
Bao gồm rụng răng, mất răng, viêm lợi, viêm quanh chân răng, sâu răng, cao răng, viêm mủ chân răng, sưng tấy vùng hàm mặt có thể dẫn tới nhiễm trùng huyết và tử vong.
- Nhiễm trùng da- mô mềm:
+ Viêm mô tế bào: Xuất hiện các mảng viêm đỏ trên da, đôi khi có thể kèm theo sưng các hạch lân cận.
+ Loét chân, bàn chân.
+ Viêm da do tụ cầu: Trên da có nhiều mụn nhọt.
+ Nhiễm nấm: Thường gặp nhiễm nấm ở bộ phận sinh dục.
Biến chứng loét bàn chân ở bệnh nhân tiểu đường
- Nhiễm trùng tiết niệu:
+ Viêm bàng quang: Người bệnh thường có biểu hiện sốt nhẹ hoặc không sốt, tiểu buốt, nước tiểu đục hoặc có cặn.
+ Viêm thận, bể thận: Đau vùng hông lưng, sốt cao, lạnh run…
- Nhiễm trùng phổi:
+ Viêm phổi: Sốt cao, ho, khạc đờm, khạc máu, đau ngực, khó thở…
+ Lao phổi: Người bệnh thường mệt mỏi, chán ăn, gầy sút cân nhanh, sốt nhẹ về chiều, ho khan có thể có đàm hoặc máu kéo dài dai dẳng, đau ngực, khó thở,…Ðặc điểm của lao phổi ở bệnh nhân tiểu đường thường nặng và tiến triển nhanh, nếu không được điều trị sẽ suy kiệt và dẫn tới tử vong.
Bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ cao bị lao phổi
Ngoài những tình trạng nhiễm trùng trên, người bệnh tiểu đường cũng có thể gặp một số bệnh lý nhiễm trùng khác như viêm túi mật, viêm tai ngoài ác tính, viêm tuyến mang tai...
Có thể thấy, bệnh nhân tiểu đường nếu không cẩn thận sẽ có nguy cơ mắc nhiều biến chứng nhiễm trùng ở các bộ phận khác nhau. Vậy làm cách nào để giúp họ phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm này?
Giải pháp giúp bệnh nhân tiểu đường phòng ngừa biến chứng nhiễm trùng?
Để phòng ngừa biến chứng nhiễm trùng, người bệnh tiểu đường nên thực hiện các biện pháp sau đây:
Tầm soát các bộ phận của cơ thể
Vì bệnh nhân tiểu đường rất dễ bị mất cảm giác, không phát hiện ra những vết thương nhỏ, do đó, người bệnh cần thường xuyên kiểm tra tay chân, miệng cũng như các vùng khác trên cơ thể để phát hiện những tổn thương, cần rửa sạch bằng cồn và nước, băng vết xước lại ngay khi mới phát hiện. Đồng thời người bệnh nên khám kiểm tra định kỳ để kiểm tra cả mắt, thận, phổi…
Bên cạnh đó người bệnh cũng cần:
- Vệ sinh răng miệng thường xuyên đúng cách, tránh gây những tổn thương cho vùng khoang miệng.
- Giữ nhà vệ sinh sạch sẽ, giữ gìn vùng kín luôn sạch sẽ, sử dụng thêm những sản phẩm vệ sinh vùng kín, không nhịn tiểu và uống nhiều nước.
- Vệ sinh, tắm rửa sạch sẽ, không tắm nước nóng, dùng xà phòng giữ ẩm nhẹ, cắt móng tay, móng chân thường xuyên…
Người bệnh tiểu đường cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ
Kiểm soát đường huyết ổn định ở ngưỡng an toàn
Như chúng ta phân tích ở trên, đường huyết tăng cao là nguyên nhân hàng đầu đẩy người bệnh đến gần với nguy cơ bị nhiễm trùng cũng như các biến chứng nguy hiểm khác. Do đó, kiểm soát đường huyết ở ngưỡng an toàn chính là chìa khóa giúp người bệnh ngăn ngừa biến chứng.
Để kiểm soát đường huyết ổn định, người bệnh nên:
- Tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học: Trong chế độ ăn uống hàng ngày người bệnh nên giảm đường, tinh bột, chất béo và tăng cường bổ sung chất xơ như rau xanh, hoa quả ít ngọt…
- Tập luyện thể dục: Người bệnh nên luyện tập thường xuyên những bài tập nhẹ nhàng, vừa sức như: Đi bộ, chạy bộ, tập yoga,… khoảng 30 - 60 phút mỗi ngày.
- Bổ sung các sản phẩm có chứa nguyên tố vi lượng như magie, kẽm, crom, selen,... Đây đều là các nguyên tố giúp tăng hoạt tính và điều hòa hoạt động của insulin trong cơ thể, từ đó giúp ổn định đường huyết và ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường. Điển hình cho dòng sản phẩm này là viên uống thảo dược BoniDiabet + của Mỹ.
BoniDiabet +- Sản phẩm của Mỹ
BoniDiabet +- Giải pháp hiệu quả an toàn dành cho người bệnh tiểu đường
BoniDiabet + là sản phẩm được nhập khẩu từ Mỹ, mang đến hiệu quả toàn diện cho người bệnh tiểu đường nhờ công thức toàn diện và công nghệ bào chế hiện đại.
Điểm nổi bật của BoniDiabet + chính là trong thành phần có bổ sung các nguyên tố vi lượng như magie, kẽm, crom, selen. Các nguyên tố này đều đã được chứng minh có tác dụng giúp hạ và ổn định đường huyết, phòng ngừa các biến chứng bệnh tiểu đường, cụ thể:
- Magie: Giúp tăng dự trữ glucose dưới dạng glycogen ở cơ và gan, điều hòa làm ổn định đường huyết, đồng thời giúp ổn định huyết áp.
- Kẽm, chrom: Giúp làm tăng độ nhạy với insulin ở bệnh nhân tiểu đường, hạn chế các biến chứng trên tim, thận, tiểu cầu.
- Selen: Nghiên cứu tại khoa sinh học đại học AnKaRa Thổ Nhĩ Kỳ đã chứng minh vai trò của selen trong việc giúp kiểm soát đường huyết và ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường trên tim, thận, tiểu cầu, đặc biệt là biến chứng trên tim.
Không những vậy, BoniDiabet + còn có sự kết hợp hoàn hảo của các thảo dược giúp hạ đường huyết hiệu quả như dây thìa canh, mướp đắng, hạt methi và các thảo dược quế giúp hạ cholesterol, cải thiện tình trạng rối loạn lipid máu, cùng với lô hội giúp nhanh làm lành vết thương, phòng ngừa nguy cơ bị nhiễm trùng ở bệnh nhân tiểu đường.
Ngoài ra, BoniDiabet + có chứa các vitamin và dưỡng chất quý như vitamin C, acid folic và acid alpha lipoic giúp tăng hiệu quả hạ đường huyết, ngăn ngừa biến chứng tiểu đường trên tim mạch, mắt, thận và phòng ngừa tai biến mạch máu não.
Các thành phần tạo nên tác dụng toàn diện của BoniDiabet +
Hiệu quả và độ an toàn của BoniDiabet + đã được kiểm nghiệm lâm sàng tại bệnh viện Y học cổ truyền Hà Đông. Kết quả kiểm nghiệm cho thấy 96,67% bệnh nhân tiểu đường có cải thiện tốt và khá sau 2 tháng sử dụng BoniDiabet +, đồng thời không xuất hiện bất kỳ tác dụng không mong muốn nào với người dùng.
BoniDiabet + đã mang niềm vui quay trở lại với hàng vạn người bệnh tiểu đường
Nhờ dùng đều đặn BoniDiabet + hàng ngày, hàng vạn người trở lại cuộc sống vui khỏe nhờ kiểm soát tốt bệnh tiểu đường của mình. Dưới đây là chia sẻ của một số khách hàng đã và đang dùng sản phẩm các bạn có thể tham khảo:
Cô Phan Thị Bông (61 tuổi), ở số 2615/2B hẻm 252 đường Vườn Lài, phường An Phú Đông, quận 12, số điện thoại: 0909.281.336
Mời các bạn xem video cô Bông chia sẻ sau khi sử dụng BoniDiabet +
“Cô bị bệnh tiểu đường đến nay cũng 7,8 năm rồi. Lúc cô mới phát hiện bệnh, đường huyết lên tới 400 mg/dl và được kê thuốc tây. Cô uống thuốc đầy đủ theo đơn của bác sĩ nhưng sau 1 tháng dùng thuốc tây đường huyết của cô vẫn là 395mg/dl, sau 2 tháng là 390mg/dl. Người cô lúc nào cũng mệt mỏi, chẳng muốn làm gì. Cô đi làm móng tay, thằng nhóc ở tiệm cắt lẹm vào tay, có cái vết bé ti tí thế thôi mà lở hoài, càng ngày nó càng lở to ra, mấy tuần liền không lành được. Chưa hết, mắt cô mờ lắm, chân tay tê bì, nhất là buổi sáng ngủ dậy co không được, cứ cứng đơ vậy, phải 1 tiếng, 2 tiếng sau nó mới trở lại bình thường”.
“Thật may mắn vì cô gặp BoniDiabet + đến từ Mỹ. Sau 1 tháng sử dụng, đường huyết đã giảm chỉ còn 254 mg/dl. Dần dần, tới tháng thứ ba thì đường huyết chỉ còn 110 mg/dl và cứ giữ ổn định quanh mức 108 tới 110 mg/dl mấy năm nay rồi. Vì thế, bác sĩ đã giảm bớt thuốc tây cho cô. Đặc biệt, cô thấy người khỏe mạnh hẳn, da dẻ hồng hào, mắt cô sáng rõ hơn, chân tay không còn tê bì, lở loét, người khỏe lắm”.
Chú Thạch (62 tuổi). Địa chỉ: Ô số 1, liền kề 14B, khu đô thị Văn Phú, phường Phú La, Hà Đông, Hà Nội. Số điện thoại: 0904.621.199.
Chú Thạch (62 tuổi)
“Chú bị tiểu đường tuýp 2 cách đây 2 năm, đường huyết lên tới 10,6 mmol/l, người chú lúc nào cũng mệt mỏi, xanh xao. Chú được bác sĩ cho dùng thuốc tây nhưng đường huyết vẫn lên xuống thất thường, có khi lên tới 8,9 mmol/l có lúc lại xuống còn 4,5 mmol/l. Và thời gian ngắn sau chú đã bị biến chứng tiểu đường là mờ mắt và tê bì tay chân. Thậm chí ngứa ngáy toàn thân, khắp người nổi mẩn, nhiều nhất là tay chân, lưng và mông, chú không dám gãi vì sợ nhiễm trùng”.
“Nhờ có BoniDiabet + của Mỹ mà người chú khỏe mạnh hẳn, đi khám lại đường huyết về mức an toàn là 5.6 mmol/l nên bác sĩ đã giảm liều thuốc tây cho chú. Sau khoảng 3 tháng sử dụng sản phẩm này, cả tay chân tê bì, mắt mờ hay ngứa khắp người đều đồng loạt giảm rõ ràng, so với trước đây giảm cũng được 80-90% rồi và chú sẽ kiên trì dùng đều đặn. Từ ngày dùng BoniDiabet + , tinh thần chú thoải mái lắm vì biết bệnh đã được khống chế”.
Qua bài viết, hy vọng các bạn đã tìm ra đáp án cho câu hỏi: “Biến chứng nhiễm trùng ở bệnh nhân tiểu đường nguy hiểm như thế nào?”, đồng thời biết thêm sản phẩm BoniDiabet + giúp cải thiện bệnh tiểu đường an toàn, hiệu quả. Nếu có thắc mắc nào khác, bạn vui lòng gọi điện lên tổng đài miễn cước 1800.1044 để được giải đáp chi tiết. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!
XEM THÊM:
- Hạ đường huyết đột ngột ở bệnh nhân tiểu đường nguy hiểm như thế nào?
- Dùng BoniDiabet +, bệnh nhân tiểu đường có ăn nhãn thoải mái được không?