Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800 1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Thế nào là tình trạng ngủ chập chờn, không sâu giấc? Nguyên nhân và giải pháp

Thứ bảy, 06-06-2020 09:56 AM

Mục lục [Ẩn]

 

   Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc giúp cơ thể nghỉ ngơi, phục hồi năng lượng và giúp tinh thần tỉnh táo, duy trì sức khỏe và tinh thần minh mẫn. Tuy nhiên, hiện nay nhiều người phàn nàn về tình trạng ngủ chập chờn, không sâu giấc khiến họ luôn cảm thấy mệt mỏi, lo âu khi thức dậy. Vậy nguyên nhân của tình trạng này là gì, giải pháp cải thiện ra sao? Mời các bạn theo dõi bài viết sau để có câu trả lời nhé.

 

Thế nào là tình trạng ngủ chập chờn, không sâu giấc?

   Giấc ngủ thường trải qua 5 giai đoạn: giai đoạn 1,2,3,4 và giai đoạn ngủ REM xen kẽ giữa 4 giai đoạn.

 

  • Giai đoạn 1: Ngủ không sâu

  Trong thời gian này, bạn sẽ bắt đầu chìm vào giấc ngủ và dễ bị tỉnh giấc. Sau khi bị thức giấc có thể khó ngủ lại được, mãi đến khi quá mệt mới ngủ thiếp đi.

 

  • Giai đoạn 2: Bắt đầu chìm vào giấc ngủ.

  Bạn dần chìm sâu vào giấc ngủ và trở nên tách biệt khỏi những âm thanh và chuyển động xung quanh. Tuy nhiên, người ngủ vẫn có thể bị tỉnh giấc bởi những âm thanh lớn.

 

  • Giai đoạn 3: Ngủ sâu

  Người ngủ rất khó tỉnh, phải có âm thanh to hoặc lay động vào người thì mới tỉnh. Giai đoạn này kéo dài hơn ở thanh niên và ngắn đi ở người già.

 

  • Giai đoạn 4: Ngủ rất sâu

   Đây là giai đoạn ngủ sâu nhất. Tại thời điểm này, người ngủ trải qua quá trình quên lãng.

   Giai đoạn 3 và 4 là giai đoạn ngủ sâu và ngủ ngon nhất của giấc ngủ. Đây là khoảng thời gian bạn hồi phục năng lượng cũng như sửa chữa và phát triển mô cơ.

 

  • Giai đoạn ngủ REM: Xuất hiện trong khoảng 70 - 90 phút sau khi ngủ, sau đó xuất hiện lặp lại khoảng 90 phút giữa mỗi giai đoạn. Ở giai đoạn này nhịp thở gấp gáp hơn, các cơ bắp vùng tay, chân tạm thời trở nên tê liệt.

 

Thế nào là ngủ chập chờn, không sâu giấc?

Thế nào là ngủ chập chờn, không sâu giấc?

 

   Ngủ chập chờn, không sâu giấc thường diễn ra trong giai đoạn 1 và 2 của giấc ngủ. Tình trạng này biểu hiện qua việc thường xuyên bị tỉnh giấc giữa đêm, rất dễ bị đánh thức bởi những yếu tố bên ngoài, ngay cả những âm thanh nhỏ nhất. Và khi đã bị tỉnh giấc, họ thường rất khó ngủ lại. Sau một đêm dài, họ thường có cảm giác mệt mỏi, không thoải mái.

 

  Ngủ chập chờn, không sâu giấc có thể gặp ở mọi lứa tuổi, có thể chỉ xảy ra trong vài ngày, nhưng cũng có khi kéo dài vài tuần, thậm chí lâu hơn.

 

Ngủ chập chờn, không sâu giấc do những nguyên nhân nào?

Ngủ chập chờn, không sâu giấc có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:

 

Căng thẳng, stress kéo dài

   Những căng thẳng trong công việc và cuộc sống hiện đại là nguyên nhân hàng đầu khiến nhiều người gặp phải tình trạng ngủ chập chờn, không sâu giấc. Stress gây áp lực lên các xung thần kinh và não bộ, gây ra các phản ứng nhạy cảm quá độ khiến cơ thể mệt mỏi, giấc ngủ rơi vào trạng thái chập chờn, hay bị tỉnh giấc.

   Căng thẳng kéo dài khiến bạn luôn phải lo âu, suy nghĩ. Vì vậy bạn chỉ đạt được giai đoạn 1,2 của giấc ngủ, không thể đạt được đến trạng thái ngủ sâu nhất. Do đó giấc ngủ của bạn thường chập chờn, không sâu giấc.

 

Ngủ chập chờn do stress kéo dài

Ngủ chập chờn do stress kéo dài

 

Thói quen ăn uống, sinh hoạt không khoa học

   Thường xuyên ăn khuya, ăn nhiều đồ ăn dầu mỡ, sử dụng các chất kích thích như: trà, cà phê… là một trong các nguyên nhân khiến bạn khó ngủ, ngủ không sâu giấc.

  Sử dụng các thiết bị như: tivi, máy tính, điện thoại trước khi đi ngủ sẽ khiến bạn khó ngủ, hay tỉnh giấc. Bởi ánh sáng xanh từ các thiết bị này khiến cơ thể giảm sản xuất hormone melatonin - hormone kiểm soát chu kỳ giấc ngủ.

  Ngoài ra, việc thức khuya, không thức - ngủ vào cùng một giờ mỗi ngày cũng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng giấc ngủ của bạn.

 

Tuổi tác

   Mất ngủ thường gặp ở người già khi bước sang tuổi 60 trở đi. Ở người già, các cơ quan trong cơ thể đều bị lão hóa, trong đó có hệ thần kinh, dẫn đến sự thay đổi chu kỳ thức - ngủ. Đồng thời, hormone tăng trưởng HGH - hormone giúp tái tạo giấc ngủ sinh lý tự nhiên cũng giảm dần theo tuổi tác. Chính vì vậy, tuổi càng cao càng khó ngủ, ngủ ít, ngủ không sâu giấc, dễ bị đánh thức bởi các tác động bên ngoài như tiếng ồn, nhiệt độ phòng ngủ, ánh sáng không phù hợp,...

 

Rối loạn nội tiết tố

   Các bác sĩ cho biết, mất cân bằng nội tiết tố trong thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi, suy giảm sức đề kháng mà còn gây căng thẳng thần kinh, hay cáu gắt, ảnh hưởng nhiều đến giấc ngủ và sức khỏe.

 

Ngủ chập chờn, không sâu giấc có nguy hiểm không?

   Tình trạng ngủ chập chờn, không sâu giấc thường không quá nghiêm trọng. Nó có thể chỉ khiến bạn mệt mỏi, không tỉnh táo, giảm hiệu suất công việc vào ngày hôm sau. Nhưng nếu tình trạng này kéo dài trong nhiều tuần, nhiều tháng thì cơ thể bạn sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe tiêu cực: sút cân, suy nhược, mất ngủ, căng thẳng thần kinh, không thể tập trung, suy giảm trí nhớ…

 

    Từ đó có thể gây ra nhiều bệnh nghiêm trọng khác: bệnh tim mạch, bệnh tiểu đường và tăng cân, bệnh sụt giảm trí nhớ Alzheimer, trầm cảm,...

 

   Chính vì vậy, khi xuất hiện tình trạng này, bạn nên sớm tìm hiểu nguyên nhân và giải pháp khắc phục phù hợp.

 

Cách khắc phục ngủ chập chờn, không sâu giấc hiệu quả

Phần lớn tình trạng ngủ chập chờn, không sâu giấc sẽ được cải thiện tốt nếu khắc phục được những thói quen sinh hoạt không lành mạnh và thực hiện những hoạt động giúp bộ não thư giãn. Dưới đây là một số biện pháp giúp bạn cải thiện chất lượng giấc ngủ của mình một cách hiệu quả.

Tạo thói quen tốt cho giấc ngủ

  • Ngủ sớm

   Thế giới ngày càng phát triển cùng với sự phát triển của mạng internet khiến nhiều bạn trẻ có thói quen ngủ muộn. Cũng nhiều trường hợp vì công việc quá bận rộn nên không thể ngủ sớm. Nhưng giấc ngủ có vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe và cuộc sống của chúng ta. Thức khuya sẽ gây rối loạn nhịp sinh học của giấc ngủ. Lâu dần sẽ khiến bạn ngủ không ngon giấc, hay tỉnh lúc nửa đêm, thậm chí mất ngủ triền miên. Do đó, đừng vì bất cứ lý do gì mà cho phép bản thân đi ngủ muộn. Thời điểm lý tưởng để đi ngủ được cho là trước 11 giờ tối.

 

  • Thức - ngủ đúng giờ

   Bạn nên thức - ngủ hàng ngày đúng giờ. Không nên thức khuya rồi ngủ nướng đến tận trưa, hay ngủ trưa quá nhiều. Tất cả đều ảnh hưởng đến giấc ngủ buổi tối hôm đó của bạn. Theo thời gian, bạn dần khó ngủ, không thể đạt đến trạng thái ngủ sâu nhất của giấc ngủ ban đêm khiến bạn hay bị thức giấc, và rất khó để ngủ lại.

 

  • Tạo không gian ngủ yên tĩnh, thoáng mát, ánh sáng phù hợp

   Việc dọn dẹp phòng ngủ thường xuyên tạo không gian thông thoáng, tắt điện khi đi ngủ góp phần đem đến cho bạn giấc ngủ ngon.

 

  • Thư giãn trước khi đi ngủ

   Trước khi đi ngủ, bạn có thể thư giãn bằng cách đọc sách, nghe nhạc hay thực hiện một vài động tác yoga nhẹ nhàng. Tuyệt đối không nên sử dụng các thiết bị như tivi, điện thoại, máy tính… vì ánh sáng xanh phát ra từ các thiết bị này làm giảm sản xuất Melatonin - là hormone của tuyến tùng giúp điều hòa chu kỳ giấc ngủ và điều hòa nhịp sinh học của cơ thể. Do đó sẽ khiến bạn khó ngủ, ngủ chập chờn, không sâu giấc, thậm chí là trằn trọc suốt đêm.

 

Giải tỏa căng thẳng, stress

  • Làm việc, nghỉ ngơi hợp lý:

   Làm việc quá sức sẽ khiến hệ thần kinh và não bộ bị căng thẳng quá độ. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây trạng thái giấc ngủ chập chờn, không sâu giấc. Vì thế bạn nên duy trì thời gian làm việc mỗi ngày không quá 8 tiếng, chia đều khối lượng công việc cho các ngày trong tuần.

 

   Bạn cũng nên dành khoảng 1-2 giờ đồng hồ trước khi đi ngủ để nghỉ ngơi, thư giãn. Điều đó sẽ giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ hơn.

 

Làm việc, nghỉ ngơi hợp lý

Làm việc, nghỉ ngơi hợp lý

 

  • Giảm bớt gánh nặng, suy nghĩ tích cực

   Trong cuộc sống, bất cứ việc gì cũng có cách giải quyết của riêng nó. Vì thế bạn hãy luôn sống lạc quan, vui vẻ, đừng tự đè nén quá nhiều áp lực lên chính bản thân mình. Chỉ khi tâm trạng thoải mái, không suy nghĩ, không lo âu thì bạn mới có thể có được giấc ngủ trọn vẹn. Bạn hãy thử tâm sự và chia sẻ cùng những người thân yêu những vấn đề khó khăn trong công việc và cuộc sống. Như vậy, bạn sẽ cảm thấy thoải mái và vui vẻ hơn.

 

Thực hiện chế độ ăn uống, tập luyện khoa học

    Một chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động ổn định, hạn chế tình trạng rối loạn giấc ngủ. Bạn nên bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả, hạn chế đồ ăn nhiều chất béo, thức ăn chiên rán, xào nhiều dầu mỡ.

   Các chất kích thích có thể gây rối loạn giấc ngủ: trà, cà phê, rượu bia...thì bạn không nên dùng trong vòng 8 giờ trước khi đi ngủ.

   Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao là một biện pháp giải tỏa căng thẳng rất hiệu quả, giúp bạn có được giấc ngủ ngon và sâu giấc hơn.

 

Sử dụng sản phẩm từ thảo dược thiên nhiên để cải thiện tình trạng ngủ chập chờn, không sâu giấc

   Hiện nay, nhiều sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên ra đời hỗ trợ cải thiện hiệu quả tình trạng ngủ chập chờn, hay tỉnh giấc giữa đêm. Một trong những sản phẩm được nhiều người dùng ưa chuộng là BoniSleep đến từ Mỹ cà Canada.

 

BoniSleep - Giải pháp tìm lại giấc ngủ ngon cho những người ngủ chập chờn, không sâu giấc

 

 

Thành phần của Bonisleep

 

 

Thành phần của Bonisleep

 

  BoniSleep có thành phần 100% từ thảo dược thiên nhiên, rất an toàn, mang lại giấc ngủ trọn vẹn nhanh chóng và không gây lệ thuộc thuốc. Sản phẩm BoniSleep là sự kết hợp hoàn hảo của các thảo dược an thần, trấn tĩnh như: cây nữ lang, hoa cúc, hoa bia, ngọc trai, lạc tiên cùng các nguyên tố vi lượng, các chất dẫn truyền thần kinh như: GABA, L - theanine, 5 - HTP giúp giảm căng thẳng, lo âu, stress.

 

   Đặc biệt, BoniSleep có chứa thành phần Lactium - là hoạt chất được tinh chế từ casein sữa, có tác động như chất nuôi dưỡng hệ thần kinh, giúp thư giãn, tái tạo sức sống não bộ. Từ đó, giúp giảm căng thẳng, lo âu, mang đến giấc ngủ sinh lý tự nhiên, trọn vẹn.

 

   Ngoài ra, sản phẩm có chứa Melatonin - hormone tuyến tùng có tác dụng kiểm soát chu kỳ giấc ngủ, điều hòa nhịp sinh học của cơ thể.

 

   Nhờ công thức toàn diện như vậy, BoniSleep giúp thư giãn, nuôi dưỡng tế bào thần kinh, giảm stress, lo âu, tạo giấc ngủ sâu, êm ái cho người dùng.

 

   Chỉ cần dùng với liều 2-4 viên, trước khi đi ngủ 30 phút, BoniSleep sẽ giúp bạn nhanh chóng lấy lại giấc ngủ êm ái, trọn vẹn cả đêm.

 

Đánh giá Bonisleep

Dưới đây là một số phản hồi của khách hàng đã sử dụng BoniSleep, mời bạn đọc tham khảo:

 

Chú Đào Văn Cảnh, 61 tuổi. Địa chỉ: số 1A, khu phố 5, phường An Lạc, Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh.

 

Chú Đào Văn Cảnh, 61 tuổi

Chú Đào Văn Cảnh, 61 tuổi

 

“Cách đây 4 năm, do suy nghĩ nhiều chuyện bệnh tật, chú rất khó đi vào giấc ngủ, rồi cũng chỉ ngủ lơ mơ được 1 tiếng rồi lại tỉnh đến sáng. Chú dùng nhiều loại thuốc tây, có cả lexomil và mirtazapine, thậm chí cả thuốc thảo dược nhưng giấc ngủ của chú vẫn kém lắm. Đến khoảng tháng 5/2018, chú tình cờ biết đến sản phẩm BoniSleep qua đọc báo. Chú dùng với liều 3 viên vào mỗi tối trước khi ngủ kết hợp với thuốc tây. Dù thời gian đầu chưa ngủ được nhiều, nhưng chú thấy người tỉnh táo, thoải mái hẳn ra. Sau 3 hộp, chú đã ngủ được liền mạch từ 10 giờ đêm đến 5 giờ sáng, bỏ hẳn được thuốc tây. Chú mừng lắm!”

 

Bác Phạm Thị Bích, 70 tuổi. Địa chỉ: số 023, lô K, chung cư Nguyễn Kim, phường 7, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh. Số điện thoại: 0902.363.348.

“Năm 2010, do stress vì công việc của con trai không thuận lợi, cô rất khó ngủ, chỉ ngủ chập chờn, hay tỉnh giấc nhưng lại khó ngủ lại được, có thời gian còn thức trắng đêm. Bác lại có tiền sử bệnh dạ dày nên cũng không dám dùng thuốc tây, chỉ dùng thảo dược: lạc tiên, vông nem nhưng cũng không có tiến triển. Thế rồi có lần tình cờ xem tivi bác biết đến sản phẩm BoniSleep đến từ Mỹ và Canada. Bác dùng BoniSleep với liều 4 viên mỗi tối trước khi đi ngủ. Sau 5 ngày, bác dễ ngủ và ngủ ngon hơn rất nhiều. Dần dần bác ngủ được liền mạch 8 giờ đồng hồ, ngủ ngon và sâu, tinh thần luôn thoải mái, vui vẻ.”

 

Bác Phạm Thị Bích, 70 tuổi.

Bác Phạm Thị Bích, 70 tuổi.

 

Chú Trần Văn Luyện, 67 tuổi. Địa chỉ: số 59, tổ dân phố 5, đường Máng Nước, thị trấn An Dương, huyện An Dương, Hải Phòng. Số điện thoại: 0973.215.915.

“Chú từng bị mất ngủ 22 năm trời, chú luôn suy nghĩ, lo âu, trằn trọc khó ngủ. Chú dùng thuốc ngủ Rotunda thì bị sốc, mệt nhũn người, không chịu nổi. Thế rồi chú đi khám ở Hà Nội và được cho dùng thuốc ngủ tây y, nhưng chỉ ngủ được lơ mơ, sáng dậy mệt mỏi vô cùng. Thật may chú lại đọc được thông tin trên mạng về sản phẩm BoniSleep nên chú mua dùng thử. Chú dùng với liều 4 viên mỗi tối trước khi đi ngủ kèm với thuốc tây y. Sau 10 ngày, chú ngủ được khoảng 5 tiếng nhưng rất ngon và sâu, chú giảm dần liều thuốc tây và bỏ hẳn. Về sau chú ngủ được 7 tiếng liền mạch, người khỏe hẳn ra.”

 

Chú Trần Văn Luyện, 67 tuổi

Chú Trần Văn Luyện, 67 tuổi

 

Hy vọng những thông tin từ bài viết trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng giấc ngủ chập chờn, không sâu giấc. Nếu còn thắc mắc nào khác, bạn vui lòng liên hệ tổng đài 1800.1044 để được tư vấn nhanh nhất. Cảm ơn bạn!

 

XEM THÊM:

Đặt câu hỏi cho bác sĩ

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800 1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniSleep+ 30V

405.000đ

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800 1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc