Hỏi: Xin chào Bác sỹ, tôi là Nguyễn Văn Linh, 48 tuổi ở Đà Nẵng. Tôi mới đi khám và biết mình bị tiểu đường type 2. Khi đọc tờ xét nghiệm chẩn đoán bệnh thì có một vài vấn đề tôi không hiểu: chỉ số HbA1c là gì, chỉ số đường huyết và chỉ số HbA1c khác nhau như thế nào, chỉ số đường huyết ở mức nào thì là bệnh tiểu đường ? Mong bác sỹ giải đáp những thắc mắc này giúp tôi.
Trả lời:
Bạn Linh thân mến, đầu tiên chúng tôi xin chia sẻ với bạn về các tiêu chuẩn để chẩn đoán chính xác bệnh tiểu đường theo Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA). Đó là:
+ Chỉ số đường huyết đo lúc đói (thường là buổi sáng, sau khi thức dậy và chưa ăn uống gì cả) cao hơn mức 7mmol/l hoặc 126 mg/dL.
+Chỉ số đường huyết đo bằng nghiệm pháp dung nạp glucose (Người xét nghiệm sẽ được uống 75g đường glucose sau đó được đo vào các thời điểm sau đó 2,4,6,8 giờ) cao hơn 11,1 mmol/l hoặc 200 mg/dL.
+Chỉ số đường huyết đo ngẫu nhiên (thường đo ít nhất 2 lần trở lên) lớn hơn 11,1 mmol/l hoặc 200 mg/dL.
+Chỉ số HbA1c phải cao hơn 48 mmol / mol hoặc 6,5 DCCT%.
Chỉ số đường huyết và chỉ số HBA1C là 2 chỉ số xét nghiệm rất quan trọng trong cả chẩn đoán và điều trị bệnh đái tháo đường:
+Chỉ số đường huyết là chỉ số thể hiện nồng độ hay hàm lượng của đường glucose ở trong máu, trong huyết tương.
+Chỉ số HbA1c là chỉ số phản ánh mức độ liên kết giữa protein hemoglobin với phân tử đường glucose ở trong máu, đồng thời cũng cho thấy được mức độ liên kết giữa glucose và hồng cầu.
Nếu như chỉ số đường huyết của người bệnh thường thay đổi thất thường trong ngày, trong quá trình sinh hoạt cũng như ăn uống thì chỉ số HbA1c lại ổn định hơn rất nhiều. Chúng ta thường chỉ thấy được sự thay đổi rõ ràng của HbA1c sau 2-3 tháng.
Trong thực tế thì đa phần mọi người sẽ biết nhiều về chỉ số đường huyết hơn là chỉ số HbA1c. Tuy nhiên HbA1c thậm chí còn có thể phản ánh được chính xác tình trạng tiểu đường cũng như sức khỏe của bệnh nhân tốt hơn cả chỉ số đường huyết.
Mời các bạn xem thêm: