Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800 1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Tiểu đường thai kỳ (đái tháo đường) và 7 thông tin quan trọng nhất

Thứ tư, 02-10-2019 15:12 PM

Tiểu đường thai kỳ hay đái tháo đường ở bà bầu là một tình trạng rối loạn nội tiết bất thường rất dễ xảy ra với phụ nữ khi mang thai. Tình trạng này có nguy hiểm không ? Nguyên nhân, triệu chứng là gì ? Cách điều trị và phòng ngừa như thế nào? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ở bài viết này để có được câu trả lời nhé !

 

tiểu đường thai kỳ

 

1. Tiểu đường thai kỳ là gì ?

Một dạng đặc biệt của bệnh tiểu đường chỉ xảy ra ở nữ giới khi mang thai được gọi là đái tháo đường thai kỳ. Tình trạng này thường xảy ra vào cuối thời kỳ thai nghén (khoảng tháng thứ 3).

Không hiếm để có thể gặp một phụ nữ có bầu bị tiểu đường. Theo ước tính của hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) thì xấp xỉ 7% số phụ nữ mang thai gặp phải tiểu đường thai kỳ (con số này dao động trong khoảng từ 1-14% tùy thuộc vào từng chủng tộc người trên thế giới)

Giống như các dạng tuýp 1 và tuýp 2, đái tháo đường thai kỳ cũng sẽ ảnh hưởng đến khả năng sử dụng đường glucose của cơ thể và khiến cho đường huyết tăng cao.

 

2. Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ

Các dấu hiệu, triệu chứng “kinh điển” để nhận biết được bệnh tiểu đường là tiểu tiện nhiều, khát nhiều, uống nhiều, đói nhiều, ăn nhiều, sụt cân, mệt mỏi bất thường không rõ nguyên nhân…

Tuy nhiên với bệnh tiểu đường thai kỳ thì lại rất khó nhận biết qua các biểu hiện này. Nguyên nhân là bởi:

+Đói nhiều, ăn nhiều là triệu chứng thường gặp ở các sản phụ vì cơ thể phải nuôi dưỡng thêm thai nhi nên nhu cầu về dinh dưỡng sẽ cao hơn.

+Đi tiểu nhiều là dấu hiệu cũng rất khó phân biệt vì dễ nhầm với nguyên nhân gây ra do thai nhi chèn ép lên bàng quang.

+Mệt mỏi bất thường là biểu hiện mà bà bầu bình thường nào cũng có.

Chính vì vậy để nhận biết, phát hiện được bệnh tiểu đường thì cách tốt nhất là chị em nên đi khám định kỳ sức khỏe, đo đường huyết thường xuyên. Nếu đường huyết đo được tăng cao vượt qua mức bình thường thì có nghĩa là chị em đã mắc đái tháo đường thai kỳ rồi đấy !

 

Mời các bạn xem thêm:  Chuyên gia lý giải vì sao dây thìa canh là khắc tinh bệnh tiểu đường

 

3. Nguyên nhân gây tiểu đường thai kỳ

Nguyên nhân của bệnh đái tháo đường thai kỳ ở phụ nữ là do khi mang thai, nhau thai sản xuất ra một số loại hormon và có vài hormon có tính kháng insulin.

Trong quá trình tiêu hóa thức ăn, hệ tiêu hóa phân giải các chất carbohydrats và chuyển hóa thành các phân tử đường glucose. Các phân tử glucose này có vai trò tạo ra năng lượng cho cơ thể.

Tuy nhiên glucose được hấp thu vào máu sau khi ăn lại không thể đi vào được tế bào để sản sinh ra năng lượng do không có sự hỗ trợ của insulin. Các insulin có tác dụng mở khóa tế bào để nhận đường phục vụ cho cơ thể và đồng thời duy trì nồng độ glucose trong máu ở mức thích hợp.

Khi nhau thai phát triển càng lớn, nhất là ở những tháng cuối thì lượng hormon sản xuất ra càng nhiều và càng khiến cho tác dụng của insulin giảm sút.

Thông thường thì tuyến tụy sẽ phản ứng bằng cách tăng cường sản xuất insulin để bù đắp lại nhưng khả năng này là có giới hạn. Và khi tuyến tụy không thể đáp ứng được nữa thì sẽ sinh ra bệnh tiểu đường.

 

4. Bệnh tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không ?

Thực tế thì tình trạng tiểu đường thai kỳ có thể tự mất đi sau khi sinh em bé khoảng 6-8 tuần. Tuy nhiên nếu không phát hiện được mà cứ để bệnh phát triển trong quá trình mang thai thì cả mẹ và bé đều có nguy cơ gặp phải những hậu quả nghiêm trọng.

Những hậu quả mà tiểu đường có thể gây ra với sản phụ là:

+Nguy cơ sảy thai cao, dễ bị sinh non, không đủ tháng.

+Tiền sản giật, phù chân, phù tay, tăng huyết áp, bệnh tim mạch.

+Dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu.

Còn với bé thì đái tháo đường thai kỳ có thể ảnh hưởng xấu như:

+Nguy cơ thai to, sinh khó, dễ bị tổn thương sau khi sinh.

+Một số bệnh: đa hồng cầu, tụt đường huyết, hạ canxi máu, vàng da…

+Dị tật một số cơ quan, bộ phận trong cơ thể.

Hơn nữa chị em phụ nữ cũng cần phải đặc biệt chú ý vì tiểu đường thai kỳ chính là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu gây ra tiểu đường tuýp 2 mạn tính về sau này.

 

Mời các bạn xem thêm:  Hết lo bệnh tiểu đường nhờ BoniDiabet

 

5. Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì ?

Một số lưu ý về chế độ ăn uống cho phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ là:

+Giảm hàm lượng của các thức ăn chứa nhiều tinh bột, nhiều đường, thực phẩm chứa nhiều chất béo xấu xuống mức thấp.

+Thay vào đó là tăng cường hàm lượng chất đạm, chất xơ, rau xanh, hoa quả, trái cây ít ngọt lên.

+Các loại thực phẩm tốt nên ăn là: trứng, yến mạch, cá, thịt gà bỏ da, hoa quả tươi, quả mọng, các loại rau xanh…

+Các loại thực phẩm không tốt cần phải hạn chế là: thức ăn nhanh, chế biến sẵn, đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ, đồ uống chứa nhiều đường, các loại bánh kẹo, đồ uống chứa cồn…

 

6. Cách phòng tránh tiểu đường thai kỳ

Trong thời gian mang thai, sản phụ phải luôn kiểm soát đường huyết của mình bằng cách kiểm tra định kỳ hoặc mua máy đo đường huyết, nhất là với những phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao.

Cách phòng tránh bệnh tiểu đường thai kỳ tốt nhất là ăn uống hợp lý kết hợp với tập luyện đều đặn khoa học:

+Khi mang thai, chị em cần chú ý ăn uống hợp lý, cân bằng để vừa cung cấp đủ dưỡng chất cho cả hai mẹ con vừa tránh đường huyết tăng lên quá cao. Sản phụ nên ăn làm nhiều bữa trong ngày (khoảng 5-6) bữa, tránh “no dồn đói góp”. Đồng thời không nên ăn quá nhiều đồ ngọt, thức ăn có hàm lượng đường cao.

+Đồng thời chị em cũng nên thường xuyên đi lại, vận động nhẹ nhàng, tập các bài tập dành cho bà bầu để giúp cơ thể khỏe mạnh, giúp đường dễ dàng vận chuyển đến tế bào và cũng để giảm nguy cơ bị thừa cân, đau lưng, chuột rút, phù nề, táo bón…

Bên cạnh đó thì bà bầu cũng chú ý hạn chế những căng thẳng stress, lo lắng, suy nghĩ nhiều không cần thiết… vì đó cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường.

 

7. Điều trị tiểu đường thai kỳ như thế nào ?

Nếu phát hiện tiểu đường thai kỳ càng sớm thì việc điều trị sẽ càng dễ dàng và nhanh chóng đạt được hiệu quả. Với tình trạng tăng đường huyết nhẹ thì bà bầu sẽ được chỉ định phương pháp chữa bệnh bằng điều chỉnh lại chế độ ăn uống và chế độ sinh hoạt trước.

Bác sỹ chuyên khoa sẽ hướng dẫn chị em về cách chọn thực phẩm, thực đơn ăn uống hằng ngày cùng với việc tập luyện phù hợp sao cho hiệu quả nhất để đưa chỉ số đường huyết về mức an toàn bình thường.

Nếu như sau khi thực hiện các điều chỉnh về lối sống như trên mà nồng độ đường huyết vẫn ở mức cao gây nguy hiểm thì sẽ cần phải dùng đến các thuốc điều trị.

Một số loại thuốc cho các bà bầu bị tiểu đường có thể được chỉ định là: Insulin, metformin, thuốc nhóm sulfamid, nhóm acarbose… Tùy thuộc vào từng trường hợp và các biểu hiện của người bệnh mà bác sỹ sẽ kê đơn thuốc phù hợp. 

 

Nhìn chung, tiểu đường thai kỳ có thể tự hết sau khi sinh con, tuy nhiên những phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ nếu không kiểm soát tốt đường huyết thì không chỉ gây ra nhiều biến chứng trong quá trình mang thai, mà còn liên quan tới khả năng mắc tiểu đường của mẹ sau này, hay sự khởi phát của hội chứng chuyển hóa, hơn thế nữa là bé cũng có khả năng mắc tiểu đường và hội chứng chuyển hóa sau này Tiểu đường là bệnh mạn tính, khoa học hiện nay chưa có phương pháp nào điều trị khỏi hẳn. Mục tiêu điều trị tiểu đường là giúp hạ đường huyết về mức an toàn và duy trì ổn định để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh. Tuyệt đối không sử dụng thuốc tây bừa bãi, không có sự hướng dẫn của bác sĩ vì điều đó có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên người bệnh tiểu đường cần hiểu rõ rằng việc sử dụng thuốc tây y điều trị tiểu đường là thuốc độc bảng B, do đó có rất nhiều tác dụng phụ gây suy giảm chức năng gan thận... và chỉ hạ đường huyết mà không ổn định nên không ngăn ngừa được biến chứng bệnh tiểu đường. Do đó, sau khi cai sữa cho bé xong mà vẫn mắc bệnh tiểu đường, bên cạnh việc xây dựng chế độ sinh hoạt điều độ kết hợp luyện tập thể dục thể thao hợp lý, dùng thuốc theo liệu trình của bác sĩ, các chuyên gia khuyên bạn nên sử dụng thêm thảo dược thiên nhiên vừa an toàn, vừa giúp hạ và ổn định đường huyết, ngăn ngừa biến chứng bệnh tiểu đường hiệu quả .

 

Mướp đắng -  Dược liệu "quý" cho người bệnh tiểu đường

Mướp đắng hay còn gọi là khổ qua, tên khoa học: Momordica charantia L., thuộc họ bầu bí (Cucurbitaceae).

Theo y học cổ truyền, mướp đắng có vị đắng (khổ), tính hàn, không độc, tốt cho kinh tâm, can, phế, vị.

Nhiều nghiên cứu khoa học trên thế giới đã chỉ ra rằng trong mướp đắng có chứa các chất charantin, polypeptid-P và vicine có tác dụng tương đương insulin và có vai trò giúp hạ đường huyết, cải thiện và ức chế dung nạp đường của tế bào, từ đó ổn định đường huyết và ngăn chặn sự phát triển, biến chứng của tiểu đường.

Với những công năng tuyệt vời trên, mướp đắng là thảo dược số 1 mà người bệnh tiểu đường nên sử dụng.

 

BoniDiabet - Bí quyết chiến thắng bệnh tiểu đường.

BoniDiabet có thành phần chính là mướp đắng phối hợp cùng các thảo dược kinh điển cho bệnh tiểu đường như dây thìa canh, hạt methi, lô hội, quế. Với thành phần 100% thảo dược thiên nhiên nên người bệnh tiểu đường sử dụng BoniDiabet rất an toàn, không tác dụng phụ. Đặc biệt, chỉ duy nhất trên thị trường hiện nay có BoniDiabet bổ sung trong công thức thêm được các nguyên tố vi lượng magie, chrom, selen...- đây mới là chìa khóa "thần kỳ" giúp ổn định đường huyết, giúp giảm và ngăn ngừa biến chứng của bệnh tiểu đường trên tim, gan, thận, mắt, thần kinh trung ương, làm lành vết thương, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, đục thủy tinh thể.

Đặc biệt, sản phẩm BoniDiabet đã được kiểm nghiệm lâm sàng tại BV y học cổ truyền Hà Đông, kết quả tốt và khá chiếm tỷ lệ cao 96,67%.

BoniDiabet hàng chính hãng được nhập khẩu nguyên hộp từ Mỹ và Canada.

Phân phối rộng rãi trên toàn quốc bởi công ty Botania (1 trong 5 công ty phân phối thực phẩm bảo vệ sức khỏe lớn nhất hiện nay), địa chỉ: 169 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội, điện thoại: 1800.1044 – 0984.464.844 - 18001044. Năm 2019, công ty Botania vinh dự lần thứ 4 liên tiếp nhận được cúp vàng danh giá “Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng” do PGS.TS Trần Đáng, Chủ tịch Hiệp hội thực phẩm chức năng Việt Nam trao tặng.

BoniDiabet - Không còn nỗi lo bệnh tiểu đường

 

Mời các bạn xem thêm:  Có BoniaDiabet - Chiến thắng bệnh tiểu đường, quá đơn giản!

 

 

Đặt câu hỏi cho bác sĩ

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800 1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniDiabet+ 60v

405.000đ

BoniDiabet+ 30v

230.000đ

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800 1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc