Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800 1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Thời điểm nào đường máu cao nhất trong ngày?

Thứ năm, 05-09-2019 16:57 PM

Hỏi: Xin chào bác sỹ, tôi có một số thắc mắc rất mong được bác sỹ giải đáp: thời điểm nào đường máu cao nhất trong ngày, lúc nào đo chỉ số đường huyết tốt nhất và sinh hoạt, ăn uống như thế nào để ổn định nồng độ đường trong máu ? (Trần Trung Đức, Hải Phòng)

 

Trả lời:

 

Chào bạn Đức, chúng tôi xin được trả lời các câu hỏi của bạn lần lượt như sau:

 

Thời điểm đường máu cao nhất trong ngày thường là thời điểm sau khi ăn xong. Nồng độ đường trong máu của chúng ta không cố định mà thay đổi lên xuống trong từng thời điểm trong ngày: giảm xuống lúc đói, lúc vận động, làm việc nhiều và tăng lên sau khi ăn, nhất là ăn nhiều các chất đường, tinh bột.

 

Xét nghiệm chỉ số đường huyết thường được thực hiện vào thời điểm lúc đói, lúc no, hoặc thực hiện ngẫu nhiên. Tuy nhiên kết quả ngẫu nhiên thì phải đo thành nhiều lần khác nhau và lấy kết quả trung bình. Đường huyết lúc đói sẽ thường được đo vào thời điểm buổi sáng sau khi thức dậy hoặc thời điểm mà người bệnh trước đó ít nhất 8 giờ không ăn gì. Còn đường huyết lúc no là thời điểm sau khi ăn khoảng 2 giờ. Để chính xác hơn thì người bệnh sẽ được đo đường huyết bằng nghiệm pháp dung nạp glucose.

 

Cuối cùng để đường huyết bình thường, ổn định trong khoảng an toàn thì bạn cần phải có một lối sống lành mạnh khoa học về cả chế độ ăn uống, những thói quen sinh hoạt, làm việc và chế độ tập luyện:

 

+Về chế độ ăn uống thì cần phải đảm bảo một thực đơn dinh dưỡng hằng ngày cân bằng hợp lý giữa các chất, nhất là không nên ăn quá nhiều các chất đường bột. Luôn luôn ghi nhớ bổ sung đầy đủ chất xơ từ các loại thực phẩm rau xanh, hoa quả, trái cây để kiểm soát cân nặng, tránh tình trạng thừa cân béo phì và đường huyết cao. Chú ý uống đầy đủ nước mỗi ngày, tránh dùng nước đóng chai, nước ngọt có ga chứa nhiều đường…

 

+Về lối sống sinh hoạt cần phải hạn chế các thói quen xấu làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường như: nhậu nhẹt nhiều, uống bia rượu, hút thuốc lá, thức khuya, suy nghĩ nhiều, căng thẳng đầu óc, stress thường xuyên…

 

+Nên tập luyện thể dục thể thao, tăng cường vận động đều đặn hằng ngày để nâng cao sức khỏe, thể chất, tăng khả năng hoạt động của hormon insulin giúp điều hòa đường huyết ổn định.

 

Mời các bạn xem thêm:

 

Đặt câu hỏi cho bác sĩ

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800 1044

Zalo: 0984.464.844

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800 1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc