Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800 1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm? Và giải pháp giữ đường huyết luôn ổn định ở ngưỡng an toàn

Thứ năm, 20-08-2020 16:11 PM

Mục lục [Ẩn]

 

    Đường huyết cao khiến người bệnh tiểu đường (đái tháo đường) dễ gặp phải những biến chứng kinh hoàng và đây cũng là nguyên nhân làm tỷ lệ tử vong khi mắc căn bệnh này ngày một tăng cao. Để giảm thiểu những biến chứng đó, người tiểu đường cần phải nắm rõ về bệnh, biết được đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm và giải pháp nào giúp đường huyết luôn ổn định ở ngưỡng an toàn? Để giải đáp toàn bộ những câu hỏi đó, mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây.

 

Đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?

Đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?

 

Chỉ số đường huyết là gì?

    Chỉ số đường huyết viết tắt là GI (glycemic index) được định nghĩa là giá trị chỉ nồng độ glucose có trong máu, nồng độ này được đo bằng đơn vị là mmol/L hoặc mg/dl. Chỉ số đường huyết giúp xác định nồng độ glucose trong máu, từ đó đánh giá được người bệnh đang ở mức bình thường, tiền đái tháo đường hay đang bị đái tháo đường.

Chỉ số đường huyết an toàn đối với người bình thường như sau:

  • Đường huyết bất kỳ : < 140 mg/dL (7,8 mmol/l).
  • Đường huyết lúc đói: < 100 mg/dL (< 5,6 mmol/l).
  • Sau bữa ăn: < 140 mg/dl (7,8 mmol/l).
  • HbA1C: < 5,7 %.

    Nguyên nhân khiến cho lượng đường huyết ở người bình thường không tăng cao hay hạ thấp quá mức là do cơ chế tự điều hòa trong cơ thể. Khi đường huyết thấp thì cơ thể sẽ tăng tiết hormon glucagon và ngược lại khi đường huyết cao thì cơ thể sẽ tăng tiết hormon insulin.

    Tuy nhiên khả năng tự điều hòa đường huyết của cơ thể chúng ta là có giới hạn, nếu như không có lối sống sinh hoạt ăn uống hợp lý và khoa học thì sớm muộn gì các vấn đề bất thường cũng sẽ xảy đến – đó chính là nguyên nhân dẫn tới bệnh tiểu đường typ 2.

 

Đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?

    Lượng đường trong máu được coi là nguy hiểm khi nồng độ đường huyết hạ xuống quá thấp hay tăng quá cao so với mức bình thường. Cụ thể:

  • Đường huyết quá thấp

   Khi đường huyết lúc đói sẽ hạ xuống dưới 70 mg/dL (3,9 mmol/L), bạn sẽ được các bác sĩ chẩn đoán mắc phải chứng hạ đường huyết quá mức với các triệu chứng điển hình như: cơ thể run rẩy, đổ mồ hôi, đói, chóng mặt, mắt có thể mờ đi…

  • Đường huyết tăng cao

    Nếu lượng đường trong máu cao hơn 126 mg/dL (7 mmol/L) khi đói hoặc hơn 180 mg/dL (10 mmol/L) trong khoảng 1 – 2 giờ sau ăn thì bạn cần cảnh giác với căn bệnh đái tháo đường. Bạn nên đến bệnh viện kiểm tra sớm để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.

   Bởi nếu đường huyết quá cao sẽ gây ra các biến chứng cấp như hôn mê nhiễm toan ceton, hôn mê tăng áp lực thẩm thấu,…Và tình trạng này kéo dài mà không có biện pháp nào giúp đưa đường huyết về ngưỡng an toàn thì bạn sẽ có nguy cơ gặp phải những biến chứng vô cùng nguy hiểm của bệnh như suy thận, mù lòa, tim mạch, tai biến, … thậm chí tử vong.

 

Các phương pháp kiểm tra chỉ số đường huyết

    Việc kiểm tra chỉ số đường trong máu giúp bạn biết được khi nào đường huyết của mình thấp, khi nào mức đường huyết lên quá cao và đang nằm trong vùng nguy hiểm để từ đó có sự điều chỉnh hợp lý về thuốc thang, chế độ ăn uống sinh hoạt nhằm hạn chế được những biến chứng không mong muốn xảy ra.

    Để  kiểm tra đường huyết bạn có thể thực hiện tại nhà hoặc tới các cơ sở y tế.

Kiểm tra đường huyết tại nhà

Với phương pháp này sẽ tiện lợi hơn cho người bệnh nhưng bạn phải lưu ý:

  • Cần chọn loại máy đo đường huyết uy tín, chất lượng, chuẩn xác để đảm bảo kết quả đo được là chính xác.
  • Thời điểm đo đường huyết tốt nhất là lúc đói, sau ăn 8 tiếng, ngay sau khi thức dậy và chưa ăn uống gì. Không đo đường huyết ngay sau bữa ăn.
  • Đảm bảo vệ sinh tuyệt đối ở nơi trích máu trước và sau khi thử.
  • Nếu đường huyết ở mức nguy hiểm, hãy tới ngay các cơ sở y tế.

 

Kiểm tra đường huyết tại nhà rất dễ dàng

Kiểm tra đường huyết tại nhà rất dễ dàng

 

Kiểm tra tại các cơ sở y tế

   Để có thể chẩn đoán bệnh tiểu đường, các bác sĩ sẽ nhận định thông qua các loại xét nghiệm sau:

  • Xét nghiệm nồng độ đường huyết lúc đói.
  • Xét nghiệm dung nạp glucose.
  • Xét nghiệm Hemoglobin A1C.
  • Xét nghiệm nồng độ đường huyết ngẫu nhiên (lúc không đói).

    Sau khi có kết quả chính xác chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường, bạn cần nghe theo lời khuyên của bác sĩ về cách điều trị và sinh hoạt, kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý để kiểm soát đường huyết tốt.

 

Một số phương pháp kiểm soát đường huyết ở ngưỡng an toàn

    Để duy trì đường huyết ổn định ở ngưỡng an toàn, các bạn hãy thực hiện một số lưu ý sau:

  • Sử dụng thuốc đúng theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu gặp tác dụng phụ, hãy liên hệ với bác sĩ để được điều chỉnh đơn thuốc.
  • Đo đường huyết tại các thời điểm cố định trong ngày và ghi vào cuốn sổ ghi chép. Nó sẽ cho phép bạn biết lượng đường huyết trong máu của bạn là ở giá trị bao nhiêu.
  • Giữ chế độ ăn khoa học và tập thể dục thường xuyên là thói quen dài hạn giúp kiểm soát đường huyết. Cụ thể:
  1. Bạn nên lựa chọn rau, ngũ cốc, các loại đậu và các sản phẩm từ sữa ít chất béo. Những thực phẩm này luôn là nhóm chất cung cấp nhiều loại vitamin, khoáng chất và chất xơ tốt cho sức khỏe.
  2. Hạn chế đường và tinh bột: Sử dụng nhiều những thực phẩm chứa chất này sẽ khiến đường huyết của bạn không thể về ngưỡng an toàn, thậm chí có thể ở mức nguy hiểm. Hãy lưu ý: Cắt giảm đồ uống có chứa đường kể cả nước ngọt đóng chai, nước ép hoa quả hoặc các loại nước uống tăng lực, cà phê đóng sẵn, bánh kẹo và các món tráng miệng có vị ngọt đậm đà. Hạn chế thực phẩm chứa nhiều tinh bột như cơm, phở, bún, bánh mì trắng
  3. Cắt giảm chất béo có trong thực phẩm: Bạn nên lựa chọn các thực phẩm có chứa ít chất béo từ động vật, thay vào đó là tăng cường chất béo thực vật như dầu oliu, dầu hướng dương, dầu hạt cải…
  • Cần tự tìm hiểu kiến thức về cách xử lý khi đường huyết dao động nhiều, quá cao hay quá thấp.
  • Ngưng hút thuốc lá.
  • Nếu được chẩn đoán mắc đái tháo đường (tiểu đường), bạn cần phải biết cách tự chăm sóc và theo dõi bệnh hằng ngày.

 

Lựa chọn thực phẩm tốt cho người bệnh tiểu đường

Lựa chọn thực phẩm tốt cho người bệnh tiểu đường

 

Lời khuyên của chuyên gia dành cho bệnh nhân tiểu đường

  Theo TS.BS Nguyễn Thị Vân Anh - Nguyên Trưởng Khoa Nội - Bệnh viện YHCT Trung Ương:

    “Với bệnh nhân tiểu đường, để đưa đường huyết về ngưỡng an toàn nhanh nhất đó là sử dụng thuốc tây. Tuy nhiên thuốc tây chính là con dao hai lưỡi, giúp hạ đường huyết rất nhanh nhưng lại cực kỳ nhiều tác dụng phụ, đặc biệt nếu sử dụng lâu dài sẽ ảnh hưởng tới chức năng gan, thận.

     Đồng thời, thuốc tây không giúp ổn định đường huyết nên người bệnh sẽ gặp tình trạng tụt đường huyết hoặc có lúc đường huyết lên quá cao, điều này dẫn tới khả năng dễ gặp phải biến chứng tiểu đường.

   Vì thế, chúng tôi thường khuyên bệnh nhân nên kết hợp thêm những sản phẩm từ thiên nhiên, vừa an toàn lại hiệu quả hạ và ổn định đường huyết rất tốt. Và một trong những sản phẩm được chúng tôi đánh giá cao là BoniDiabet + của Mỹ”.

 

Mời các bạn cùng lắng nghe chia sẻ của TS.BS Vân Anh về giải pháp giúp kiểm soát đường huyết ổn định

   

BoniDiabet + – Giải pháp từ thảo dược giúp hạ và ổn định đường huyết an toàn

Tác dụng của BoniDiabet + được mang tới nhờ những nhóm thành phần sau đây:

Nhóm thảo dược như:

  • Dây thìa canh: Có tác dụng làm giảm đường huyết, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, làm giảm mỡ máu.
  • Mướp đắng: Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, làm giảm đường huyết, ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường trên võng mạc, các bệnh lý thần kinh ngoại biên, làm lành vết thương, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, đục thủy tinh thể.
  • Hạt methi:Giúp giảm đường máu, làm giảm những triệu chứng như mệt mỏi, khát nước, đi tiểu nhiều lần, suy yếu và sụt cân. Hạt methi ngăn ngừa biến chứng của bệnh tiểu đường trên tim, gan, thận, võng mạc, các bệnh lý thần kinh ngoại biên, làm lành vết thương, các bệnh lý thần kinh ngoại biên, đục thủy tinh thể, làm giảm mỡ máu.

Nhóm nguyên tố vi lượng như:

  • Crom: Crom giúp ngăn ngừa biến chứng của tiểu đường trên tim mạch, thần kinh.
  • Magie: Thiếu Mg làm người bệnh tiểu đường dễ gặp các biến chứng như chuột rút cơ bắp, run cơ, tăng nhịp tim, rối loạn nhịp tim, tê bì chân tay và biến chứng trên thần kinh.
  • Selen: Giúp hạ đường huyết, lập lại cân bằng đường huyết trong cơ thể. Đồng thời selen giúp ngăn ngừa biến chứng của bệnh tiểu đường như bệnh võng mạc, đục thủy tinh thể, bệnh lý thần kinh và biến chứng trên mạch máu…
  • Kẽm: Nhờ tác dụng chống oxy hóa và hạ đường huyết, kẽm giúp phòng ngừa biến chứng tim mạch nguy hiểm do tiểu đường. Nghiên cứu tại Phần Lan đăng trên Tạp chí Diabetes Care cho thấy người tiểu đường có nồng độ Kẽm trong máu thấp có nguy cơ cao bị nhồi máu cơ tim và tử vong do bệnh tim.

Acid alpha lipoic: Có tác dụng giúp ngăn ngừa biến chứng của bệnh tiểu đường, bảo vệ vi mạch ở đáy mắt và cầu thận trước nguy cơ mù mắt và suy thận, chống tác hại trên thần kinh ngoại biên do tình trạng đường huyết dao động.

    Như vậy BoniDiabet + vừa có khả năng giúp hạ và ổn định đường huyết về ngưỡng an toàn, đồng thời còn giúp ngăn ngừa biến chứng của bệnh tiểu đường trên tim, gan, thận, mắt, thần kinh và hỗ trợ giảm mỡ máu.

 

Thành phần của BoniDiabet

Thành phần của BoniDiabet +

 

Tác dụng của BoniDiabet + đã được chứng minh qua nghiên cứu lâm sàng:

    Nghiên cứu được thực hiện tại bệnh viện Y học cổ truyền Hà Đông, Hà Nội từ tháng 5/2016 đến tháng 8/2016 bởi Ths.Bs. Vũ Văn Hoàng (giám đốc bệnh viện) và các bác sĩ khác về tác dụng hỗ trợ điều trị tiểu đường của BoniDiabet + được đánh giá trên các phương diện:

  • Triệu chứng của tiểu đường: cảm giác khát và đi tiểu
  • Chỉ số đường huyết
  • Chỉ số HBA1C

    Kết quả kiểm nghiệm cho thấy: BoniDiabet + có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giúp giảm Glucose máu và chỉ số HBA1C, làm giảm các biến chứng của bệnh tiểu đường. Kết quả tốt và khá chiếm tới 96.67% đồng thời không xuất hiện những triệu chứng không mong muốn trong quá trình thử nghiệm.

    Không những thế, năm 2014,  2018 và 2021, BoniDiabet + vinh dự được lựa chọn là một trong những sản phẩm tiêu biểu nhận giải thưởng “Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng” do PGs.Ts Trần Đáng – chủ tịch VAFF trao tặng. Giải thưởng nhằm tôn vinh những sản phẩm có chất lượng tốt, an toàn với cộng đồng.

    BoniDiabet được hàng triệu bệnh nhân tiểu đường tin dùng và đánh giá cao. Dưới đây là chia sẻ của bệnh nhân đã dùng sản phẩm

Chú Nguyễn Thiện Thức (63 tuổi, tổ 1A, khu phố 1, phường Vân Cơ, tp Việt Trì, tỉnh Phú Thọ), điện thoại: 0962.239.013

 

Chú Nguyễn Thiện Thức

 

    “Chú bị tiểu đường từ năm 2016 với triệu chứng ăn nhiều, tiểu nhiều, sụt 7 cân liền, đi khám thì đường huyết đã lên tới 18.5, được bác sĩ kê đơn thuốc tây và tiêm insulin nhưng đường huyết lại thất thường có lúc 3.9 có lúc lên 8.1.

   Chú bị biến chứng mất cảm giác, tê bì chân tay, thần kinh suy nhược nhưng may mắn thay từ ngày biết tới và sử dụng BoniDiabet +, không những người khỏe, những triệu chứng và biến chứng đã thuyên giảm nhiều mà đường huyết cũng về được ổn định chỉ 5.8-6.3, bác sĩ bảo chú không cần tiêm insulin nữa.”

    Hi vọng những thông tin trên đây sẽ giúp các bạn biết được mức đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm cũng như các biện pháp để đưa đường huyết về ngưỡng an toàn và ổn định. Nếu vẫn còn những thắc mắc về bệnh tiểu đường hay sản phẩm BoniDiabet +, mời các bạn gọi tới số 1800 1044 hoặc 0984 464 844 giờ hành chính để được các dược sĩ tư vấn cụ thể.

 

XEM THÊM:

 

Đặt câu hỏi cho bác sĩ

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800 1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniDiabet+ 60v

405.000đ

BoniDiabet+ 30v

230.000đ

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800 1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc