Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800 1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Chủ quan với biến chứng tê bì tay chân, nhiều bệnh nhân tiểu đường bị tàn phế

Thứ bảy, 08-04-2017 16:39 PM

Biến chứng thần kinh khá phổ biến ở các bệnh nhân đái tháo đường ,nhất là các bệnh nhân kiểm soát đường máu không tốt. Tính chung thì khoảng 60-70% bệnh nhân đái tháo đường có biến chứng này, chủ yếu là biến chứng thần kinh ngoại biên (bao gồm dây thần kinh vận động ở tay – chân). Đáng chú ý là ngay tại thời điểm được phát hiện đái tháo đường đã có gần 10% số bệnh nhân có biến chứng thần kinh. 

Biến chứng thần kinh ngoại biên thường xuất hiện sớm và dễ nhận biết với các biểu hiện như đau cơ, tê bì chân tay, kiến bò, kim châm; nóng bỏng hay tê lạnh, thậm chí rát bỏng ở đầu ngón tay, ngón chân.

Khi tổn thương thần kinh ngoại biên nặng do đái tháo đường, bệnh nhân có thể bị teo cơ, liệt nhẹ. Khi đó, cảm giác ở bàn tay bàn chân giảm, mức độ sừng hoá da tăng lên, có thể xuất hiện các ổ loét da giữa các vùng sừng hoá mà người bệnh không biết.

Ngoài ra, còn hai nhóm tổn thương do biến chứng thần kinh ở bệnh nhân đái tháo đường là:

–         Biến chứng thần kinh thực vật:  Thường kết hợp với các biến chứng thần kinh ngoại biên, và được coi là rối loạn thần kinh nội tạng. Có thể gặp như: nhịp tim nhanh khi nghỉ, giảm sự tiết mồ hôi, giảm sự co giãn của đồng tử, giảm trương lực cơ hệ tiêu hoá (buồn nôn, nôn hay đầy bụng sau khi ăn,…), giảm co bóp cơ bàng quang (gây ứ đọng nước tiểu), liệt dương ở nam giới.

–         Biến chứng thần kinh vận động: Thường ít gặp hơn. Trong biến chứng này, các dây thần kinh bị viêm với các biểu hiện: sụp mi mắt (tổn thương dây thần kinh số 3), lác ngoài (dây thần kinh số 4), liệt mặt (dây thần kinh số 7), mất vận động nhìn ngoài (dây số 6), điếc (dây số 8).

Ngăn ngừa biến chứng thần kinh ở bệnh nhân tiểu đường

Nếu đang mắc các bệnh liên quan đến rối loạn chuyển hóa như đái tháo đường thì tê chân tay chính là biến chứng thường gặp và nguy hiểm của bệnh, cần hỗ trợ điều trị sớm theo hướng dẫn sau:

–         Theo dõi và kiểm soát đường máu ở giới hạn cho phép qua chế độ ăn uống cân bằng, khoa học và dùng thuốc kiểm soát đường huyết  theo chỉ dẫn của bác sĩ.

–          Bên cạnh đó, tập luyện thể thao đều đặn, chăm sóc bàn tay, bàn chân hàng ngày (giữ sạch, rửa bằng nước ấm, tránh trầy xước,…) và nên khám sức khỏe định kỳ hàng năm để kiểm soát bệnh và phát hiện các biến chứng sớm nhất.

 

Mời các bạn xem thêm:

Đặt câu hỏi cho bác sĩ

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800 1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniDiabet+ 60v

405.000đ

BoniDiabet+ 30v

230.000đ

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800 1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc