Hà thủ ô có hai loại: đỏ và trắng. Tuy nhiên, hà thủ ô đỏ mới là vị thuốc đúng dùng trong Đông y. Theo y học cổ truyền Trung Quốc, loại củ này là vị thuốc quan trọng trong nhiều bài thuốc bổ.
Nhiều nghiên cứu đã công nhận, hà thủ ô có tác dụng với nhiều bệnh lý như rụng tóc, tóc bạc sớm. Chúng còn được dùng để hỗ trợ điều trị đau lưng dưới, yếu khớp gối, yếu cơ, liệt nửa người, tinh thần hồi hộp, chóng mặt, mất ngủ, suy nhược thần kinh, tăng cholesterol máu và xơ vữa động mạch. Ngoài ra, hà thủ ô còn có thể giúp chống lão hóa, tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể, giúp nhuận tràng, điều chỉnh lượng đường trong máu.
Rất nhiều người biết đến hà thủ ô nhờ công dụng trẻ hóa mái tóc của loại củ này. Hà thủ ô đỏ có hình dạng tương tự củ khoai lang, bề ngoài nhiều chỗ lồi lõm, cứng, khó bẻ. Miếng cắt ngang bên trong màu hồng, giữa thường có lõi gỗ cứng. Hà thủ ô đỏ có nhiều bột màu nâu hồng, không mùi, vị đắng chát.
Nếu đang dùng hà thủ ô trị bệnh, bạn nên hạn chế ăn huyết động vật, củ cải, các loại gia vị như hành, tỏi. Người bị táo bón, tiêu chảy nhiều không nên dùng hà thủ ô. Bạn cần bảo quản hà thủ ô đã chế biến ở nơi khô thoáng, tránh ẩm mốc vì khi bị mốc, chúng sẽ gây hại cho gan và thận.
Bạn có thể sử dụng hà thủ ô dưới dạng thuốc sắc, thuốc tán, thuốc viên đều có hiệu quả. Để trị tóc bạc, khỏe gân xương, người ta sử dụng bài thuốc sau:
– 600g hà thủ ô đỏ, 600g hà thủ ô trắng ngâm với nước vo gạo bốn ngày đêm, cạo bỏ vỏ. Đậu đen đãi sạch, cho một lượt hà thủ ô, một lượt đậu đen vào chõ, đồ chín rồi bỏ đậu lấy hà thủ ô phơi khô, rồi lại đồ. Tiếp tục làm như vậy chín lần rồi lấy hà thủ ô sấy khô, tán bột. Việc này nhằm tận dụng chất antycyanidin trong đậu đen để giảm tính chát và gây táo bón trong hà thủ ô.
– 600g xích phục linh và 600g bạch phục linh, cạo vỏ, tán bột, đãi với nước trong đến khi sạch, lọc lấy bột lắng, nắm lại, tẩm với sữa mẹ rồi phơi khô.
– 320g ngưu tất tầm rượu khoảng một ngày, thái mỏng, đồ cùng hà thủ ô với đậu đen vào ba lần đồ cuối.
– 320g đương quy, 320g câu kỷ tẩm rượu, phơi khô, 320g thỏ ty tử tẩm rượu giã nát, phơi khô.
– 100g bổ cốt chi trộn với vừng đen, sao khô đến lúc thấy mùi thơm.
Sau khi chế biến xong, giã nát, trộn đều các vị thuốc trên, cho thêm mật ong rồi vo thành viên 0,5g, chia thành ba lần uống trong ngày, mỗi lần 50 viên. Người dùng nên uống thuốc buổi sáng bằng rượu, trưa uống với nước gừng, tối dùng với nước muối.
BoniHair - Kết hợp hà thủ ô với thành tựu của y học hiện đại
Theo các bác sĩ của trường đại học Brandford ( Anh) thì nguyên nhân gây nên tóc bạc là do sự tích tụ H2O2 ( Hydro peroxide) trong chân tóc, H2O2 làm tẩy trắng tóc, làm giảm lượng sắc tố melanin của tóc, làm tóc nhanh bạc. Catalase là một enzyme chống oxy hóa, một phân tử catalase có thể phân hủy hàng triệu phân tử H2O2 do đó ngăn cản quá trình hình thành tóc bạc và giảm nguy cơ tóc bạc sớm.
Ứng dụng cả y học cổ truyền và y học hiện đại, 2 thành phần chính của sản phẩm BoniHair là enzyme catalase và hà thủ ô, giúp hỗ trợ làm đen tóc, làm đen lại tóc từ chân tóc.
Bên cạnh đó, Bonihair còn chứa các thảo dược ngăn rụng tóc như quả cọ lùn, rễ tầm ma, cỏ lúa mạch, cỏ roi ngựa cùng các vitamin, nguyên tố vi lượng nuôi dưỡng tóc.
Nhờ vậy, BoniHair giải quyết cả 2 vấn đề lớn nhất của mái tóc là bạc tóc và rụng tóc.
BoniHair là sản phẩm của nhà máy J&E International corp – Mỹ thuộc tập đoàn đa quốc gia Viva Nutraceuticals – tập đoàn sản xuất dược phẩm và thực phẩm chức năng uy tín hàng đầu thế giới. Tại Việt Nam, BoniHair được phân phối rộng rãi ra các nhà thuốc tây bởi công ty Botania, 1 trong 5 công ty nhập khẩu và phân phối thực phẩm chức năng hàng đầu Việt Nam
Mời các bạn xem thêm :
- Có BoniHair hết lo tóc bạc, nỗi muộn phiền khiến bạn già trước tuổi!
-
Phục hồi mái tóc khô sơ bằng mặt nạ mật ong
sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh