Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800 1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Bệnh tiểu đường có gây mất ngủ không? Bị tiểu đường kèm mất ngủ phải làm sao?

Thứ hai, 04-01-2021 10:48 AM

Mục lục [Ẩn]

 

   Chỉ mắc bệnh tiểu đường cũng đã đủ để khiến người bệnh khổ sở. Thế nhưng, nếu bị tiểu đường kèm thêm chứng mất ngủ thì vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn nhiều, sức khỏe của bạn sẽ bị tàn phá mạnh mẽ hơn. Trước thực tế rất nhiều người tiểu đường bị mất ngủ thì câu hỏi đặt ra là có mối liên hệ nào giữa hai bệnh này không? Để trả lời câu hỏi đó và có giải pháp tối ưu, mời bạn đọc bài viết ngay sau đây.

 

Bệnh tiểu đường có gây mất ngủ không?

Bệnh tiểu đường có gây mất ngủ không?

 

Bệnh tiểu đường và mất ngủ - Một số thông tin cần biết

   Tiểu đường là bệnh rối loạn chuyển hóa carbohydrate, dẫn tới lượng đường huyết tăng cao trong khi các tế bào bị thiếu năng lượng để hoạt động. Từ đó gây ra hàng loạt các triệu chứng và biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

   Mất ngủ không phải chỉ là khái niệm của tình trạng con người thức trắng đêm. Tất cả những vấn đề như thời gian ngủ giảm, khó đi vào giấc ngủ, giấc ngủ chập chờn, mê man, mộng mị, dễ bị tỉnh giấc, sau đó rất khó ngủ trở lại thì đều được gọi là mất ngủ.

   Tỷ lệ người bệnh tiểu đường bị mất ngủ rất lớn. Và nếu không hiểu rõ mối quan hệ giữa hai bệnh này và giải quyết được nó thì tình trạng mất ngủ sẽ không hoặc rất khó được cải thiện.

 

Mất ngủ và bệnh tiểu đường có nhiều mối liên hệ với nhau

Mất ngủ và bệnh tiểu đường có nhiều mối liên hệ với nhau

 

Bệnh tiểu đường và mất ngủ có mối liên hệ như thế nào?

Ở người bệnh tiểu đường, các rối loạn diễn ra trong cơ thể cùng các triệu chứng, biến chứng của bệnh sẽ tác động đồng thời đến giấc ngủ của bạn.

  • Khi bị bệnh tiểu đường, bạn thường xuyên cảm thấy khát nước, uống nhiều hơn và đi tiểu cũng nhiều hơn. Điều đó khiến bạn thường xuyên phải thức dậy vào buổi tối để uống nước và đi vệ sinh gây ảnh hưởng đến giấc ngủ.
  • Sự rối loạn chuyển hóa trong cơ thể khiến bạn cảm thấy bồn chồn, trằn trọc vào ban đêm, từ đó khiến bạn mất ngủ.
  • Chứng ngưng thở khi ngủ: Hội chứng này khiến nhịp thở của bạn liên tục bị gián đoạn, điều đó sẽ làm bạn bị tỉnh giấc nhiều lần. Hiện tượng này thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 2, đặc biệt là những người có thể trạng béo phì (gây hẹp đường thở).
  • Hội chứng chân không yên (RLS): Biến chứng trên thần kinh ngoại biên khiến người bệnh tiểu đường mắc hội chứng này. Tình trạng chân bồn chồn, khó chịu khi ngồi hoặc nằm và giảm bớt khi đi lại, đặc biệt là chúng nặng hơn vào buổi tối. Điều đó khiến người bệnh bị mất ngủ.
  • Việc lo sợ biến chứng bệnh tiểu đường cũng khiến người bệnh bị mất ngủ.

Vì những lý do trên, sẽ không quá ngạc nhiên nếu như bạn đang bị tiểu đường và gặp các rối loạn giấc ngủ.

 

Hội chứng chân không yên khiến người bệnh tiểu đường bị mất ngủ

Hội chứng chân không yên khiến người bệnh tiểu đường bị mất ngủ

 

Những nguyên nhân khiến bạn mất ngủ không do tiểu đường

   Không phải tất cả người bệnh tiểu đường đều bị mất ngủ. Cũng không phải tất cả trường hợp mất ngủ ở bệnh nhân tiểu đường đều do căn bệnh này gây ra. Có nhiều nguyên nhân khác có thể dẫn đến tình trạng khó ngủ, mất ngủ của bạn như sau.

- Do tuổi tác: Khi về già, đặc biệt là khi đã qua tuổi 60, hormon tăng trưởng HGH trong cơ thể bị sụt giảm rất nhiều so với ngày trẻ. Đây là chất giúp duy trì thời lượng và chất lượng giấc ngủ. Chính vì vậy, với người cao tuổi và bị tiểu đường, tỷ lệ bị mất ngủ là rất lớn.

- Do căng thẳng, stress: Những lo lắng, căng thẳng trong cuộc sống về bệnh lý, tài chính, các mối quan hệ xã hội, gia đình… cũng là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng mất ngủ.

 

Căng thẳng, stress là nguyên nhân thường gặp dẫn đến mất ngủ

Căng thẳng, stress là nguyên nhân thường gặp dẫn đến mất ngủ

 

- Do các thói quen xấu: Ăn quá no, dùng đồ kích thích (cà phê, thuốc lá…), dùng đồ điện tử… vào buổi tối cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến giấc ngủ của bạn.

- Một số lý do khác: Do tác dụng phụ của thuốc, thay đổi múi giờ, môi trường phòng ngủ không thích hợp… cũng sẽ góp phần tạo nên tình trạng mất ngủ của bạn.

   Khi bạn bị tiểu đường và gặp một hoặc nhiều các nguyên nhân kể trên, nguy cơ bị mất ngủ của bạn sẽ tăng lên. Bạn sẽ không thể ngủ lại nếu như không khắc phục được các vấn đề đó.

 

Làm sao để người bệnh tiểu đường có thể ngủ ngon trở lại?

   Như đã trình bày ở trên, bạn cần khắc phục được nguyên nhân gây mất ngủ của mình. Cụ thể:

- Giúp cơ thể tăng tiết hormon tăng trưởng HGH khi bạn bị tiểu đường và đã cao tuổi. Hiện nay, những sản phẩm giúp cải thiện mất ngủ do tuổi tác có chứa L-Arginine, GHRP-2 sẽ giúp kích thích cơ thể tăng tiết HGH là lựa chọn tốt cho bạn.

- Giải tỏa căng thẳng, stress: Đơn giản hóa vấn đề, giải quyết nguyên nhân dẫn đến stress của mình và dùng những sản phẩm giúp nuôi dưỡng não bộ, giải tỏa căng thẳng, lo âu là những việc bạn nên làm. Trong đó, sản phẩm có chứa lactium (giúp nuôi dưỡng não bộ, giải tỏa stress) và những thành phần thảo dược sẽ là lựa chọn an toàn, hiệu quả của bạn.

- Nhận ra và loại bỏ tất cả thói quen xấu của bạn: Không mang điện thoại lên giường, không để bất kỳ thiết bị điện tử nào trong phòng, không dùng chất kích thích, không ăn quá no... trước khi ngủ.

Nhiệm vụ không thể bỏ qua đó là kiểm soát tốt bệnh tiểu đường bao gồm: Đưa đường huyết về an toàn, ổn định đường huyết, phòng ngừa biến chứng.

 

Làm sao để kiểm soát tốt bệnh tiểu đường?

   Để kiểm soát tốt bệnh tiểu đường, bạn buộc phải kết hợp đồng thời giữa việc kiêng khem, tập luyện với có biện pháp hạ đường huyết hiệu quả.

Chế độ ăn uống, tập luyện của người bệnh tiểu đường

Người bệnh tiểu đường cần lựa chọn thực phẩm và phân chia thành nhiều bữa nhỏ theo nguyên tắc:

- Đầy đủ dinh dưỡng (đủ chất đạm, béo, bột, nước, vitamin và khoáng chất)

- Không làm tăng đường huyết nhiều sau ăn.

- Không làm hạ đường máu lúc xa bữa ăn.

- Duy trì được cân nặng lý tưởng.

   Trong việc lên thực đơn cho bữa ăn, người bệnh cũng cần chú ý nên kết hợp giữa các món có chỉ số GI cao (bánh mì, gạo nguyên cám) và thấp (như rau củ) với nhau.

   Bên cạnh đó, người bệnh tiểu đường cần tăng cường vận động thể lực. Nên kết hợp xen kẽ các bài tập nhẹ nhàng (đi bộ, chạy bộ, đi xe đạp, bơi lội) và các môn thể thao kháng lực một cách phù hợp. Chú ý, những trường hợp đã có biến chứng trên thần kinh, chân, thận và bị cao huyết áp thì cần hạn chế tập luyện nặng.

   Vấn đề bệnh tiểu đường nên ăn gì và không nên ăn gì, tập luyện như thế nào cần thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ và những người có chuyên môn.

 

Người bệnh tiểu đường cần có chế độ ăn uống khoa học

Người bệnh tiểu đường cần có chế độ ăn uống khoa học

 

Dùng thuốc cho bệnh tiểu đường

   Với bệnh nhân tiểu đường tuýp 1, phương pháp duy nhất đó là tiêm insulin theo chỉ định của bác sĩ. Với bệnh nhân tiểu đường tuýp 2, tùy vào tình trạng của từng người mà bác sĩ sẽ kê thuốc tây đường uống, tiêm insulin hoặc kết hợp cả hai.

   Việc dùng thuốc gì, liều lượng như thế nào thì người bệnh cần thực hiện theo chỉ định của bác sĩ và tuyệt đối không dùng lại đơn thuốc của nhau. Người bệnh cũng không được tự ý đổi thuốc, giảm liều, tăng liều hay ngừng thuốc để tránh những hậu quả khôn lường.

   Tiểu đường là bệnh lý mạn tính, vì vậy người bệnh sẽ phải dùng thuốc lâu dài. Thậm chí, về sau, người bệnh sẽ gặp hiện tượng “nhờn” thuốc, phải tăng liều hoặc đổi thuốc khác. Việc dùng thuốc hàng ngày, liên tục khiến người bệnh phải đối mặt với nguy cơ cao gặp tác dụng không mong muốn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân lớn khiến nhiều người sợ bệnh, chán nản với việc điều trị.

   Hiểu rõ điều đó, các nhà khoa học thuộc tập đoàn đa quốc gia Viva Nutraceuticals đã nghiên cứu, bào chế được sản phẩm BoniDiabet + giúp hạ và ổn định đường huyết, phòng ngừa biến chứng bệnh tiểu đường một cách an toàn và hiệu quả. Cùng tìm hiểu về sản phẩm này ngay sau đây nhé!

 

BoniDiabet + là gì và có hiệu quả ra sao?

   BoniDiabet + là sản phẩm được nhập khẩu từ Mỹ với thành phần hoàn toàn từ tự nhiên, rất an toàn và hiệu quả với người bệnh tiểu đường.

Tác dụng đột phá của BoniDiabet + đến từ các thành phần toàn diện giúp hạ và ổn định đường huyết hiệu quả. Đó là:

- Các nguyên tố vi lượng: Kẽm, magie, selen, chrom. Các nguyên tố vi lượng đã được rất nhiều nghiên cứu chứng minh cho hiệu quả vượt trội trong việc giúp giảm và ổn định đường huyết, đồng thời giúp ngăn ngừa các biến chứng trên thận, mắt, tim mạnh và thần kinh.

- Các thảo dược tự nhiên: Dây thìa canh, mướp đắng, hạt methi, quế, lô hội. Các thảo dược này đã được chứng minh có tác dụng giúp hạ đường huyết hiệu quả theo nhiều cơ chế khác nhau.

 

Thành phần toàn diện trong sản phẩm BoniDiabet +

Thành phần toàn diện trong sản phẩm BoniDiabet +

 

   Hiệu quả vượt trội của BoniDiabet + còn đến từ công nghệ bào chế hiện đại Microfluidizer. Với công nghệ này, các thành phần trong BoniDiabet + có kích thước dưới 70nm, giúp tối đa khả năng hấp thu, hiệu quả thu được là cao nhất. Đây là một trong những ưu điểm vượt trội của BoniDiabet + so với các sản phẩm sản xuất trong nước cũng như nhiều sản phẩm khác trên thế giới.

   Đặc biệt, BoniDiabet + là sản phẩm duy nhất cho bệnh tiểu đường hiện nay có hiệu quả đã được kiểm chứng trên lâm sàng. Nghiên cứu được thực hiện tại Bệnh viện Y học cổ truyền Hà Đông, kết quả tốt và khá trong việc giúp hạ và ổn định đường huyết chiếm tỷ lệ cao: 96,67%. Đây là điều mà chưa có sản phẩm nào làm được.

 

Kết quả thử nghiệm lâm sàng của sản phẩm BoniDiabet +

Kết quả thử nghiệm lâm sàng của sản phẩm BoniDiabet +

 

Phản hồi của người dùng BoniDiabet +

   Để đánh giá khách quan nhất việc sản phẩm BoniDiabet có tốt không, mời bạn theo dõi phản hồi của người dùng ngay sau đây.

Cô Phan Thị Bông, 61 tuổi, ở số 2615/2B hẻm 252 đường Vườn Lài, phường An Phú Đông, quận 12, số điện thoại: 0909281336

 

Cô Phan Thị Bông, 61 tuổi

Cô Phan Thị Bông, 61 tuổi

 

   Cô Bông chia sẻ: “Cô biết mình bị tiểu đường cũng 7 năm nay rồi, ban đầu tinh thần cô suy sụp lắm vì thấy sức khỏe của mình yếu đi rõ rệt. Cô sụt mất 8kg trong khi lại ăn rất nhiều, lúc nào cô cũng thèm đồ ngọt, khát nước và đi tiểu liên tục. Nhiều đêm cô trằn trọc không thể ngủ được vì chân tay cứ bồn chồn  khó chịu lắm. Cô đi khám thì đường huyết lên đến 400 mg/dl. Cô uống thuốc liên tục trong 1 tháng mà đường huyết cũng chỉ giảm xuống 395 mg/dl, tháng tiếp theo xuống còn 390 mg/dl. Đã thế cô còn bị chóng mặt và nôn ói thường xuyên nữa.”

   “Nhờ có BoniDiabet + mà giờ cô khỏe mạnh lắm. Sau 1 tháng, đường huyết đã về 254 mg/dl. Dần dần, tới tháng thứ ba thì đường huyết chỉ còn 110 mg/dl và cứ giữ ổn định quanh quẩn 108 tới 110 mg/dl mấy năm nay rồi, không lên cao quá mà cũng không xuống thấp quá, rất ổn định. Cô không bị tê bì chân tay hay còn triệu chứng gì nữa, có lẽ vì thế nên đêm nào cô cũng ngủ rất ngon, người khỏe khoắn, da dẻ hồng hào. Cô cảm ơn BoniDiabet + nhiều lắm”.

 

Chị Đinh Thị Thu Huyền ở 18A, đường Trần Văn Mười, ấp 7, Xuân Thới Thượng, Hóc Môn, tp HCM bị mắc bệnh tiểu đường đã 6 năm cũng chia sẻ trên trang facebook cá nhân:

 

Chia sẻ của chị Đinh Thị Thu Huyền

Chia sẻ của chị Đinh Thị Thu Huyền

 

BoniDiabet giá bao nhiêu?

Một lọ BoniDiabet + 30 viên có giá là 230.000 vnđ.

Một lọ BoniDiabet + 60 viên có giá là 405.000 vnđ.

Đây là giá niêm yết tại công ty phân phối sản phẩm là công ty Botania. Khi bạn mua sản phẩm này tại các nhà thuốc hay các kênh phân phối khác, giá cả có thể chênh lên hoặc xuống, nhưng lượng chênh lệch đó thường là rất nhỏ.

   Mối liên hệ giữa bệnh tiểu đường và chứng mất ngủ đã được chúng tôi trình bày cụ thể trong bài viết trên. Việc kiểm soát tốt bệnh tiểu đường không chỉ giúp bạn lấy lại được giấc ngủ ngon mà còn là điều cần thiết để phòng ngừa biến chứng, giúp bạn sống khỏe mạnh. Và BoniDiabet + sẽ giúp bạn làm được điều đó một cách hiệu quả và an toàn nhất.

 

 

XEM THÊM:

Đặt câu hỏi cho bác sĩ

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800 1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniDiabet+ 60v

405.000đ

BoniDiabet+ 30v

230.000đ

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800 1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc