Hỏi:
Chào chuyên gia! Tôi là Hằng ở Thái Bình. Mẹ tôi năm nay 67 tuổi, phát hiện bệnh tiểu đường từ 2014. Hiện nay, bà đang dùng thuốc tây theo đơn bác sĩ kê và ăn kiêng chặt chẽ nhưng không hiểu sao đường huyết cứ dao động lên xuống thất thường, lúc thì trên 8 mmol/l, có lúc chỉ còn 5.4 mmol/l. Gần đây tôi phát hiện ra ở chân mẹ có vết thương đã loét miệng, gia đình có vệ sinh và băng bó cẩn thận nhưng mãi mà nó không lành. Thậm chí tôi còn thấy càng ngày vết thương càng loét rộng thêm ra. Mẹ tôi bảo lúc đầu nó chỉ là vết xước nhỏ thôi, bà cũng không để ý vì không cảm thấy đau gì, vậy mà không hiểu sao càng ngày nó càng lở to ra. Tôi tìm hiểu trên mạng thì thấy có người bệnh tiểu đường đã phải cắt cụt chi vì nhiễm trùng và hoại tử vết thương hở nên tôi rất lo lắng. Tôi muốn hỏi chuyên gia vì sao người bệnh tiểu đường vết thương khó lành? Lúc này gia đình tôi cần phải làm gì? Xin chuyên gia giải đáp giúp tôi!
Đáp:
Chào chị Hằng! Từ thông tin chia sẻ của chị thì chúng tôi thấy mẹ chị đang gặp biến chứng bệnh tiểu đường là loét bàn chân. Để biết đáp án cho câu hỏi trên, mời chị theo dõi kỹ nội dung ngay dưới đây:
Vì sao người bệnh tiểu đường vết thương khó lành?
Tiểu đường là bệnh lý rối loạn chuyển hóa glucose, đặc trưng bởi tình trạng đường máu tăng cao vượt ngưỡng an toàn. Khi người bệnh không kiểm soát tốt đường huyết, khiến chúng tăng cao kéo dài hoặc dao động lên xuống thất thường, bệnh tiểu đường sẽ tiến triển thành các biến chứng nguy hiểm trên mắt, thần kinh, thận, mạch máu... Trong đó, tình trạng vết thương dù nhỏ nhưng lại rất khó lành là hậu quả của các biến chứng dưới đây:
- Trên hệ thống vi mạch: Đường huyết tăng cao hoặc dao động lên xuống thất thường sẽ làm tổn thương vi mạch, gây cản trở quá trình lưu thông máu. Khi lượng máu đến chỗ vết thương bị hạn chế, chúng sẽ lâu lành hơn. Mặt khác, nồng độ đường trong máu cao còn tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, khiến các vết thương dễ bị nhiễm trùng, thậm chí còn loét ra vùng da khác như tình trạng của mẹ chị đang gặp phải, làm cho vết thương càng khó lành hơn.
- Trên hệ thần kinh: Tình trạng đường huyết không ổn định gây tổn thương hệ thần kinh khiến người bệnh bị mất cảm giác ở các chi. Điều này làm bệnh nhân không phát hiện sớm và xử lý kịp thời các vết thương nhỏ. Nhiều trường hợp chỗ bị thương loét rộng bệnh nhân mới phát hiện ra bản thân mình bị thương dẫn đến hậu quả nghiêm trọng là hoại tử, thậm chí có trường hợp phải cắt cụt chi.
Người bệnh tiểu đường cần làm gì khi bị thương?
Theo lời chia sẻ của chị, chúng tôi rất mừng vì gia đình đã biết vệ sinh và băng bó vết thương cẩn thận. Bên cạnh đó, chị nên thực hiện thêm những biện pháp dưới đây:
- Sau khi rửa sạch vết thương, chị nên thấm khô và sát khuẩn bằng dung dịch povidon iod.
- Khi băng vết thương lại, chị dặn bác kê cao chân, nghỉ ngơi, hạn chế đụng chạm vào vết thương, đồng thời gia đình nên thay băng gạc hằng ngày cho bác.
- Gia đình nên đưa bác đến cơ sở y tế để được kiểm tra lại vết thương và được kê thuốc uống, trong đó có kháng sinh để tránh nhiễm trùng. Một số kháng sinh thường dùng trong trường hợp này có thể kể đến như oxacillin, cephalosporin thế hệ I, amoxicillin/acid clavulanic, clindamycin…
- Chú ý kiểm tra vết thương mỗi ngày, nếu có dấu hiệu nhiễm trùng hoặc xuất hiện các đốm đen hoại tử, chị và bác tuyệt đối không tự ý cắt, lọc bỏ các đốm đen đó mà cần đi viện càng sớm càng tốt.
- Điều quan trọng là bác cần kết hợp biện pháp kiểm soát tốt đường huyết, vừa giúp nhanh lành vết thương vừa phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm khác của bệnh như thận, mắt, thần kinh…
Người bệnh tiểu đường nên làm gì để tránh bị thương?
Các biến chứng bệnh tiểu đường khiến vết thương khó lành, dễ loét và hoại tử. Do đó, tốt nhất là bác và gia đình nên chủ động phòng ngừa để tránh bị thương bằng cách:
- Kiểm tra bàn chân và các vùng dễ bị thương khác hàng ngày.
- Quan tâm đến các vết chai, đặc biệt là ở bàn chân.
- Cắt móng chân, móng tay đúng cách.
- Bảo vệ bàn chân: Luôn mang giày dép kích cỡ phù hợp, tránh đi giày quá chật hoặc cọ xát gây tổn thương chân, tránh tiếp xúc với nước nóng, cẩn thận khi gần đồ vật nóng.
- Vệ sinh và chăm sóc tay, chân: Rửa chân bằng nước ấm (không dùng nước quá nóng), thoa kem dưỡng ẩm khi da quá khô…
- Giữ cho mạch máu được lưu thông tốt nhất: Không ngồi quá lâu, không ngồi vắt chéo chân, không mặc quần áo bó sát, vận động thường xuyên bằng cách đi bộ nhẹ nhàng…
- Kiểm soát tốt đường huyết trong máu: Thuốc tây điều trị tiểu đường sẽ giúp mẹ chị hạ đường huyết nhanh chóng nhưng lại không giúp ổn định đường huyết. Bởi vậy, dù bác đã điều trị theo đúng hướng dẫn của bác sĩ và kiêng khem nghiêm ngặt nhưng vẫn gặp biến chứng loét bàn chân. Do đó, để cải thiện và phòng ngừa biến chứng này, gia đình nên cho bác dùng thêm BoniDiabet + của Mỹ để ổn định đường huyết hiệu quả.
BoniDiabet + - Sản phẩm từ thiên nhiên giúp đẩy lùi biến chứng bệnh tiểu đường!
BoniDiabet + là sản phẩm nhập khẩu từ Mỹ. Với công thức toàn diện kết hợp tinh tế các thảo dược, nguyên tố vi lượng và các thành phần quý khác giúp làm lành vết thương đồng thời giúp hạ và ổn định đường huyết hiệu quả.
Cụ thể, công thức toàn diện của sản phẩm bao gồm:
- Các thảo dược giúp hạ đường huyết: Dây thìa canh, mướp đắng, hạt methi. Đây là những thảo dược kinh điển được sử dụng lâu đời cho bệnh nhân tiểu đường nhờ tác dụng giúp hạ đường huyết hiệu quả. Ngoài ra, BoniDiabet + còn được bổ sung quế giúp hạ mỡ máu, phòng ngừa các biến chứng trên tim mạch.
- Nhóm nguyên tố vi lượng: Kẽm, magie, selen, chrom. Các nguyên tố vi lượng này là thành phần của enzyme tham gia chuyển hóa đường trong cơ thể, được chứng minh có tác dụng giúp hạ và ổn định đường huyết, cải thiện và ngăn ngừa hiệu quả các biến chứng bệnh tiểu đường.
- Thảo dược giúp vết thương, vết loét chóng lành: Lô hội.
- Acid alpha lipoic, Vitamin C, Folic acid kết hợp với nhau giúp ngăn ngừa biến chứng tiểu đường trên tim mạch, thần kinh, phòng ngừa tai biến, bảo vệ vi mạch đáy mắt và cầu thận.
Công thức đột phá của BoniDiabet +
Các thành phần trên đều được chiết xuất hoàn toàn từ thiên nhiên nên rất an toàn, không có tác dụng phụ. Đặc biệt, hiệu quả của BoniDiabet + đã được kiểm nghiệm lâm sàng tại bệnh viện Y học cổ truyền Hà Đông. Kết quả kiểm nghiệm cho thấy 96,67% bệnh nhân tiểu đường có cải thiện tốt và khá sau 3 tháng sử dụng BoniDiabet +, đồng thời không xuất hiện bất kỳ tác dụng phụ nào với người dùng.
BoniDiabet + - Xua tan nỗi lo biến chứng bệnh tiểu đường của hàng vạn người Việt!
Nhờ hiệu quả vượt trội, BoniDiabet + đã giúp hàng vạn người bệnh sống vui khỏe trở lại, không còn nỗi lo biến chứng bệnh tiểu đường.
Chú Trần Văn Thạch (55 tuổi) ở số 8 đường Phan Ngọc Nhân, phường Minh An, Tp. Hội An, Quảng Nam, điện thoại: 0779.424.837
Chú Trần Văn Thạch (55 tuổi)
Chú Thạch chia sẻ: “Chú bị tiểu đường từ 2019. Lúc đó, chú thấy người thường xuyên mệt mỏi, mặc dù bản thân ăn nhiều nhưng lại nhanh đói và bị tụt hẳn 10 ký chỉ trong vòng 3 tháng. Chân tay thì tê bì và đau nhức như bị kim châm, lắm lúc còn giật giật nữa. Về sau, chú còn bị mất cảm giác ở chân, lấy móng tay véo vào chân mà chẳng thấy đau đớn gì, thỉnh thoảng nhìn xuống lòng bàn chân còn thấy xuất hiện vết loét mà chẳng rõ loét từ bao giờ. Mỗi lần như vậy chú phải vào viện để xử lý vết loét và uống cả tuần thuốc thì mới hết. Chú đi khám thì chỉ số đường huyết đã lên tới 10.8 mmol/l. Chú uống thuốc tây đầy đủ nhưng biến chứng bệnh vẫn vậy, người vẫn mệt mỏi, tưởng xỉu đến nơi.”
“Mọi chuyện đã đổi khác khi chú dùng BoniDiabet + của Mỹ ngày 4 viên kết hợp với thuốc tây. Chỉ sau 1 tháng, đường huyết của chú đã giảm xuống chỉ còn 7.1 mmol/l, người khỏe hẳn lên. Sau 4 lọ, đường huyết đã về an toàn và ổn định ở mức 6.8 mmol/l; tình trạng nhanh đói, tê buốt chân tay cũng giảm hẳn. Chú thử cấu vào chân thì đã thấy cảm giác đau rồi, kể từ đó chẳng còn vết loét nào nữa. Bác sĩ thấy đường huyết ổn định nên đã giảm bớt liều thuốc tây cho chú. Bệnh ổn định nên chú đã lấy lại được cân nặng, tất cả là nhờ BoniDiabet + đấy!
Chú Phạm Bá Phong, 60 tuổi, ở ấp Phú Hưng, xã Phú Thuận, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre, điện thoại: 0976.771.401
Chú Phong chia sẻ hiệu quả sản phẩm BoniDiabet +
“Chú nghĩ mình bị bệnh tiểu đường cũng lâu rồi, đợt đó tự dưng chú ăn nhiều, khát nhiều mà lại sụt hẳn 7kg. Kỳ lạ ở chỗ, chú bị vết xước nhỏ thôi mà mãi nó không lành, lại còn chảy nước ra nữa. Chú đi khám thì mới biết mình bị tiểu đường, đường huyết lúc đó lên tới 371 mg/dl. Chú uống thuốc đều đặn nhưng đường huyết nó vẫn ở ngưỡng cao, vết thương mãi chả lành lại, khổ lắm!”
“Thế mà mọi chuyển đã đổi khác khi chú gặp BoniDiabet + của Mỹ. Chú uống liều 4 viên mỗi ngày chia 2 lần kèm với thuốc tây. Chú uống được 2 tháng thì đường huyết xuống còn 126 mg/dl. Người chú khỏe khoắn trở lại, không còn thấy khát nhiều nữa, cân nặng cũng được hồi phục. Nếu có vết thương nào thì sau vài ngày nó đã mọc da non rồi. Sau 3 tháng, đường huyết của chú ổn định chỉ ở mức 110 mg/dl thôi, tất cả là nhờ BoniDiabet + đấy!”
Hy vọng đến đây, chị Hằng đã giải đáp được thắc mắc của mình và tìm ra cách vượt qua biến chứng bệnh tiểu đường cho người thân. Nếu còn băn khoăn nào khác, chị vui lòng liên hệ trực tiếp với chuyên gia qua số điện thoại 1800.1044 hoặc 0984.464.844 trong giờ hành chính. Chúc chị và gia đình sức khỏe!
XEM THÊM: