Ngủ là nhu cầu cơ bản, thiết yếu của cơ thể. Khi bị mất ngủ, mọi hoạt động bên trong cơ thể bị xáo trộn và biểu hiện ra bên ngoài bằng những phản ứng, triệu chứng tiêu cực. Trong một số trường hợp, người bệnh có thể lấy lại giấc ngủ ngon dễ dàng. Tuy nhiên, đa số trường hợp vô cùng khổ sở khi bị mất ngủ liên tục trong thời gian dài, cho dù đã làm đủ mọi cách. Việc hiểu rõ về bệnh sẽ giúp bạn lấy lại được giấc ngủ ngon của mình. Vậy mất ngủ là gì, nguyên nhân triệu chứng và cách điều trị như thế nào? Câu trả lời chính xác có trong bài viết ngay sau đây. Mời các bạn cùng đón đọc.
Mất ngủ là gì, nguyên nhân triệu chứng và cách điều trị như thế nào?
Bạn đã thực sự hiểu về chứng giấc ngủ?
Nhiều người nghĩ đơn giản mất ngủ là không ngủ được. Nhưng nếu hiểu rõ, bạn sẽ biết được mất ngủ có rất nhiều dạng, đó là:
- Khó đi vào giấc ngủ, trằn trọc mãi không ngủ được.
- Ngủ chập chờn, không sâu giấc, hay mộng mị, dễ bị tỉnh do tác động từ bên ngoài.
- Khi bị tỉnh giấc sẽ rất khó hoặc không thể ngủ trở lại.
- Giấc ngủ ngắn, thời gian ngủ ngắn hơn so với thời gian ngủ trung bình của độ tuổi, thậm chí là thức trắng đêm.
- Ngủ dậy thấy người mệt mỏi, uể oải.
Khi gặp 1 hoặc nhiều vấn đề về giấc ngủ như trên có nghĩa là bạn đã bị mất ngủ.
Một giấc ngủ chất lượng là giấc ngủ sâu, ngon, dễ vào giấc ngủ, không mộng mị, giấc ngủ đủ dài, khi tỉnh dậy cảm thấy khoan khoái, dễ chịu về cả thể chất và tinh thần.
Dựa trên thời gian mất ngủ, bệnh phân loại thành mất ngủ cấp tính (bị mất ngủ chưa đến 1 tháng) và mất ngủ mãn tính (tình trạng mất ngủ xuất hiện hơn 3 đêm trong 1 tuần và kéo dài trên 1 tháng). Nếu không có phương pháp điều trị mất ngủ cấp tính sớm, bệnh sẽ dễ dàng chuyển sang mất ngủ mãn tính. Khi đó, việc lấy lại giấc ngủ trở nên khó khăn hơn rất nhiều.
Mất ngủ gây ra nhiều hậu quả khôn lường trên sức khỏe và tinh thần
Ngủ là khoảng thời gian cơ thể được nghỉ ngơi, phục hồi chức năng cơ thể, giúp con người lấy lại tinh thần, sức khỏe. Ngay sau một đêm mất ngủ, người bệnh đã cảm nhận rất rõ những thay đổi tiêu cực của cơ thể. Khi mất ngủ kéo dài, người bệnh sẽ gặp phải rất nhiều hậu quả trên sức khỏe, tinh thần, cuộc sống và sắc đẹp.
Tác hại trên sức khỏe:
Người bệnh dễ gặp các vấn đề trên tim mạch (tăng huyết áp, tăng nhịp tim, tiềm ẩn nguy cơ đột quỵ…), tăng nguy cơ ung thư và các bệnh lý thần kinh (Đau đầu, suy giảm trí nhớ, căng thẳng, stress, rối loạn lo âu…).
Mất ngủ là nguyên nhân gây khởi phát và kéo dài bệnh trầm cảm. Ngược lại, trầm cảm cũng gây mất ngủ, làm tình trạng mất ngủ trở nên trầm trọng hơn. Hai bệnh này tác động qua lại với nhau, tạo thành vòng xoáy bệnh lý rất khó điều trị.
Mất ngủ ảnh hưởng nhiều đến hệ tim mach
Tác hại trên công việc và cuộc sống
Mất ngủ làm giảm khả năng tập trung và ghi nhớ, giảm hiệu suất công việc. Khi công việc bị ảnh hưởng, người bệnh sẽ bị stress. Cộng thêm với tình trạng stress do không ngủ được, bệnh mất ngủ sẽ ngày càng tồi tệ hơn.
Mất ngủ ảnh hưởng nhiều đến công việc
Mất ngủ ảnh hưởng đến sắc đẹp
Mất ngủ làm đẩy nhanh quá trình lão hóa da, khiến người bệnh trông già nhanh hơn ít nhất 2 tuổi so với bình thường. Ngoài ra, mất ngủ làm tăng tình trạng viêm, mụn, quầng thâm ở mắt, khiến thần sắc kém tươi. Không chỉ vậy, mất ngủ còn làm người bệnh tăng cân, tăng mỡ thừa do cơ thể tăng tiết các hormon kích thích thèm ăn.
Mất ngủ làm đẩy nhanh quá trình lão hóa da
Với những tác hại trên, bạn không thể xem thường tình trạng mất ngủ mà phải có phương pháp lấy lại giấc ngủ ngay từ bây giờ. Bởi nếu để mất ngủ kéo dài, tác hại càng nặng nề và việc điều trị cũng trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Để lấy lại giấc ngủ ngon, trước hết bạn cần biết được nguyên nhân mất ngủ của mình là gì?
Nguyên nhân mất ngủ là gì?
Có rất nhiều nguyên nhân gây mất ngủ, đó là:
Mất ngủ do tuổi tác
Có thể dễ dàng nhận thấy ở người cao tuổi, thời gian ngủ sẽ ngắn đi. Người già khó vào giấc ngủ hơn, dễ bị tỉnh giấc hơn và số người bị mất ngủ nhiều hơn. Nguyên nhân là do khi lớn tuổi, các hormon quan trọng của giấc ngủ bị giảm dần. Trong đó quan trọng nhất là hormon tăng trưởng (HGH). HGH là hormon quan trọng trong việc điều hòa, tái tạo giấc ngủ sinh lý.
Theo nghiên cứu của Dr. Rudman tại trung tâm Y khoa của Đại học Wincosin những người đàn ông và phụ nữ ngoài 30 tuổi và những người lớn tuổi hơn thường có những báo động về hàm lượng HGH hàng ngày. Người 61 tuổi giảm hơn 80% lượng HGH so với người trẻ 21 tuổi.
Người cao tuổi bị mất ngủ do thiếu hụt hormon tăng trưởng HGH
Mất ngủ do bị stress
Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây mất ngủ ở những người trẻ tuổi và trung tuổi. Khi bị stress, thần kinh luôn trong trạng thái căng thẳng, huyết áp, nhịp tim tăng… Các tín hiệu nghỉ ngơi không đến được não bộ nên hệ thần kinh vẫn hoạt động tích cực. Điều đó khiến người bệnh khó hoặc không thể đi vào giấc ngủ.
Mất ngủ khiến stress nặng thêm, càng stress mất ngủ càng nghiêm trọng. Cứ như vậy, mất ngủ và stress tạo thành một vòng xoắn bệnh lý khiến việc lấy lại giấc ngủ trở nên vô cùng khó khăn.
Stress là nguyên nhân mất ngủ hàng đầu ở người trẻ tuổi
Các nguyên nhân mất ngủ khác
- Mất ngủ do bệnh lý: Khi mắc một số bệnh như bệnh gây đau (bệnh xương khớp, gút, suy giãn tĩnh mạch) các bệnh gây tiểu đêm, ho dai dẳng về đêm… sẽ khiến người bệnh dễ bị mất ngủ.
- Mất ngủ do tác dụng phụ của thuốc: Một số thuốc gây tác dụng phụ mất ngủ như thuốc lợi tiểu, thuốc hạ áp, thuốc chống động kinh… sẽ gây ra tình trạng mất ngủ.
- Mất ngủ do tác động của môi trường: Môi trường phòng ngủ quá ồn, quá nóng hoặc quá lạnh, quá sáng, ẩm thấp, thiếu không khí, không gian chật chội… sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
- Mất ngủ do những thói quen xấu cho giấc ngủ: Thói quen dùng thiết bị điện tử, xem phim kinh dị, ăn quá no, tắm nước lạnh, hút thuốc, uống đồ kích thích, ăn đồ khó tiêu… trước khi ngủ sẽ khiến bạn khó ngủ hơn. Với nguyên nhân này, bạn chỉ cần loại bỏ chúng sớm thì giấc ngủ ngon sẽ quay lại. Tuy nhiên, nếu tiếp tục giữ các thói quen đó, mất ngủ liên tiếp trong thời gian dài thì về sau, dù đã loại bỏ hết chúng thì giấc ngủ vẫn không thể quay lại.
Dùng điện thoại trước khi ngủ gây mất ngủ
- Mất ngủ do một số nguyên nhân như làm việc theo ca, thay đổi múi giờ… cũng khiến rối loạn nhịp thức ngủ ngày đêm, từ đó dẫn đến mất ngủ.
Một người có thể gặp một hoặc nhiều nguyên nhân mất ngủ kể trên. Nhưng dù bạn bị mất ngủ do bất kỳ nguyên nhân nào cũng khiến thần kinh bị căng thẳng, stress, stress lại khiến mất ngủ thêm nặng hơn. Vậy làm sao để giấc ngủ ngon quay trở lại?
Cách chữa mất ngủ
Để lấy lại giấc ngủ ngon, trước hết bạn cần nắm được nguyên tắc trị mất ngủ. Sau đó dùng các biện pháp tuân theo các nguyên tắc đó.
Các nguyên tắc cần tuân thủ khi muốn lấy lại giấc ngủ ngon
Thứ nhất: Phải tìm hiểu nguyên nhân gây mất ngủ của mình là gì. Sau đó dùng các biện pháp để loại trừ các nguyên nhân đó.
Thứ hai: Áp dụng nhiều biện pháp: Mất ngủ thường sẽ khó được lấy lại nếu bạn chỉ áp dụng một phương pháp. Hãy sử dụng kết hợp các phương pháp từ việc tạo môi trường ngủ, tạo các thói quen tốt và dùng biện pháp đánh đúng vào nguyên nhân.
Thứ ba: Không lạm dụng thuốc an thần, gây ngủ. Các thuốc an thần gây ngủ sẽ làm ức chế hệ thần kinh trung ương, từ đó tạo nên giấc ngủ ép, khiến cơ thể mệt mỏi, uể oải. Khi dùng trong thời gian dài, chúng gây lệ thuộc và nhờn thuốc, khiến người bệnh buộc phải tăng liều hoặc đổi thuốc. Khi ngừng thuốc sẽ khiến người bệnh bị mất ngủ trở lại, thậm chí là mất ngủ hoàn toàn.
Thứ tư: Giải tỏa căng thẳng, stress là điều buộc phải làm. Như đã trình bày ở trên, mất ngủ sẽ khiến thần kinh bị căng thẳng, người bệnh dễ rơi vào tình trạng stress. Vì vậy, giải tỏa căng thẳng, stress, nuôi dưỡng thần kinh não bộ là điều kiện cần nếu muốn lấy lại giấc ngủ ngon.
Giải tỏa căng thẳng stress là điều kiện cần để lấy lại giấc ngủ ngon
Điều trị mất ngủ như thế nào?
Dựa vào các nguyên tắc trên, để điều trị mất ngủ bạn cần:
- Tập các thói quen tốt cho giấc ngủ: Tập đi ngủ đúng giờ, không dùng các chất kích thích thần kinh trung ương (rượu, chè đặc, cà phê,... ) , không ăn quá no vào buổi chiều tối, không dùng thiết bị điện tử trước khi ngủ, không ngủ ngày quá nhiều.
- Tạo môi trường ngủ với điều kiện nhiệt độ, ánh sáng, âm thanh, độ ẩm và độ thông thoáng thích hợp.
- Điều trị các bệnh lý gây mất ngủ, nói chuyện với bác sĩ của mình nếu bạn đang dùng các loại thuốc có tác dụng phụ là gây mất ngủ.
- Bổ sung thêm một số loại thức ăn nước uống giúp dễ ngủ hơn như trà hoa cúc, chè sen…
- Chỉ dùng hoặc giảm liều thuốc tây khi có chỉ định của bác sĩ.
- Sử dụng sản phẩm BoniSleep để nuôi dưỡng hệ thần kinh, giải tỏa căng thẳng và lấy lại giấc ngủ sinh lý tự nhiên.
Dùng sản phẩm BoniSleep để lấy lại giấc ngủ ngon
BoniSleep là gì và có công dụng như thế nào?
BoniSleep là sản phẩm giúp giải quyết tình trạng mất ngủ do căng thẳng, stress từ các tinh chất tự nhiên.
Thành phần của sản phẩm BoniSleep
BoniSleep là sự kết hợp của các thành phần từ tự nhiên bao gồm:
- Lactium (từ đạm sữa): Giúp nuôi dưỡng, thư giãn hệ thần kinh, tái tạo sức sống của não bộ. Nhờ vậy, lactium sẽ giúp giải tỏa căng thẳng, lo âu và mang đến giấc ngủ sinh lý tự nhiên. Tác dụng này của Lactium đã được chứng minh bởi nghiên cứu của các nhà khoa học soken tại Nhật năm 2006, kết quả cho thấy tất cả người tham gia thử nghiệm đều dễ đi vào giấc ngủ hơn, ngủ sâu hơn, ngon giấc, kéo dài thời gian ngủ, giúp cơ thể tỉnh táo tràn đầy năng lượng vào buổi sáng hôm sau
- Melatonin: Là hormon giấc ngủ được tiết ra bởi tuyến tùng giúp kiểm soát và điều chỉnh chu kỳ giấc ngủ theo nhịp ngày đêm.
- Cây nữ lang, hoa cúc, lạc tiên, hoa bia, ngọc trai: Giúp trấn tĩnh, an thần, giảm bồn chồn lo âu, giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ hơn.
- Magie oxyd, Vitamin B6: Là hai chất quan trọng đối với hệ thần kinh trung ương, giúp làm giảm tính hưng phấn quá mức của hệ giao cảm.
- GABA, L-Theanin, 5-HTP: Giúp não bộ hoạt động bình thường, làm giảm dẫn truyền căng thẳng và bất an đến vùng thần kinh trung ương, giúp thư giãn sâu, làm dịu căng thẳng.
BoniSleep có thành phần toàn diện
Công dụng của BoniSleep
Với các thành phần trên, BoniSleep có những công dụng tuyệt vời trên giấc ngủ như sau:
- An dịu thần kinh, giảm căng thẳng thần kinh, giảm stress, giảm lo âu, giúp dễ ngủ, ngủ sâu và ngon giấc.
- Hỗ trợ điều trị trầm cảm, mất ngủ.
Cơ chế toàn diện giúp lấy lại giấc ngủ ngon của BoniSleep
Với công dụng trên, BoniSleep giúp bạn lấy lại giấc ngủ ngon, sâu do căng thẳng, stress hiệu quả.
BoniSleep có tốt không?
Để kết luận được sản phẩm BoniSleep có tốt hay không, mời các bạn cùng chúng tôi đánh giá trên các phương diện sau đây.
Nguồn gốc xuất xứ của BoniSleep
BoniSleep được sản xuất bởi tập đoàn Viva Nutraceutical có trụ sở chính tại Canada. Tập đoàn có hai nhà máy đạt tiêu chuẩn cGMP đặt tại Canada và Mỹ. Tại hai nhà máy này, BoniSleep được sản xuất bởi công nghệ bào chế Microfluidizer, giúp các thành phần trong BoniSleep có kích thước siêu nhỏ (<70nm). Nhờ đó, sản phẩm được hấp thu tối đa, hiệu quả thu được là cao nhất).
BoniSleep đã đạt tất cả các tiêu chuẩn khắt khe tại Mỹ và Canada, vì vậy bạn hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng của sản phẩm.
BoniSleep là sản phẩm uy tín, được phân phối rộng rãi nhiều năm tại Việt Nam
BoniSleep đã được phân phối nhiều năm tại Việt Nam và được rất nhiều nhà thuốc tây trên cả nước tin tưởng, phân phối. Chỉ các sản phẩm uy tín, chất lượng mới được các nhà thuốc tin tưởng và phân phối trong nhiều năm.
Không chỉ vậy, BoniSleep còn được đánh giá cao bởi các chuyên gia đầu ngành và các tổ chức uy tín. Sản phẩm BoniSleep đã xuất sắc vượt qua hàng ngàn những sản phẩm khác để nhận danh hiệu “huy chương vàng vì sức khỏe cộng đồng” do PGS.Ts Trần Đáng – Chủ tịch Hiệp hội thực phẩm chức năng Việt Nam trao giải.
BoniSleep - Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng
Đã có ai dùng BoniSleep hiệu quả chưa?
Đã có rất nhiều người đã tìm lại được giấc ngủ ngon sau khi dùng BoniSleep. Và không ít trong số đó đã sẵn sàng chia sẻ câu chuyện của mình tới mọi người.
Chia sẻ của Chị Hoàng Thị Mai (39 tuổi) hiện đang là giáo viên trường THPT Ngô Trí Hòa, thị trấn Diễn Châu Nghệ An
Chia sẻ của chị Nguyễn Thị Giang hiện đang làm việc tại Công ty TNHH Phiên Nhiên, Phú Chánh, Tân Uyên, Bình Dương
Bác Đặng Thế Tiều, 70 tuổi ở Tổ 2, TT Việt Lâm, Thụy Xuyên, Hà Giang. ĐT 033.902.4050
Bác Đặng Thế Tiều, 70 tuổi
Bác Tiều chia sẻ: “10 năm mất ngủ là 10 năm khủng khiếp nhất cuộc đời bác. Vì mất ngủ nặng, lại chạy chữa khắp nơi mà vẫn không ngủ được khiến bác từng tuyệt vọng đến mức tự tử. May sao có người phát hiện và đưa bác đi cấp cứu tại bệnh viện Vị Xuyên, nếu không thì…”.
“Tình cờ, bác được một người bạn giới thiệu cho sản phẩm BoniSleep của Canada và Mỹ. Chỉ với 4 viên BoniSleep, đến đêm thứ 2 bác đã ngủ được 5-6 tiếng. Đặc biệt, bác thấy tinh thần sảng khoái, khỏe khoắn vào sáng hôm sau. Về sau bác giảm liều xuống 2 viên/ngày mà giấc ngủ vẫn trọn vẹn như những ngày dùng 4 viên. Đến giờ bác không cần dùng BoniSleep nữa rồi, đêm nào bác cũng ngủ một mạch đến sáng, cuộc sống của bác từ đó đã tươi vui trở lại. Bác cảm ơn BoniSleep nhiều lắm!”.
Lá thư cảm ơn và lời chúc tết của bác Tiều gửi tới tập thể công ty Botania.
Những thông tin trên có lẽ là quá đủ để bạn tự mình đánh giá được sản phẩm BoniSleep có tốt không. Từ đó đưa ra quyết định đúng đắn cho mình.
Cách dùng BoniSleep như thế nào?
Để ngủ ngon với BoniSleep, bạn cần dùng đúng cách như sau:
- Uống liều từ 2-4 viên trước khi ngủ 30 phút. Đồng thời kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý.
Để biết rõ tình trạng của mình nên dùng BoniSleep với liều bao nhiêu viên, ăn uống sinh hoạt như thế nào, bạn vui lòng gọi điện lên tổng đài miễn cước 1800.1044 của công ty phân phối BoniSleep - Công ty Botania để được các dược sĩ tư vấn cụ thể.
Bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh mất ngủ của mình. Và BoniSleep là giải pháp hoàn hảo, giúp bạn lấy lại giấc ngủ ngon một cách an toàn, dễ dàng nhất. Chúc bạn sớm lấy lại được giấc ngủ sâu ngon cho mình.
XEM THÊM:
- Khó ngủ ở người trẻ tuổi: Nguyên nhân và biện pháp khắc phục hiệu quả
- Mất ngủ ở người già: Nguyên nhân và giải pháp