Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800 1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Bệnh tiểu đường tuýp 1 và các phương pháp điều trị

Thứ sáu, 10-07-2020 13:47 PM

Mục lục [Ẩn]

 

   Trong tất cả những người bị tiểu đường, chỉ có khoảng 10% bệnh tiểu đường tuýp 1 và 90% còn lại có bệnh tiểu đường tuýp 2. Tuy nhiên, nếu người bệnh không hiểu biết rõ về bệnh tiểu đường tuýp 1 sẽ gây ra những biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về căn bệnh này qua bài viết dưới đây.

 

Bệnh tiểu đường tuýp 1

Bệnh tiểu đường tuýp 1

 

Bệnh tiểu đường tuýp 1 là gì?

   Tiểu đường tuýp 1 là bệnh mà các tế bào đảo tụy không thể tiết ra insulin (tế bào tiết insulin), gây ra sự thiếu hụt insulin và phải sử dụng nguồn insulin từ bên ngoài đưa vào cơ thể.

   Khi bị bệnh tiểu đường tuýp 1, tuyến tụy không thể tiết ra insulin hoặc chỉ có thể tiết được một lượng nhỏ. Nếu không có insulin, glucose không thể được chuyển đến tế bào, đường sẽ ở trong máu. Ban đầu, đường này được sử dụng như một nguồn năng lượng, tuy nhiên nếu có quá nhiều đường trong mạch máu, lượng đường này sẽ tích lũy trong các thành mạch máu và có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm về tim, thận, mắt, thần kinh,…

 

Nguyên nhân của bệnh tiểu đường tuýp 1 là gì?

   Nguyên nhân chính xác của tiểu đường tuýp 1 vẫn chưa được biết chính xác. Có một số giả thuyết cho rằng nguyên nhân gây ra tiểu đường là do hệ miễn dịch;  các tế bào của hệ miễn dịch cơ thể bình thường chỉ chống lại các tác nhân gây hại, vì một lý do nào đó nên phá hủy các tế bào tiết insulin, gây nên tiểu đường tuýp 1.

 

Tiểu đường tuýp 1 có di truyền không?

   Người ta nhận thấy tiểu đường tuýp 1 có thể liên quan đến sự phơi nhiễm với virus và có yếu tố liên quan đến di truyền. Thực tế cho thấy rất nhiều bố mẹ bị tiểu đường tuýp 1 thì con cái của họ cũng sẽ bị mắc bệnh, tuy nhiên không phải cứ bố mẹ mắc tiểu đường tuýp 1 thì con cái chắc chắn sẽ bị bệnh.

 

Triệu chứng bệnh tiểu đường tuýp 1 là gì?

  Các triệu chứng bệnh tiểu đường tuýp 1 có thể ập đến một cách nhanh chóng và có thể bao gồm:

  • Khát nước và đi tiểu thường xuyên. Khi dư thừa tích tụ đường trong máu, chất dịch được kéo từ các mô, gây ra tình trạng  khát nước. Kết quả là người bệnh có thể uống và đi tiểu nhiều hơn bình thường.
  • Đói nhiều. Nếu không có đủ insulin để chuyển đường vào tế bào, các cơ quan của cơ thể trở nên cạn kiệt năng lượng. Điều này gây nên hiện tượng đói dữ dội,  có thể kéo dài ngay cả sau khi ăn. Nếu cung cấp thêm insulin, đường trong thức ăn không thể tạo năng lượng cho các mô.
  • Giảm trọng lượng. Mặc dù ăn nhiều hơn bình thường để làm giảm đói, nhưng người bệnh vẫn bị giảm cân - đôi khi  sụt cân rất nhanh.
  • Mệt mỏi. Nếu các tế bào không có glucose để hoạt động, cơ thể sẽ trở nên mệt mỏi và dễ cáu kỉnh.
  • Tầm nhìn mờ. Nếu mức độ đường trong máu quá cao, chất dịch có thể được lấy từ các mô - bao gồm cả dịch ống kính của mắt. Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng nhìn.

 

Điều trị bệnh tiểu đường tuýp 1

 

Thuốc tiêm insulin

Thuốc tiêm insulin

 

   Với bệnh nhân tiểu đường tuýp 1, liệu pháp sử dụng insulin sẽ được áp dụng suốt đời.

   Dựa vào nồng độ đường huyết, cân nặng của người bệnh mà loại, liều lượng, số lần tiêm insulin trong ngày sẽ khác nhau. Dưới đây là một số dạng insulin thông dụng:

- Insulin tác dụng nhanh (Rapid-acting insulin) có tác dụng ngay sau khi tiêm 5 phút, kéo dài trong 4 giờ.

- Insulin tác dụng dài hạn (Long-acting insulin) có tác dụng trong vòng 24 giờ sau tiêm.

- Những insulin tác dụng trung bình (Intermediate opptions) có tác dụng sau 30-60 phút và duy trì hiệu quả trong 12 giờ sau tiêm

Cách tiêm insulin

   Insulin được tiêm vào dưới da bằng một kim tiêm nhỏ hoặc một bút tiêm (hình dạng giống như bút viết), có loại dùng một lần, có loại có thể sử dụng nhiều lần.

   Hiện nay, người bệnh tiểu đường cũng có thể lựa chọn loại bơm tiêm insulin. Thiết bị này được thiết kế để đeo bên người, được nối với những ống chứa insulin gắn dưới da bụng. Lượng insulin bơm vào sẽ được lập trình sẵn để xác định chính xác lượng insulin cần bơm. Tuy nhiên, sử dụng máy bơm cũng có thể xảy ra một số rủi ro do tắc nghẽn thiết bị hoặc kích ứng da tại vị trí đặt máy.

  Bác sĩ có thể phối hợp các loại insulin khác nhau để duy trì hiệu quả trong vòng 24 giờ. Insulin thường được tiêm 2 lần/ngày, việc tiêm insulin 3 lần/ngày hoặc nhiều hơn được chỉ định khi đường huyết quá cao.

Những lưu ý trong quá trình sử dụng insulin:

  Do phải sử dụng insulin suốt đời, nên người bệnh cần hiểu một số nguyên tắc để dùng thuốc hiệu quả, tránh được các biến chứng có thể xảy ra do sai kỹ thuật tiêm.

- Bảo quản insulin: Insulin nên được bảo quản ở ngăn mát của tủ lạnh.

- Thời điểm tiêm insulin: Tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, bởi có những dạng insulin sẽ tiêm vào trước bữa ăn hoặc sau ăn.

- Chuẩn bị chu đáo trước khi tiêm: Trước khi tiêm nên lấy insulin từ trong tủ lạnh bỏ ra ngoài 15 phút để đưa về nhiệt độ phòng. Tay phải rửa sạch sẽ, sát trùng lọ insulin và vị trí tiêm bằng cồn 70 độ. Sử dụng kim tiêm lấy chính xác lượng insulin, nên đuổi hết bọt khí trong kim tiêm để tránh sai lệch kết quả và  giảm đau.

- Vị trí tiêm: Mặt trong trước đùi, mông, bụng, vùng cơ cánh tay là các vị trí tiêm insulin đạt hiệu quả cao. Khi tiêm cần nhớ quy tắc xoay vòng và thay đổi vị trí tiêm thường xuyên để tránh tác dụng phụ loạn dưỡng mỡ dưới da.

Một số thuốc khác

  Người bệnh tiểu đường type 1 có thể cần phối hợp thêm một số thuốc sau để ngăn ngừa biến chứng:

- Pramlintide (Symlin): thuốc được tiêm trước bữa ăn, làm chậm sự di chuyển của thức ăn xuống dạ dày, từ đó giúp làm chậm hấp thu đường sau ăn.

- Thuốc điều trị tăng huyết áp: một số loại thuốc điều trị tăng huyết áp như thuốc ức chế men chuyển angiotensin thường được sử dụng cho người bệnh tiểu đường có huyết áp cao hơn 140/80 mmHg.

- Aspirin: giúp ngăn ngừa huyết khối (cục máu đông) ở những người bệnh có nguy cơ cao xuất hiện biến chứng tim mạch.

- Thuốc hạ cholesterol máu: sử dụng thuốc hạ cholesterol máu, chẳng hạn như statin trong trường hợp người bệnh có rối loạn mỡ máu.

 

Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường type 1 bằng các biện pháp không dùng thuốc

  • Xây dựng chế độ ăn hợp lý

  Bạn nên lựa chọn một chế độ ăn uống lành mạnh bao gồm: trái cây ít ngọt, rau, các loại ngũ cốc… Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo bạn nên hạn chế các sản phẩm từ động vật và carbohydrate tinh chế (bánh mì trắng, bánh kẹo).

  • Tăng cường hoạt động thể chất

  Tập thể dục thường xuyên như aerobic, đạp xe, bơi lội, đi bộ nhanh… được khuyến khích cho người bệnh tiểu đường type 1. Bởi những hoạt động này sẽ góp phần vào việc giảm đường huyết, tăng sức bền cho tim nên ngăn ngừa được biến chứng tim mạch.

  • Sử dụng sản phẩm hỗ trợ điều trị đái tháo đường từ thảo dược thiên nhiên BoniDiabet

  Theo các chuyên gia sức khỏe, bằng cách kiểm soát tốt đường huyết kết hợp bổ sung thêm các nguyên tố vi lượng như Magie, Selen, Chrom, Kẽm, bệnh nhân đái tháo đường hoàn toàn có thể hạn chế và cải thiện hiệu quả các biến chứng trên tim, gan, thận, mắt để chung sống hòa bình với căn bệnh này.

  Các nguyên tố vi lượng Magie, Selen, Chrom, Kẽm có trong nhiều loại thực phẩm. Vì vậy mà bạn hoàn toàn có thể bổ sung các thực phẩm chứa các nguyên tố vi lượng này trong chế độ ăn.

   Tuy nhiên, không phải lúc nào chế độ ăn của bạn cũng đảm bảo đầy đủ được dưỡng chất, đặc biệt khi mắc đái tháo đường, việc lựa chọn thực phẩm trong ăn uống còn phải kiêng khem và hết sức cẩn thận vì vậy mà bạn nên sử dụng kèm các sản phẩm từ thảo dược thiên nhiên có bổ sung các nguyên tố vi lượng mà vẫn giúp ổn định đường huyết.

   Hiện nay trên thị trường chỉ có duy nhất sản phẩm BoniDiabet của Mỹ và Canada là có chứa các nguyên tố vi lượng trên trong thành phần, đồng thời BoniDiabet cũng bổ sung thêm các thảo dược kinh điển cho bệnh tiểu đường như dây thìa canh, hạt methi, lô hội, quế…  Vì vậy, BoniDiabet giúp:

  • Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giúp giảm đường huyết, ổn định đường huyết, tránh đường huyết dao động thất thường.
  • Giảm và ngăn ngừa các biến chứng bệnh tiểu đường trên tim, gan, thận, võng mạc, các bệnh lý thần kinh ngoại biên, làm lành vết thương, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, đục thủy tinh thể.

 

Đánh giá của người dùng về sản phẩm BoniDiabet

“BoniDiabet có tốt không? BoniDiabet có hiệu quả không?” là những thắc mắc của không ít khách hàng mới bắt đầu sử dụng hoặc đang có ý định sử dụng BoniDiabet. Để trả lời được những câu hỏi này, mời quý bạn đọc theo dõi phần chia sẻ của những khách hàng đã tin tưởng sử dụng sản phẩm này:

 

Cô Ngô Thị Vân, 67 tuổi. Địa chỉ: số 2 đường Gò Ô Môi, phường Phú Thuận, Quận 7, TP Hồ Chí Minh. Số điện thoại 0329126546

“Năm 2015, cô thường xuyên khát nước, mệt mỏi, tiểu đêm đến 4-5 lần và thèm nhiều đồ ngọt. Mắt mũi thì nhập nhòe, cô đeo kính lão rồi mà lúc đọc sách báo vẫn mờ tịt. Chân tay thường xuyên bị tê bì; mu bàn tay và bàn chân rát bỏng, đau đớn khó chịu lắm. Trong 1 tháng cô bị sụt mất 6 kg liền. Thấy vậy con cô đưa đi bệnh viện khám luôn. Bác sĩ kết luận cô bị tiểu đường, đường huyết 34,5 mmol/l, đường trong nước tiểu 700 mg/dl, phải nhập viện ngay. Sau đợt điều trị đó lượng đường cũng hạ xuống, dao động khoảng 10-13 mmol/l và bác sĩ cho thuốc Tây uống duy trì. Nhưng chẳng ăn thua; đã vậy thỉnh thoảng còn bị tụt đường huyết xây xẩm hết mặt mày, người mệt mỏi, lại còn mắc thêm bệnh gan nhiễm mỡ nữa. Tình cờ đọc báo cô biết được sản phẩm BoniDiabet của Mỹ và Canada nên ra nhà thuốc mua về dùng thử. Sau 2 tháng, đường huyết của cô đã xuống được 7.5 mmol/l. Người cô khỏe hơn, không còn mệt mỏi nữa; tình trạng tê bì, rát bỏng, đau đớn mu bàn tay và bàn chân cũng giảm được hơn một nửa; cô không còn khát nước, thèm ngọt, tiểu đêm nữa. Sau 4 tháng, đường huyết chỉ còn 6.2 mmol/l, mắt cô đã sáng rõ, cảm giác tê bì, đau đớn, rát bỏng tay chân đã hết hẳn, gan nhiễm mỡ cũng biến mất luôn. Thấy vậy bác sĩ đã giảm liều thuốc tây cho cô còn ½ liều ban đầu. Cuối năm 2019 vừa rồi cô đi xét nghiệm lại đường huyết chỉ còn 5.9 mmol/l thôi ấy. Cô vui lắm!”

 

Cô Ngô Thị Vân, 67 tuổi

Cô Ngô Thị Vân, 67 tuổi

 

Chú Nguyễn Quốc Bình, 63 tuổi. Địa chỉ số 36, ngõ 35, xã An Chân, phường Sở Dầu, Hồng Bàng, Hải Phòng. SĐT 0904.377.275

  “Đầu năm 2015, thấy người lúc nào cũng mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, chú đi khám ở bệnh viện thì biết mình bị đái tháo đường type 2, mức đường huyết rất cao, khoảng 26-27 mmol/l gấp gần 5 lần người bình thường. Bác sĩ phải cho chú phải nhập viện gấp. Sau 10 ngày điều trị, đường huyết hạ, bác sĩ cho phép xuất viện về nhà uống thuốc điều trị. Tình cờ, đọc trên tạp chí biết đến sản phẩm BoniDiabet của Mỹ và Canada, chú quyết định mua về dùng thử. Ban đầu chú dùng BoniDiabet liều 6 viên một ngày, chia 2 lần sáng tối. Được 1 tháng đi kiểm tra lại, chỉ số đường huyết đạt 7 mmol/l. Thế là bác sĩ liền giảm một phần liều thuốc tây xuống cho chú. Sau 2 tháng dùng BoniDiabet liên tục, thấy bác kiểm soát tốt đường huyết, bác sĩ đã giảm cho chú gần hết thuốc tây rồi. Kể từ đó, chú an tâm dùng BoniDiabet kết hợp với ăn uống điều độ, tập thể dục mỗi ngày. Bây giờ chú chỉ cần dùng BoniDiabet 3 viên/ngày nhưng đường huyết vẫn duy trì 5-6 mmol/l. Chú cũng chưa hề gặp biến chứng tiểu đường gì cả. Chú mừng lắm!”

 

Chú Nguyễn Quốc Bình, 63 tuổi

Chú Nguyễn Quốc Bình, 63 tuổi

 

   Hy vọng bài viết đã giúp độc giả hiểu rõ: “Bệnh tiểu đường tuýp 1 là gì? Cách hỗ trợ điều trị bệnh như thế nào?” Mọi thông tin chi tiết xin  quý bạn đọc vui lòng liên hệ số điện thoại miễn cước 1800 1044. Xin chân thành cảm ơn!

 

 

XEM THÊM:

 

 

Đặt câu hỏi cho bác sĩ

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800 1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniDiabet+ 60v

405.000đ

BoniDiabet+ 30v

230.000đ

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800 1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc