Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800 1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Tìm hiểu về bệnh mất ngủ ở phụ nữ mang thai

Thứ sáu, 06-12-2019 14:24 PM

 

  Tình trạng mất ngủ ở phụ nữ mang thai là một chứng bệnh khá phổ biến, là nỗi ám ảnh của nhiều bà bầu. Khi mang thai mà gặp phải chứng bệnh mất ngủ sẽ khiến cơ thể bà bầu rất mệt mỏi, đặc biệt là vào những tháng cuối của thai kỳ. Cùng tìm hiểu về bệnh mất ngủ ở phụ nữ mang thai qua bài viết dưới đây nhé.

 

 

 

Nguyên nhân khiến cho phụ nữ mang thai bị mất ngủ

 

Vào những tháng đầu của thai kỳ, khi cơ thể người mẹ phải huy động máu và oxy để hình thành nhau thai và nuôi dưỡng bào thai, sẽ khiến các bà bầu mệt mỏi, do đó sẽ muốn ngủ nhiều hơn. Tuy nhiên, khi đến giữa và cuối thai kỳ, bà mẹ có nguy cơ phải đối mặt với chứng mất ngủ, nguyên nhân là vì:

 

  • Hệ tiêu hóa trong giai đoạn mang thai thường hoạt động kém và yếu hơn so với bình thường. Thức ăn lưu lại trong dạ dày và ruột lâu hơn, gây ra chứng khó tiêu, ợ nóng và táo bón. Bên cạnh đó, thai nhi ngày càng phát triển sẽ ép vào dạ dày, đẩy thức ăn từ dạ dày lên thực quản, gây ra tình trạng trào ngược dạ dày. Đến cuối thai kỳ, áp lực của thai nhi lên dạ dày và ruột già ngày càng tăng. Đồng thời, sự thay đổi hormone trong cơ thể cũng gây ra những vấn đề liên quan đến tiêu hóa và dẫn đến chứng mất ngủ ở phụ nữ mang thai.

 

  • Khi mới mang thai, do tác động của các hormone làm hơi thở chậm và sâu, bà bầu thường cảm thấy hít thở khó hơn bình thường. Khi thai nhi ngày càng lớn, dạ con ép lên cơ hoành, khiến cơ hoành giảm bớt cử động, gây khó khăn trong việc hít thở. Điều này khiến bà bầu phải hít thở sâu và nhiều để lấy oxy, từ đó dẫn đến việc bà bầu thở ra nhiều carbon dioxide hơn bình thường, làm thấp mức carbon dioxide trong máu, do đó, làm tăng thở nông càng cảm thấy khó chịu hơn, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng nghỉ ngơi và giấc ngủ.

 

  • Em bé ngày càng phát triển và bụng ngày càng to sẽ khiến các bà bầu khó tìm một tư thế ngủ thích hợp để có thể ngủ ngon, ngủ sâu giấc.

 

  • Khi mang thai, nhịp tim của phụ nữ tăng để bơm máu nhiều hơn đến dạ con, do đó tim phải làm việc mệt hơn bình thường rất nhiều.

 

  • Trong suốt quá trình mang thai, thận phải làm việc thêm 30-50% để lọc thêm khối lượng máu, điều này làm cho lượng urê tăng vọt và bàng quang phải chứa nhiều nước tiểu hơn. Khi thai nhi càng lớn và chèn ép bàng quang, khiến người mẹ khó chịu và phải đi tiểu thường xuyên, ngay cả ban đêm. Đây chính là nguyên nhân lớn gây ra chứng mất ngủ ở phụ nữ mang thai.

 

  • Tình trạng lo lắng, căng thẳng về sự phát triển của thai nhi, hoặc kinh tế gia đình khi chuẩn bị đón thêm một thành viên mới. Những áp lực, khó khăn trong công việc hàng ngày, hoặc các mối quan hệ xã hội, quan hệ vợ chồng không như mong muốn… những nguyên nhân này đều có thể khiến bà bầu ngủ không ngon giấc.

 

  • Vào giai đoạn cuối thai kỳ, bà mẹ thường bị chuột rút đột ngột ở đùi, bắp chân khiến bà bầu phải thức giấc vì đau. Ngoài ra, lưng và chân phải gánh trọng lượng cơ thể, chịu đựng sức nặng của em bé nên khiến người mẹ bị đau vùng lưng, đây là nguyên nhân gây ra chứng mất ngủ ở phụ nữ mang thai.

 

Những ảnh hưởng xấu của mất ngủ gây ra với bà bầu

 

Khi mang thai, giấc ngủ của bà bầu có thể thay đổi như sau:

 

  • Ba tháng đầu tiên và thứ hai của thai kỳ: Trong giai đoạn này tình trạng mất ngủ khi mới mang thai là do các hormone thay đổi, trong đó nồng độ progesterone tăng lên, khiến chất lượng giấc ngủ bị giảm. Bà bầu thường mệt mỏi hơn vào ban ngày, do đó cần ngủ nhiều hơn.

 

  • Ba tháng cuối của thai kỳ: Vào giai đoạn này chất lượng giấc ngủ bị giảm sút do mang thai làm tăng giấc ngủ nông. Bà bầu thức giấc vào ban đêm nhiều hơn và tổng thời gian ngủ trong ngày giảm xuống.

 

    Phụ nữ trong giai đoạn mang thai nếu mất ngủ triền miên có thể gặp vấn đề về giấc ngủ sau này, khi bé được sinh ra, người mẹ chưa thích nghi với lịch sinh hoạt của bé, tạo ra nhiều thách thức đối với giấc ngủ của người mẹ.

 

   Có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, nếu phụ nữ mang thai gặp vấn đề về giấc ngủ, như mất ngủ hoặc ngủ kém, có thể dẫn đến các triệu chứng trầm cảm hoặc nặng hơn có thể phát sinh trầm cảm sau khi sinh. Khi giấc ngủ của phụ nữ mới sinh bị gián đoạn nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng đến việc gắn kết hoặc chăm sóc em bé, hoặc thậm chí ảnh hưởng đến hành vi và cảm xúc của người mẹ đối với con.

 

Cách cải thiện giấc ngủ ở phụ nữ mang thai

 

Những cách dưới đây sẽ giúp cải thiện chứng mất ngủ ở phụ nữ mang thai:

 

  • Tăng cường nhóm thực phẩm giàu vitamin B như các loại rau lá xanh, ngũ cốc nguyên cám có thể giúp cải thiện triệu chứng mất ngủ ở phụ nữ mang thai.

 

  • Phụ nữ khi mang thai cần tránh ăn no trước khi đi ngủ, nên ăn tối cách giờ đi ngủ từ 2 đến 3 giờ để cơ thể có thời gian tiêu hóa thức ăn.

 

  • Hạn chế tối đa việc sử dụng các thực phẩm, đồ uống gây kích thích như cà phê, trà, socola, nhất là vào buổi tối đối với các bà bầu. 

 

  • Nên chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ, khi ăn nên ăn chậm, nhai kỹ để dạ dày không bị quá sức, tránh tình trạng bị ợ nóng.

 

  • Bà bầu nên tránh uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ để hạn chế việc thức giấc đi tiểu đêm, gây ra chứng mất ngủ ở phụ nữ mang thai.

 

  • Để ngủ ngon hơn, bà bầu có thể nằm ngủ nghiêng sang bên trái, đầu gối uốn cong và chân gác lên cao. Tư thế này giúp làm giảm áp lực lên tĩnh mạch chân, hạn chế tình trạng phù nề, đồng thời tăng lượng cung cấp máu cho tim, giảm hội chứng huyết áp thấp và có lợi cho việc cải thiện tuần hoàn máu huyết của nhau thai.

 

  • Tập luyện thể dục nhẹ nhàng, đều đặn lúc mang thai không chỉ tốt cho việc lưu thông khí huyết mà còn giúp làm giảm stress. Điều này không những cải thiện chuột rút mà còn giúp cho giấc ngủ của bà bầu tốt hơn.

 

  • Sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý, nên có những giấc ngủ ngắn trong ngày (có thể vào buổi sáng và buổi trưa), khoảng từ 30 - 60 phút để tăng khả năng nhanh nhạy, trí nhớ tốt hơn và giảm triệu chứng mệt mỏi trong thai kỳ. Lưu ý, bà bầu không nên ngủ nhiều vào ban ngày vì sẽ gây khó ngủ vào ban đêm. Có thói quen đi ngủ và thức dậy đúng giờ sẽ hạn chế triệu chứng mất ngủ ở phụ nữ mang thai.

 

  • Bà bầu trước khi đi ngủ có thể tắm nước ấm pha thêm một ít tinh dầu để tinh thần thư thái, hoặc uống một ly sữa ấm ... Ngâm chân trước khi ngủ vào nước gừng và muối ấm, lá hương nhu, lá sả sẽ giúp mạch máu lưu thông và dễ ngủ hơn, giảm chứng mất ngủ khi mang thai.

 

      Nếu tình trạng mất ngủ nghiêm trọng, phụ nữ mang thai nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và kê đơn thuốc nếu cần thiết. Tuyệt đối không sử dụng thuốc ngủ bừa bãi, không có sự hướng dẫn của bác sĩ vì điều đó có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên người mất ngủ cần hiểu rõ rằng việc sử dụng thuốc ngủ tây y chỉ trị phần ngọn chứ không thể điều trị tận gốc tình trạng mất ngủ. Việc sử dụng thường xuyên hoặc quá liều sẽ gây tác hại rất lớn cho sức khỏe như mệt mỏi, suy giảm trí nhớ..nguy hiểm nhất là sẽ gây nghiện, lệ thuộc thuốc. Do đó, sau khi cai sữa cho bé xong mà vẫn bị mất ngủ, bên cạnh việc xây dựng chế độ sinh hoạt điều độ kết hợp luyện tập thể dục thể thao hợp lý như trên, các chuyên gia khuyên bạn nên sử dụng thảo dược thiên nhiên vừa an toàn, vừa giúp trị tận gốc chứng mất ngủ hiệu quả .

 

Cây nữ lang - Thảo dược "vàng" cho người bệnh mất ngủ

 

    Cây nữ lang có tên khoa học là Valeriana officinalis L,  thuộc họ Valerianaceae, là một loài thực vật bản địa sống lâu năm ở các nước châu Âu, châu Á và Bắc Mỹ. Loài cây này đã được công nhận là cây thuốc và đưa vào Dược điển các nước Châu Âu, Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ…

 

    Theo các nghiên cứu khoa học, thành phần có tác dụng quan trọng nhất của cây nữ lang là acid Valerenic và các dẫn xuất Valepotriates. Chúng gắn kết vào thụ thể GABA (acid quan trọng duy trì hoạt động của não bộ, giấc ngủ) nên giúp ngăn chặn căng thẳng và bất an đến vùng thần kinh trung ương. Điều này giúp giảm kích thích thần kinh trung ương, từ đó giúp bệnh nhân dễ ngủ hơn. Đặc biệt, khác với các nhóm thuốc an thần gây ngủ Tây y, sử dụng nữ lang lâu dài hoàn toàn an toàn, không gây ra tác dụng phụ như: gây nghiện, lệ thuộc, suy giảm tập trung, giảm trí nhớ và suy giảm hoạt động thể chất.

 

     Hiện nay, cây nữ lang đã được sử dụng qua đường uống là dạng bào chế tiện lợi và có tác dụng giúp trị mất ngủ hiệu quả nhất.

 

BoniSleep - Chìa khóa giải quyết tận gốc bệnh mất ngủ

 

    BoniSleep phối hợp hoàn hảo nữ lang với 100% thành phần toàn các thảo dược quý khác như lạc tiên, ngọc trai, hoa cúc, sâm Ấn Độ, 5-HTP , Lactium, GABA…nên giúp trị mất ngủ cực tốt. Với thành phần 100% thiên nhiên cùng công nghệ bào chế mới từ Mỹ và Canada giúp BoniSleep luôn an toàn với người bệnh, không tác dụng phụ.

 

    BoniSleep có công dụng:

- Giúp thư giãn tế bào thần kinh, giảm lo âu, căng thẳng.

- Giúp an thần, tạo giấc ngủ ngon, giúp người bệnh mất ngủ dễ đi vào giấc ngủ, ngủ sâu, không còn tình trạng thức giấc giữa đêm.

- Đặc biệt BoniSleep còn giúp người bệnh sáng thức dậy luôn có tinh thần minh mẫn, người khỏe khoắn.

 

BoniSleep - Sản phẩm giúp trị mất ngủ số 1 tại Mỹ và Canada.

     BoniSleep được phân phối rộng rãi trên toàn quốc bởi công ty Botania - địa chỉ: 204H Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội, điện thoại: 1800.1044 – 0984.464.844 - 18001044.

 

    Trên đây là toàn bộ thông tin về chứng bệnh mất ngủ ở phụ nữ mang thai và phương thức giúp trị mất ngủ hiệu quả. Hy vọng rằng, với những gì được chia sẻ trong bài viết, bạn đọc sẽ có thêm những kiến thức bổ ích về sức khỏe.

 

>>> Xem thêm:

 

 

Đặt câu hỏi cho bác sĩ

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800 1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniSleep+ 30V

405.000đ

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800 1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc