Trong vòng một thập kỷ trở lại đây, bệnh tiểu đường đã trở thành một tình trạng sức khỏe phổ biến. Bệnh có thể gây ra một loạt các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe nếu không được điều trị kịp thời, trong đó có tổn thương gân. Lượng đường trong máu tăng cao có nguy cơ gây tổn thương gân bằng cách khiến bộ phận này phồng lên, từ đó tỷ lệ rách gân cũng tăng nhanh chóng. Vậy bệnh tiểu đường gây tổn thương gân như thế nào? Bên cạnh đó, các vấn đề về gân ảnh hưởng đến bệnh tiểu đường và cách phòng ngừa ra sao? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề nhé.
Bệnh tiểu đường là gì?
Bệnh tiểu đường là một bệnh rối loạn chuyển hóa mãn tính rất phổ biến. Khi mắc bệnh tiểu đường, cơ thể bạn mất đi khả năng sử dụng hoặc sản xuất ra hormone insulin một cách thích hợp.
Insulin là một loại hormone chịu trách nhiệm điều chỉnh lượng đường trong máu. Lượng đường trong máu tăng cao là dấu hiệu đặc trưng của tình trạng tiểu đường không được kiểm soát. Nếu kéo dài, bệnh có nguy cơ dẫn đến một loạt vấn đề nghiêm trọng cho toàn bộ hệ cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là hệ thần kinh và tuần hoàn.
Theo thống kê từ các chuyên gia thuộc tổ chức WHO, vào năm 2014, có đến 8,5% người trưởng thành mắc bệnh tiểu đường. Hai năm sau đó, số lượng người tử vong do tiểu đường là 1,6 triệu.
Bệnh tiểu đường gồm 2 nhóm bệnh phổ biến nhất, bao gồm:
Tiểu đường tuýp 1:
Đặc trưng của bệnh tiểu đường tuýp 1 là tình trạng thiếu hụt insulin trong cơ thể. Do đó, người bệnh sẽ cần bổ sung insulin từ bên ngoài liên tục.
Cho đến thời điểm hiện tại, các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm ra nguyên nhân gây bệnh cũng như phương hướng phòng ngừa tiểu đường tuýp 1 hiệu quả.
Các triệu chứng thường thấy của bệnh tiểu đường tuýp 1 bao gồm:
-
Người bệnh thường xuyên khát nước và đi vệ sinh với lượng nước tiểu nhiều.
-
Người bệnh đói liên tục, ăn nhiều và sụt cân không kiểm soát
-
Thị lực thay đổi và cơ thể suy nhược.
Tiểu đường tuýp 2:
Bệnh tiểu đường tuýp 2 xuất phát từ tình trạng cơ thể không sử dụng insulin hiệu quả. Trường hợp này chiếm hầu hết những ca tiểu đường trên toàn thế giới. Đồng thời, bệnh có xu hướng phát sinh ở những người bị béo phì hoặc ít khi hoạt động thể chất.
Các triệu chứng thường thấy ở bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể tương tự như tiểu đường tuýp 1, nhưng không rõ ràng lắm. Do đó, người bệnh thường chỉ có thể chẩn đoán sau vài năm kể từ lúc vấn đề này khởi phát.
Phần lớn trường hợp tiểu đường tuýp 2 xảy ra ở người trưởng thành. Tuy nhiên, ngày nay bệnh đang có xu hướng xảy ra nhiều ở người trẻ.
Mối quan hệ giữa bệnh tiểu đường và tổn thương gân
Nếu bạn mắc bệnh tiểu đường và cảm thấy đau khi di chuyển, gân có khả năng đang chịu ảnh hưởng tiêu cực từ căn bệnh này.
Gân là bộ phận chịu trách nhiệm làm “cầu nối” giữa cơ và xương, phân bố trên khắp cơ thể, bao gồm các bộ phận như: Vai, cánh tay, cổ tay, hông, đầu gối, mắt cá chân… Công việc của gân là chuyển đổi lực từ cơ bắp đến xương, giúp cơ thể dễ dàng di chuyển.
Lượng đường trong máu tăng cao dễ dàng gây rắc rối cho sức khỏe của bộ phận này. Nếu bạn không kiểm soát tốt tình trạng tiểu đường, gân có nguy cơ phồng lên và dễ rách.
Bệnh tiểu đường gây ra tổn thương gân như thế nào?
Tổn thương gân ở bệnh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2 phát sinh bởi các sản phẩm glycat hóa bền vững (AGEs). Đây là thành phẩm glycat hóa của protein hoặc chất béo sau khi tiếp xúc với đường trong máu.
Thông thường, tốc độ sản xuất các sản phẩm glycat hóa bền vững tương đối chậm và ổn định. Tuy nhiên, trong trường hợp tiểu đường, quá trình sản sinh sẽ được đẩy nhanh do lượng đường trong máu tăng cao, gây ra tình trạng tổn thương gân.
Thành phần chính cấu tạo nên gân là collagen. Các sản phẩm glycat hóa bền vững có thể tạo liên kết với phân tử collagen, từ đó làm thay đổi cấu trúc của gân và cản trở phạm vi hoạt động của bộ phận này. Chẳng hạn như, lúc này gân có thể bị “thổi phồng” và không còn khả năng góp phần nâng đỡ trọng lượng cơ thể như bình thường. Từ đó, tỷ lệ rách gân cũng sẽ tăng lên.
Tình trạng bệnh tiểu đường kéo dài rất có thể gây ra nhiều vấn đề về gân, bao gồm:
-
Căng cứng vai: Vai đau và căng cứng xảy ra khi bộ phận bao quanh gân và dây chằng trong khớp bị phồng lên.
-
Rách cơ rotator cuff: Phần gân và bốn nhóm cơ bao bọc khớp xương vai chịu tổn thương.
-
Ngón tay bóp cò: Đây là tình trạng ngón tay gặp trở ngại khi duỗi thẳng, bao gồm không thể duỗi tự nhiên hoặc cảm giác đau đớn khi cố gắng duỗi ngón tay.
-
Hội chứng ống cổ tay: Khi dây thần kinh ở cổ tay bị chèn ép, bạn sẽ cảm thấy tê hoặc ngứa ở khu vực này, thậm chí là ở cả những ngón tay.
-
Co thắt Dupuytren: Lớp mô dưới da ngón tay hoặc lòng bàn tay hình thành nên những nốt sần, khiến các ngón tay mắc kẹt.
Tổn thương gân làm ảnh hưởng đến bệnh tiểu đường như thế nào?
Một trong những biện pháp kiểm soát tốt vấn đề tiểu đường là tập luyện thể dục thể thao thường xuyên. Tuy nhiên, nếu bị tổn thương gân, bạn sẽ gặp khó khăn khi áp dụng phương pháp này.
Tổn thương gân Achilles ở phía sau gót chân có nguy cơ giới hạn khả năng di chuyển của mắt cá chân. Sự hạn chế chuyển động này bắt buộc cơ thể dồn thêm áp lực vào giữa lòng bàn chân ở mỗi bước đi, gây tăng nguy cơ đau chân.
Làm thế nào để phòng ngừa tổn thương gân ở bệnh nhân tiểu đường?
Một trong những biện pháp tốt nhất để tránh các vấn đề về gân là kiểm soát bệnh tiểu đường hiệu quả. Bạn có thể hạ lượng đường trong máu bằng:
-
Chế độ ăn uống hợp lý.
-
Chăm chỉ rèn luyện thể chất.
-
Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ bệnh theo chỉ dẫn của các chuyên gia.
-
Đối với những người bị béo phì, hãy cố gắng giảm cân. Điều này không chỉ cải thiện sức khỏe của bạn, mà còn giảm bớt áp lực lên gân.
-
Sử dụng sản phẩm chuyên biệt giúp ổn định đường huyết, ngăn ngừa biến chứng trên gân cũng như các biến chứng nguy hiểm khác của bệnh.
Các chuyên gia y tế khẳng định, kiểm soát tốt đường huyết, duy trì ở mức an toàn, ổn định là giải pháp tốt nhất, là yếu tố quyết định trong việc phòng ngừa các biến chứng trên gân ở bệnh nhân đái tháo đường. Tuy nhiên với những loại thuốc tây hóa dược trên thị trường hiện nay, cũng như các dòng thảo dược không, chỉ hạ đường huyết mà không ổn định đường huyết, chỉ giải quyết 1/2 mục tiêu điều trị bệnh, chưa giải quyết triệt để nên nhiều người bệnh tiểu đường dù đường huyết thấp vẫn gặp biến chứng. Theo đó, tại Mỹ và Canada, các nhà khoa học sau nhiều năm nghiên cứu đã tìm ra phương thức giúp ổn định đường huyết, ngăn ngừa biến chứng của bệnh đó là bổ sung vào công thức các chế phẩm giúp hạ đường huyết nhóm các nguyên tố vi lượng gồm magie, kẽm.
Nguyên tố vi lượng - Ánh sáng cuối đường hầm cho người bệnh tiểu đường
Magiê
Với những bệnh nhân tiểu đường, insulin giúp duy trì đường huyết ổn định và magiê đóng vai trò kiểm soát insulin. Magiê có sự tác động đến hóc môn chuyển hóa đường trong cơ thể, vì vậy không chỉ giúp hạ đường huyết mà còn giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường trên cơ gân xương khớp. Magie là một khoáng chất tuyệt vời cho cơ thể, đây là một khoáng chất rất cần thiết cho sản xuất năng lượng, sự co cơ, chức năng thần kinh và duy trì xương chắc khỏe, chống viêm, ngăn chặn chứng đau nửa đầu, đặc biệt là còn phòng ngừa biến chứng đột quỵ của bệnh nhân tiểu đường. Nghiên cứu cho thấy, nếu bổ sung 100 miligam magie mỗi ngày, sẽ giảm 8% nguy cơ đột quỵ.
Kẽm
Kẽm là một nguyên tố vi lượng quan trọng, là thành phần không thể thiếu trong cơ thể con người. Kẽm là thành phần không thể thiếu để sản xuất insulin- hormone có vai trò điều tiết lượng đường máu. Do đó kẽm có tác dụng giúp giảm đường huyết, tăng độ nhậy insulin ở bệnh nhân tiểu đường, hạn chế các biến chứng của bệnh tiểu đường trên tim mạch, võng mạch.
BoniDiabet - Công thức toàn diện, không còn nỗi lo bệnh tiểu đường
Hiện nay, người bệnh tiểu đường nên tìm mua và sử dụng sớm sản phẩm BoniDiabet nhập khẩu từ Mỹ và Canada, đây là sản phẩm duy nhất trên thị trường đã bổ sung được các nguyên tố vi lượng là magie, kẽm, và chrom, selen, trong công thức. Ngoài ra còn kết hợp cùng nhóm thảo dược là dây thìa canh, mướp đắng, hạt methi, lô hội, quế, alpha lipoic acid... nên còn giúp hạ đường huyết nhanh, an toàn. BoniDiabet khi nhập khẩu về Việt Nam đã được kiểm nghiệm lâm sàng tại Bệnh viện Y học cổ truyền Hà Đông trên các bệnh nhân tiểu đường, kết quả cho thấy: 96.7% bệnh nhân tiểu đường sử dụng BoniDiabet đạt kết quả tốt và khá trên tất cả các tiêu chí giúp hạ đường huyết, hạ chỉ số HbA1c, duy trì đường huyết ổn định, ngăn ngừa biến chứng tiểu đường, và không có bất kỳ tác dụng phụ nào trong quá trình sử dụng. Ngoài ra, khi sử dụng BoniDiabet, khi đường huyết hạ về mức an toàn, bệnh nhân có thể xin ý kiến bác sĩ giảm dần liều thuốc tây tân dược.
BoniDiabet lọ 30 viên giá 230.000 đồng, lọ 60 viên giá 405.000 đồng. Thường với liều 2-6 viên/ngày, sau 1-2 tháng là có tác dụng rõ rệt, nên dùng lâu dài.
BoniDiabet được nhập khẩu và phân phối rộng rãi trên toàn quốc bởi công ty Botania- Botania thuộc top 5 công ty lớn nhất Việt Nam phân phối các sản phẩm bảo vệ sức khỏe nhập khẩu từ Mỹ và Canada với phương châm “Người Việt mình cũng phải được sử dụng các sản phẩm tốt nhất thế giới”. Công ty Botania - Thương hiệu sức khỏe và trách nhiệm với cộng đồng.
Trên đây là toàn bộ những thông tin về vấn đề tổn thương gân ở bệnh nhân tiểu đường. Hy vọng rằng, qua bài viết này người bệnh tiểu đường sẽ có thêm những kiến thức về bệnh cũng như là có được cách phòng ngừa tổn thương gân khi bị tiểu đường.
XEM THÊM: